VBT Ngữ Văn 7 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống - Cánh diều

1.7 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 8: Nghị luận xã hội sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 8: Nghị luận xã hội

Bài tập 1 trang 63 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc mục Định hướng (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 46) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:

Câu 1 trang 63 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: a) Nghị luận về một vấn đề trong đời sống là................................. của đời sống bằng cách................................... để thuyết phục người đọc, người nghe.

b) Vấn đề của đời sống thường do.............................................. từ những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

Trả lời:

a) Nghị luận về một vấn đề trong đời sống là trình bày ý kiến của mình về một vấn đề nào đó của đời sống bằng cách đưa ra lí lẽ rõ ràng, kết quả hợp với bằng chứng đa dạng để thuyết phục người đọc, người nghe.

b) Vấn đề của đời sống thường do đề bài nêu lên nhưng cũng có thể do người viết tự xác định từ những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

Câu 2 trang 63 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, các em cần chú ý:

- Xác định được vấn đề cần bàn luận.

- Tìm hiểu..............................................................................................................

hay trải nghiệm của bản thân;...)

- Giải thích.............................................................................................................

và bằng chứng.

Trả lời:

- Xác định được vấn đề cần bàn luận.

- Tìm hiểu các tư liệu liên quan đến vấn đề xã hội cần nghị luận đó.

hay trải nghiệm của bản thân;...)

- Giải thích vấn đề và làm sáng tỏ ý kiến của mình bằng việc nêu ra lí lẽ và bằng chứng.

Bài tập 2 trang 64 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Cho đề bài: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”.

Câu 1 trang 64 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Tìm ý và lập dàn ý.

a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?

Ví dụ: - Lối sống giản dị là gì?

-.....................................................................................................................

b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của bài viết? (Gợi ý: đọc kĩ phần hướng dẫn tìm ý và lập dàn ý trong SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 47)

- Mở bài:...............................................................................................................

- Thân bài:

+ Ý 1:..................................................................................................................

+ Ý 2:..................................................................................................................

+ Ý 3:..................................................................................................................

+ Ý 4:..................................................................................................................

- Kết bài:...............................................................................................................

Trả lời:

a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?

Ví dụ: - Lối sống giản dị là gì?

- Tính giản dị được biểu hiện qua những phương diện nào?

- Tại sao cần sống giản dị?

- Em biết những tấm gương nào về lối sống giản dị trong thực tế, sách, báo,...?

- Em có suy nghĩ như thế nào về việc rèn luyện cho mình lối sống giản dị?

b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của bài viết? (Gợi ý: đọc kĩ phần hướng dẫn tìm ý và lập dàn ý trong SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 47)

- Mở bài:

+ Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.

+ Nêu vấn đề: Cần sống giản dị.

- Thân bài:

+ Ý 1: Nêu quan niệm về lối sống giản dị.

+ Ý 2: Nêu biểu hiện của lối sống giản dị trong sinh hoạt đời sống.

+ Ý 3: Phân tích ý nghĩa của lối sống giản dị.

+ Ý 4: Liên hệ với bản thân trong việc rèn luyện lối sống giản dị.

- Kết bài:

+ Khẳng định vai trò của lối sống giản dị.

+ Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em.

Câu 2 trang 64 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Dựa vào dàn ý đã làm, thực hành viết với những yêu cầu khác nhau:

a) Viết đoạn mở bài (khoảng 4-5 dòng)

b) Viết đoạn kết bài (khoảng 4-5 dòng)

c) Viết đoạn văn về một ý tự chọn ở thân bài (khoảng 8-10 dòng)

Trả lời:

a) Mỗi người là một phiên bản khác nhau không ai giống ai, vì thế mà mỗi người sẽ có một tính cách, một lối sống riêng: có người thích sống ở phố, chạy theo xu hướng mới, có người thích thôn quê dân dã yên bình, thích những gì đơn giản. Xã hội ngày càng phát triển, càng văn minh thì lối sống giản dị lại càng trở nên cần thiết. Vậy giản dị là gì và lối sống giản dị được biểu hiện như thế nào?

b) Như vậy có thể thấy, giản dị là một trong những phẩm chất cao quý của con người, mỗi người cần tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất ấy trước hết là giúp ích cho bản thân, sau là giúp ích cho cộng đồng, xã hội. Để sống giản dị, cần một năng lực sống, năng lực tâm hồn và quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá. Bản thân em cũng cố gắng học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản. 

c) Ngày nay, dù cuộc sống của con người có tốt đẹp hơn, hiện đại hơn, giàu sang hơn thì giản dị vẫn là một lối sống nên có. Nó giúp cho con người tránh được những thứ phù phiếm của cuộc đời, biết hướng tới chân, thiện, mĩ. Những thứ xa hoa chưa chắc đã là cái đẹp, tinh tế. Khi ai đó buồn, nếu giàu có, ta có thể dẫn họ đi đến những nơi mà tiền bạc có thể mua được. Nhưng ta cũng có thể lựa chọn cho họ một cái ôm thật chặt, chân thành, cảm thông, chia sẻ. Sự giản dị lúc này trở thành một sự an ủi hữu hiệu. Khi ai đó mệt, ta có thể để cho họ nghỉ ngơi chỉ bằng cách cho họ có không gian yên tĩnh. Ta sẽ nhẹ nhàng khép cánh cửa lại. Sự giản dị ấy thật tinh tế biết bao.

Đánh giá

0

0 đánh giá