Với giải Câu 4 trang 28 SBT Ngữ văn lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Nghị luận xã hội giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ văn 7 Bài 8: Nghị luận xã hội
Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cách hi sinh vì nghĩa lớn của người con đất Việt cũng thật đáng tự hào, luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước. Biết bao nhà yêu nước cách mạng ra pháp trường, biết đầu rơi, máu chảy vẫn lạc quan, tin vào ngày mai chiến thắng. Hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ cách mạng bị địch bắt bớ tù đày, tra tấn bằng đủ thứ cực hình, vẫn một dạ trung kiên. Trước cái chết, họ vẫn không ngừng đấu tranh, không khuất phục kẻ thù. Những chiến sĩ ôm bom ba càng, bom xăng xông lên ngăn xe tăng giặc; những thanh niên xung phong biến mình thành cọc tiêu bên bom nổ chậm, dẫn đường cho đoàn xe ra trận, biết mình có thể hi sinh vẫn không chùn bước …
Với người con đất Việt, cái chết – sự hi sinh trở thành thứ vũ khí vô hình khiến kẻ thù run sợ. Ngay cả dáng núi Vọng Phu suốt dọc chiều dài đất Việt cũng luôn quay về hướng đông, nơi có Mặt Trời lên mỗi sáng, bình minh …
a. Nội dung chính của đoạn trích là gì? Câu văn nào nêu được ý chính của nội dung đó?
b. Nội dung đoạn trích trên liên quan đến đề tài và chủ đề của văn bản như thế nào?
c. Em hiểu câu: “Ngay cả dáng núi Vọng Phu suốt dọc chiều dài đất Việt cũng luôn quay về hướng đông, nơi có Mặt Trời lên mỗi sáng, bình minh …” muốn nói gì?
Trả lời:
a. Nội dung chính của đoạn trích là nêu lên cách hi sinh của người Việt cũng rất đáng tự hào và có ý nghĩa.
Câu văn nêu được ý chính của nội dung đó là: “Cách hi sinh vì nghĩa lớn của người con đất Việt cũng thật đáng tự hào, luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước.”.
b. Nội dung đoạn trích liên quan đến đề tài và chỉ đề của văn bản ở chỗ, người viết tập trung nêu lên cách hi sinh của người Việt rất đáng tự hào, rất đẹp, rất dũng cảm, hiên ngang, … Điều đó làm rõ cho đề tài và chủ đề của cả văn bản: Để có cuộc sống hòa bình hôm nay, biết bao lớp người đi trước đã anh dũng ngã xuống vì Tổ quốc.
c. Câu: “Ngay cả dáng núi Vọng Phu suốt dọc chiều dài đất Việt cũng luôn quay về hướng đông, nơi có Mặt Trời lên mỗi sáng, bình minh …” muốn nói đến hình ảnh hướng về một tương lai tốt đẹp… Chi tiết “luôn quay về hướng đông, nơi có Mặt Trời lên mỗi sáng, bình minh”, nghĩa là luôn kiên trung hướng về tương lai, hướng về ánh sáng, bình minh, luôn hi vọng vào ngày mai tươi sáng.
Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Vì sao văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là văn bản nghị luận xã hội?...
Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Nội dung chính của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì?...
Câu 3 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 2. SGK) Xác định nội dung chính của từng phần trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta....
Câu 4 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 4. SGK) Đọc phần (2) và cho biết:...
Câu 5 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 5. SGK) Theo em, mục đích của văn bản này là gì? Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?...
Câu 6 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:...
Câu 1 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Xác định các ý trả lời đúng cho câu hỏi: Tại sao văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là một văn bản nghị luận?...
Câu 2 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 2. SGK) Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nêu bố cục của văn bản...
Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 3. SGK) Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần (2). Điều gì làm nên sức thuyết phục của phần này?...
Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 4. SGK) Trong phần (4), để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?...
Câu 5 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 5. SGK) Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc lúc đó thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”?...
Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:...
Câu 7 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:...
Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Những đặc điểm nào trong văn bản Tượng đài vĩ đại nhất cho thấy đó là văn bản nghị luận xã hội?...
Câu 2 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 2. SGK) Mục đích của văn bản này là gì? Hãy chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể được tác giả nêu trong văn bản để làm sáng tỏ mục đích đó....
Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 3. SGK) EM hiểu “tượng đài vĩ đại nhất” mà tác giả muốn nói tới là gì? Vì sao đó lại là “tượng đài vĩ đại nhất”?...
Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:...
Câu 5 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Nội dung văn bản Tượng đài vĩ đại nhất có liên quan gì đến bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)?...
Câu 6 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Văn bản Tượng đài vĩ đại nhất được viết vào thời điểm nào? Thời điểm ấy có ý nghĩa gì? Nội dung văn bản mang lại cho em những hiểu biết và tình cảm gì mới?...
Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Bài tập 1. SGK) Hãy làm rõ tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của văn bản này đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí....
Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc câu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:...
Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: So sánh hai cách điễn đạt sau và cho biết: Vì sao tác giả chọn cách diễn đạt a)?...
Câu 4 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Trong hai từ in đậm ở câu dưới đây, từ nào là danh từ, từ nào tính từ? Vì sao?...
Câu 5 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Bài tập 3. SGK) Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây (ở văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng). Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó....
Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Thế nào là nghị luận về một vấn đề trong đời sống? Để làm bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, em cần chú ý điều gì?...
Câu 2 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Hãy viết bài văn về một người có lối sống giản dị mà em biết?...
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 7 : Thơ
Bài 8 : Nghị luận xã hội
Bài 9 : Tùy bút và tản văn
Bài 10 : Văn bản thông tin
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2