Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 4 từ đó học tốt môn Sử 10.
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Video giải Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Kết nối tri thức
1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
Giải Lịch sử 10 trang 27 Kết nối tri thức
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức về mối quan hệ của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và quan sát các hình 1, 2, 3.
Trả lời:
Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi,… di sản là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ cho được yếu tố gốc cấu thành di tích, hay phải đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn.
Nếu những di sản văn hóa trên trong quá trình bảo tồn mà không quan tâm đến việc ứng dụng và sử dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng sẽ làm mất những giá trị ban đầu và sẽ bị thay đổi không còn giữ được những giá trị vốn có của nó.
Phương pháp giải:
Xem lại vai trò của sử học sau đó phân tích và liên hệ.
Trả lời:
Giá trị của một di sản thường được thể hiện ở nhiều khía cạnh: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mĩ thuật,… Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.
Giải Lịch sử 10 trang 29 Kết nối tri thức
Phương pháp giải:
Xem lại vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
Trả lời:
Di sản văn hóa vật thể bao gồm nhiều loại hình (thành quách, lăng tẩm, đền, tháp, cung điện, nhà cổ,…), được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau (đất, đá, gạch, gỗ, tre, nứa, lá,…) nên có thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian,… Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người.
Loại hình di sản văn hóa phi vật thể cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mai một. Nhờ công tác bảo tồn di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau (sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn,…) mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Trả lời:
2. Sử học với sự phát triển công nghiệp hóa
Giải Lịch sử 10 trang 30 Kết nối tri thức
Phương pháp giải:
Khai thác tư liệu 1 (tr29) kết hợp với thông tin vai trò của Sử học đối với một số ngành, lĩnh vực Công nghiệp hóa.
Trả lời:
Công nghiệp hóa là lĩnh vực công nghiệp sản xuất và phân phối các loại hang hóa dựa trên sự khai thác và phát huy các giá trị của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Công nghiệp hóa bao gồm: quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.
Tất cả các ngành nghề đề cần sử dụng những chất liệu của lịch sử-văn hóa trong quá trình phát triển.
Phương pháp giải:
Quan sát các hình 6,7 và đọc lại thông tin mục 2a
Trả lời:
Trong thế giới toàn cầu hóa, công nghiệp hóa ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần tăng cường sức mạnh mềm và năng lực cạnh tranh quốc gia, mang lại nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần to lớn.
Sử học đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp hóa.
Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho các ngành như xuất bản, điện ảnh, hiện vật,… và các thành tựu về nghiên cứu lịch sử-văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Phương pháp giải:
Đọc lại thông tin mục 2a
Trả lời:
Theo kết quả công bố của Ngân hàng Thế giới năm 2019, tỉ lệ đóng góp doanh thu của ngành công nghiệp văn hóa (bao gồm các lĩnh vực du lịch văn hóa) đối với tổng doanh thu toàn cầu là xấp xỉ 4.04% và đem lại việc làm chiếm tỉ trọng 2,21% tổng số lao động trên thế giới; lao động trong ngành này có thu nhập cao cấp 2,24 lần so với mặt bằng chung.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức vai trò của các ngành nghề lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học
Trả lời:
Khi công nghiệp văn hóa phát triển đồng nghĩa với việc các thành tựu của Sử học, những tri thức, giá trị về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá, lan tỏa rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn. Nhờ vậy, những giá trị và truyền thống lịch sử- văn hóa tốt đẹp ngày càng được củng cố, truyền lại cho các thế hệ sau.
Mặt khác, sự phát triển của công nghiệp văn hóa đã đóng góp một nguồn lực vật chất đáng kể để tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của các công trình lịch sử-văn hóa.
3. Sử học với sự phát triển du lịch
Giải Lịch sử 10 trang 31 Kết nối tri thức
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch
Trả lời:
Điểm chung của các tư liệu 2,3,4 đề cho thấy những di sản lịch sử văn hóa là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch
Trả lời:
Du lịch văn hóa là một ngành của công nghiệp văn hóa. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, du lịch ngày càng phát huy thế mạnh và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Giải Lịch sử 10 trang 32 Kết nối tri thức
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và thông qua ví dụ
Trả lời:
Trong mối quan hệ tương tác hai chiều, du lịch đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.
Chính nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích, di sản. Đó chính là sự chăm lo và phát huy nguồn lực tối đa của ngành du lịch nói chung và văn hóa nói riêng.
Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo và phục dựng di tích, di sản. Các di sản văn hóa phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dạy và tổ chức trình diễn,…
Luyện tập - Vận dụng
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế:
Hà Nội có Văn Miếu Quốc tử giám, Hồ Gươm, đền Quán Thánh, Hoàng thành Thăng Long,...
Thanh Hóa: Thành nhà Hồ,...
Bắc Ninh: chùa Dâu, đền Sĩ Nhiếp,..
Trả lời:
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế:
- Quê em ở đâu?
- Có khu di tích, di sản nào?
Trả lời:
- Có chương trình múa rối nước đặc sắc, độc đáo, du khách thêm hiểu về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam.
- Đưa nhiều khách tới các điểm di tích nổi tiếng như Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, đền Ngọc Sơn, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, di tích nhà tù Hỏa Lò...
- Hình thành hệ thống các điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, giá trị cao.
- Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn; nâng cao chất lượng các khu, điểm du lịch gắn với di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, làng cổ....
- Xây công trình tương tự với kiến trúc quy mô và hiện đại hơn trên nền di tích cũ.
- Bảo tồn nguyên trạng di tích.
Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bảo tồn di tích đó, ý kiến của em thế nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức bài học và liên hệ
Trả lời:
Nếu được giao nhiệm vụ thì em sẽ bảo tồn nguyên trạng di tích để giữ gìn sự ban đầu trùng tu nhưng không phá đi những sự vốn có của nó, vì sẽ tôn trọng di sản cũng như những người đi trước đã tạo ra nó.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức bài học và liên hệ
Trả lời:
Nếu là một người nhìn xa trông rộng và có tầm nhìn em sẽ lựa chọn lợi ích về văn hóa lịch sử. Những giá trị của văn hóa lịch sử càng tồn tại lâu càng đem đến những giá trị lợi ích to lớn về kinh tế. Những lợi ích kinh tế có giá trị trước mắt nhưng về lâu dài khi xây dựng và phát triển kinh tế khiến ta phải phá vỡ và xóa bỏ những giá trị lịch sử văn hóa thì đến lúc ta tìm lại thì đã không còn những lợi ích lịch sử văn hóa và rất khó có thể lấy lại được. Vì thế, chúng ta đừng để những lợi ích trước mắt nhất thời mà làm mất đi những giá trị lâu dài và có lợi ích về sau. Việc bảo tồn trân trọng và phát huy giá trị văn hóa chính là một các phát triển lợi ích về kinh tế.
Phương pháp giải:
Liên hệ, sưu tầm
Trả lời:
- Lựa chọn: kế hoạch hành động bảo vệ nghệ thuật ca trù
+ Nỗ lực rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm từ các ca nương
+ Tham gia vào câu lạc bộ ca trù tại địa phương
+ Tham gia tổ chức/ biểu diễn ca trù vào các dịp lễ tết, liên hoàn văn nghệ… (theo kế hoạch của câu lạc bộ/ của địa phương)
+ Quảng bá loại hình nghệ thuật ca trù thông qua các trang mạng xã hội như: Fackebook; You tube; Tiktok…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
I. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
a) Mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản
- Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi,... di sản là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ cho được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, hay phải đảm bảo tính xác thực” “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật” của di sản, dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học.
- Giá trị của một di sản thường thể hiện ở nhiều khía cạnh: lịch sử, văn hoá, kiến trúc, mĩ thuật,... Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng.
- Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh của đời sống hiện tại.
b) Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Việt Nam và di sản thiên nhiên
- Đối với loại hình di sản văn hóa vật thể:
+ Di sản văn hoá vật thể gồm nhiều loại hình (thành quách, lăng tẩm, đình, đền, tháp, cung điện, nhà cổ,...), được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau (đất, đá, gạch, gỗ, tre, nứa, lá,...), nên có thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian,...
+ Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.
- Đối với loại hình di sản văn hóa phi vật thể:
+ Loại hình di sản văn hoá phi vật thể cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mai một.
+ Nhờ Công tác bảo tồn di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau (sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn,...) mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Đối với loại hình di sản thiên nhiên: công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.
- Khi di sản được bảo tồn và phát huy giá trị sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ)
II. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa
a) Vai trò của sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa
- Công nghiệp văn hoá là lĩnh vực công nghiệp sản xuất và phân phối các loại hàng hoá dựa trên sự khai thác và phát huy các giá trị của di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.
- Công nghiệp văn hoá ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần tăng cường “sức mạnh mềm” và năng lực cạnh tranh quốc gia, mang lại nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần to lớn.
- Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho các ngành như xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc,... thông qua các nguồn sử liệu (chữ viết, hình ảnh, hiện vật,...) và các thành tựu nghiên cứu về lịch sử - văn hoá của dân tộc và nhân loại.
=> Sử học đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp văn hoá.
b) Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với sử học
- Khi công nghiệp văn hoá phát triển đồng nghĩa với việc các thành tựu của Sử học được quảng bá, lan toả rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn. Nhờ vậy, những giá trị và truyền thống lịch sử - văn hoá tốt đẹp ngày càng được củng cố, truyền lại cho các thế hệ sau.
- Mặt khác, sự phát triển của công nghiệp văn hoá đã đóng góp một nguồn lực vật chất đáng kể để tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của các công trình lịch sử - văn hoá.
III. Sử học với sự phát triển du lịch
a) Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch
- Du lịch văn hoá là một ngành của công nghiệp văn hoá.
- Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, du lịch ngày càng phát huy thế mạnh và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
b) Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa
- Du lịch đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử của các quốc gia:
+ Nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích, di sản.
+ Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lí di tích, di sản. Các di sản văn hoá phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dạy và tổ chức trình diễn,...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Bài 5 : Khái niệm Văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ- trung đại
Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ trung đại
Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại