Luyện tập 3 trang 9 Toán 10: Cho các mệnh đề
P: “a và b chia hết cho c”;
Q: “a + b chia hết cho c”.
a) Hãy phát biểu định lí . Nêu giả thiết, kết luận của định lí và phát biểu định lí này dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ.
b) Hãy phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề rồi xác định tính đúng sai của mệnh đề đảo này.
Phương pháp giải:
Nếu một mệnh đề đúng có dạng đúng, ta nói: P là giả thiết, Q là kết luận hoặc “P là điều kiện cần để có Q” hoặc “Q là điều kiện cần để có P”.
Mệnh đề đảo của mệnh đề là mệnh đề .
Lời giải:
a) Mệnh đề , phát biểu là: “Nếu a và b chia hết cho c thì a + b chia hết cho c.”
Mệnh đề này đúng.
Giả thiết của định lí: a và b chia hết cho c
Kết luận của định lí: a + b chia hết cho c
Phát biểu định lí dưới dạng điều kiện cần là: “ a + b chia hết cho c là điều kiện cần để có a và b chia hết cho c”
Phát biểu định lí dưới dạng điều kiện đủ là: “ a và b chia hết cho c là điều kiện đủ để có a + b chia hết cho c”
b) Mệnh đề đảo của mệnh đề là mệnh đề .
Mệnh đề : “Nếu a + b chia hết cho c thì a và b chia hết cho c”
Mệnh đề này sai.
Chẳng hạn a = 1 và b = 2, c =3. Ta có: , nhưng 1 và 2 không chia hết cho 3.
4. Mệnh đề tương đương
HĐ6 trang 9 Toán 10: Hãy xác định tính đúng sai của mệnh đề sau:
“Một số tự nhiên chia hết cho 5 nếu số đó có chữ số tận cùng bằng 0 hoặc 5 và ngược lại”.
Phương pháp giải:
+ Kiểm tra: tận cùng bằng 0 hoặc 5.
Lời giải:
Mệnh đề này đúng. (Dấu hiệu chia hết cho 5)
Luyện tập 4 trang 9 Toán 10: Phát biểu điều kiện cần và đủ để số tự nhiên n chia hết cho 2.
Phương pháp giải:
Ta nói: “P là điều kiện cần và đủ để có Q” nếu đúng
Lời giải:
Xét hai mệnh đề:
P: “Số tự nhiên n chia hết cho 2”
Q: “Số tự nhiên n có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8”
Ta có: mệnh đề và mệnh đề đều đúng. Vậy mệnh đề tương đương đúng.
Phát biểu dưới dạng cần và đủ: “Số tự nhiên n có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 là điều kiện cần và đủ để có số tự nhiên n chia hết cho 2”
Xem thêm lời giải Toán 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: