Nội dung bài viết
Với Giải toán lớp 7 trang 74 Tập 1 Chân trời sáng tạo tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải Toán 7 trang 74 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Vận dụng 1 trang 74 Toán lớp 7: Em hãy cho biết khi cân thăng bằng thì kim ở vị trí nào của ^AOB(Hình 4)
Phương pháp giải:
Tia phân giác của một góc là tia xuất phát từ đỉnh của góc, đi qua một điểm trong của góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau
Lời giải:
Khi cân thăng bằng thì kim là tia phân giác của ^AOB
2. Cách vẽ tia phân giác
HĐ 2 trang 74 Toán lớp 7: Trong Hình 5, nếu tia Oz là tia phân giác của ^xOy thì số đo của ^xOy bằng bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Nếu tia Oz là tia phân giác của ^xOy thì ^xOz=^zOy và ^xOy=^xOz+^zOy
Lời giải:
Vì tia Oz là tia phân giác của ^xOy nên ^xOz=^zOy và ^xOy=^xOz+^zOy
Như vậy, ^yOz=32∘ nên ^xOy=^xOz+^zOy = 32∘+32∘=64∘
Chú ý:
Nếu tia Oz là tia phân giác của ^xOy thì ^xOz=^zOy=12.^xOy
Thực hành 2 trang 74 Toán lớp 7: Vẽ một góc có số đo bằng 60 ∘ rồi vẽ tia phân giác của góc đó.
Phương pháp giải:
Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy
Bước 1: Vẽ góc ^xOy=60∘. Ta có: ^xOz=^zOy và ^xOy=^xOz+^zOy nên ^xOz=60∘2=30∘
Bước 2: Dùng thước đo góc vẽ tia Oz đi qua một điểm trong của ^xOysao cho ^xOz=30∘
Ta được Oz là tia phân giác của góc xOy
Lời giải:
Vận dụng 2 trang 74 Toán lớp 7: Hãy vẽ một góc bẹt ^AOB rồi vẽ tia phân giác của góc đó.
Phương pháp giải:
Vẽ tia phân giác của góc bẹt
Bước 1: Vẽ góc bẹt ^AOB . Ta có: ^AOC=^COB và ^AOB=^AOC+^COB nên ^AOC=90∘
Bước 2: Cách 1: Dùng thước đo góc vẽ tia OC đi qua điểm C nằm trong ^AOBsao cho ^AOC=90∘
Cách 2: Dùng eke kẻ OC vuông góc với OA
Ta được OC là tia phân giác của góc ^AOB
Lời giải:
Chú ý: Góc bẹt có 2 tia phân giác là 2 tia đối nhau
Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: