Với giải Câu 4 trang 64 Vở bài tập Toán lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Đại lượng tỉ lệ nghịch giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong Vở bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải VBT Toán lớp 7 Bài 8: Đại lượng tỉ lệ nghịch
Câu 4 trang 64 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Có ba bánh răng a, b, c ăn khớp nhau (Hình 4). Số răng của mỗi bánh răng a, b, c theo thứ tự là 24; 18; 12. Cho biết mỗi phút bánh răng c quay được 18 vòng. Tính số vòng quay trong một phút của mỗi bánh răng a và b.
Lời giải:
Ta có thể tóm tắt đề bài như sau:
Số răng của bánh răng (x) |
x1 = 24 |
x2 = 18 |
x3 = 12 |
Số vòng quanh trong một phút (y) |
y1 = ? |
y2 = ? |
y3 = 18 |
Ở đó, y1, y2 lần lượt là số vòng quay mà bánh răng a, b quay được trong một phút. Do số răng và số vòng quay trong một phút của mỗi bánh răng là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có: x1 . y1 = x2 . y2 = x3 . y3 = 12 . 18 = 216.
Do đó, y1 = 216 : 24 = 9 và y2 = 216 : 18 = 12.
Vậy số vòng quay trong một phút của mỗi bánh răng a và b lần lượt là 9 vòng và 12 vòng.
Xem thêm lời giải Vở bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 62 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức …………. hay …………… (với a là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo ……………………
Câu 2 trang 62 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì:
Câu 1 trang 63 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Một công nhân theo kế hoạch cần phải làm 1 000 sản phẩm.
Câu 1 trang 65 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Giá trị của hai đại lượng x, y được cho bởi bảng sau: