VBT Ngữ Văn 7 Tự đánh giá trang 69, 70, 71 Tập 2 - Cánh diều

3.1 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 8: Nghị luận xã hội sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 8: Nghị luận xã hội

Bài tập trang 69, 70, 71 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai) trong phần Tự đánh giá (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 49-50), khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1 trang 69 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Đoạn trích trên viết về vấn đề gì?

A. Đánh giá của người nước ngoài về tiếng Việt 

B. Tầm quan trọng của tiếng Việt 

C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt

D. Ý nghĩa của việc học tiếng Việt 

Trả lời:

Đáp án C

Câu 2 trang 69 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Đoạn trích trên được viết theo kiểu văn bản nào?

A. Miêu tả

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Thuyết minh

Trả lời:

Đáp án B

Câu 3 trang 69 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Theo em, mục đích chính của người viết đoạn trích trên là gì?

A. Ca ngợi tiếng Việt của chúng ta rất giàu và rất đẹp 

B. Khẳng định tầm quan trọng không thể phủ nhận của tiếng Việt 

C. Khuyến khích mọi người yêu quý và học tập tiếng Việt

D. Thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt để thêm trân quý, tự hào 

Trả lời:

Đáp án D

Câu 4 trang 70 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Câu nào dưới đây là bằng chứng làm rõ cho ý kiến: Tiếng Việt rất đẹp về tính nhạc?

A. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi.

B. Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều.

C. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt.

D. Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng. 

Trả lời:

Đáp án D

Câu 5 trang 70 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Câu “Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc." và câu “Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi." trong phần (2) đoạn trích đóng vai trò gì?

A. Lí lẽ trong văn bản nghị luận 

B. Ý kiến khái quát của văn bản 

C. Bằng chứng trong văn bản nghị luận

D. Vừa là lí lẽ vừa là bằng chứng

Trả lời:

Đáp án D

Câu 6 trang 70 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Câu “Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc.” đóng vai trò gì trong văn bản?

A. Là bằng chứng trong văn bản nghị luận  

B. Vừa là bằng chứng, vừa là lí lẽ

C. Là lí lẽ trong văn bản nghị luận

D. Là ý kiến chung của cả văn bản 

Trả lời:

Đáp án C

Câu 7 trang 70 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Tính mạch lạc trong phần (2) đoạn trích được thể hiện như thế nào?

A. Có nhiều bằng chứng phong phú 

B. Có những lí lẽ thuyết phục 

C. Có đầy đủ lí lẽ và bằng chứng

D. Tập trung vào một chủ đề 

Trả lời:

Đáp án C

Câu 8 trang 71 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Biện pháp liên kết chủ yếu nào được sử dụng để liên kết văn bản ở phần (2)?

A. Biện pháp dùng trật tự từ

B. Biện pháp lặp từ vựng  

C. Biện pháp thế

D. Biện pháp nối 

Trả lời:

Đáp án D

Câu 9 trang 71 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Phần (3) đoạn trích khẳng định điều gì?

A. Người Việt cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 

B. Cấu tạo tiếng Việt là biểu hiện về sức sống của nó

C. Vẻ đẹp của tiếng Việt là vẻ đẹp thanh điệu  

D. Sự giàu có của tiếng Việt thể hiện ở từ vựng 

Trả lời:

Đáp án B

Câu 10 trang 71 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Trong bài thơ Tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ viết:

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát 

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh 

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. 

Đoạn thơ trên muốn nói về vẻ đẹp gì của tiếng Việt? Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 - 8 dòng) nêu lên suy nghĩ của mình về vẻ đẹp ấy.

Trả lời:

Đoạn thơ trên nói về sự đa dạng phong phú của thanh điệu tiếng Việt. Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ hay, giàu âm điệu nhưng cũng rất khó bởi hệ thống thanh điệu với 6 dấu thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thnah nặng. Những thanh điệu này khiến cho lời nói có giai điệu gợi hình, gợi thanh, gợi cảm, có ý nghĩa sâu xa, có khả năng diễn tả mọi phương diện, mọi cung bậc cảm xúc của cuộc sống, con người Việt một cách giản dị, gần gũi. Cũng nhờ có dấu thanh mà tiếng nói trầm bổng như bản nhạc tha thiết, nói nghe như hát “Đất nước mình ôi đẹp biết bao/ từng ngọn núi, con sông mang trong mình cái tên bất bủ/ Tôn Đức Thắng, Hồ Chí Minh vẫn còn vang vọng…”. Mỗi lời nói cũng giống như lời hát thì thầm, trầm bổng vang vọng giữa đất trời, ấy là nhờ sự giàu có, phong phú của thanh điệu Tiếng Việt. Bản thân mỗi người cần có ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát triển Tiếng Việt.

Đánh giá

0

0 đánh giá