Sách bài tập Ngữ văn 7 Bài 10 (Cánh diều): Văn bản thông tin

1.5 K

Với giải sách bài tập Ngữ văn 7 Bài 10: Văn bản thông tin sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ văn lớp 7 Bài 10: Văn bản thông tin

Câu 1 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2:Văn bản Ghe xuồng Nam Bộ được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Thuyết minh

Câu 2 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Các cước chú và tài liệu tham khảo trong văn bản có tác dụng gì?

A. Nêu nội dung chính và các nội dung cụ thể của văn bản

B. Giải thích hoặc làm rõ hơn nội dung, đối tượng được đề cập trong văn bản

C. Làm cho hình thức trình bày của văn bản trở nên sinh động hơn

D. Đưa ra những cách hiểu khác về đối tượng được đề cập trong văn bản.

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Giải thích hoặc làm rõ hơn nội dung, đối tượng được đề cập trong văn bản

Câu 3 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Mục đích của văn bản là gì? Các nội dung trình bày trong văn bản Ghe xuồng Nam Bộ đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Trả lời:

- Mục đích của văn bản là cung cấp cho người đọc những thông tin chính về ghe xuồng Nam Bộ: phân loại; đặc điểm, chức năng và phạm vi sử dụng của từng loại và tiểu loại; giá trị.

- Xem lại bố cục và cách trình bày thông tin để thấy được cách trình bày trong văn bản đã làm sáng tỏ mục đích đó của văn bản.

Câu 4 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Người viết đã chọn cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể và hiệu quả của cách triển khai đó?

Trả lời:

Người viết chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin theo hướng phân loại đối tượng. Cụ thể là: Ở phần (2), tác giả lần lượt thuyết minh về xuồng ở đoạn 2 và ghe ở đoạn 3. Cách trình bày này giúp người đọc có được thông tin đầy đủ về từng đối tượng được thuyết minh, đồng thời làm cho bài viết được rõ ràng, mạch lạc.

Câu 5 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

          Về xuồng, có các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy, …

          Xuồng ba lá có chiều dài trung bình 4 mét, rộng 1 mét, sức chở từ 4 – 6 người. Xuồng làm bằng ba tấm ván gỗ dài ghép lại, các đường nói được trét bằng nhựa chai, mũi và lái đều nhọn. Dùng sào nạng và bơi chèo để đi lại. Riêng Cần Thơ có xuồng năm lá.

          Xuồng tam bản có 4 bơi chèo, dùng để chuyên chở nhẹ. Có loại thon dài, lại thêm mui ống, dáng đẹp. Số lượng tấm ván be không chỉ có 3 mà có thể là 5 hoặc 7 đến 9 tấm. Các điền chủ hạng nhỏ và vừa thường sử dụng để đi lại trên sông rạch. Ở Vĩnh Long, xuồng tam bản còn dùng để đi câu tôm hoặc dùng làm xuồng cào tôm cá. […].

Xuồng vỏ gòn (giống vỏ trái gòn) kích thước nhỏ, kết cấu đơn giản, kiểu dáng gọn nhẹ, chủ yếu để đi lại, chuyên chở, trao đổi, buôn bán.

Xuồng độc mộc (ghe lườn) do người Khmer làm bằng cách chẻ dọc thân cây thốt nốt, khoét rỗng ruột hoặc mua xuồng độc mộc thân gỗ sao, sến ở Cam-pu-chia và Lào. […].

Xuồng máy gắn máy nổ và chân vịt như xuồng máy đuôi tôm là loại phương tiện rất “cơ động”, phổ biến ở vùng sông nước này, nhất là trong giới thương hồ.

a. Câu nào nêu thông tin chính của đoạn trích trên?

b. Đoạn trích đề cập đến những loại xuồng nào?

c. Khi giới thiệu, người viết đều nói về yếu tố nào của các loại xuồng.

d. Tác giả đã sử dụng cước chú cho từ ngữ nào? Tác dụng của nó là gì?

Trả lời:

a. Câu nêu thông tin chính của đoạn trích: “Về xuồng, có các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy, …”.

b. Đoạn trích đề cập đến: xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng gắn máy nổ và chân vịt.

c. Khi giới thiệu, người viết đều nói về chuwcs năng của mỗi loại xuồng (trừ xuồng độc mộc).

d. Tác giả đã sử dụng cước chú cho từ “tam bản”. Cước chú này giải thích nguồn gốc xuất xứ của từ đó.

Câu 6 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2:(Câu hỏi 5, SGK) Qua văn bản, em có nhận xét gì về ghe, xuồng nói riêng và các phương tiện đi lại ở Nam Bộ nói chung?

Trả lời:

Qua văn bản em thấy ghe, xuồng hay các phương tiện đi lại ở Nam Bộ rất đa dạng và phong phú với nhiều loại với các chức năng mục đích khác nhau. Góp phần làm nên văn hóa truyền thống nơi đây.

Câu 7 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Ngoài những thông tin về ghe, xuồng ở Nam Bộ có trong văn bản, em còn biết thêm điều gì về các loại phương tiện này? Em tìm được các thông tin đó ở nguồn nào?

Trả lời:

Ngoài những thông tin về ghe, xuồng ở Nam Bộ có trong văn bản, em còn biết thêm được:

1.Đặc điểm phân loại

    Ghe xuồng ở Nam Bộ rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu loại, tên gọi khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động ta có thể tạm phân chia thành những loại khác nhau.

Huỳnh Tịnh Của định nghĩa về xuồng như sau: Ghe nhỏ, ghe làm chơn, thường dòng theo ghe lớn”. Về xuồng, ta thấy có các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng chèo, xuồng máy…Nghề đóng ghe

Từ cuối thế kỷ XVIII, ở đất Gia Định- Đồng Nai, ngành đóng và sửa chữa tàu thuyền đã ra đời, phục vụ cho nhu cầu vận chuyển đường thuỷ ngày càng lớn của vùng đất này. “Ở ngã ba sông Nhà Bè thuộc huyện Phước Long, tục gọi phường Thương Đà, trước kia tàu thuyền của phương Bắc đến buôn bán, phàm thuyền bị nát, bị rò phải sửa chữa hoặc đóng thuyền mới, tất do chỗ này” “Luỹ cũ Trao Trảo ở huyện Long Thành năm Canh Tuất (1790) đầu đời trung hưng, đắp thành luỹ, đóng tàu thuyền”

Ở Nam Bộ có nhiều “lò” đóng ghe nổi tiếng, thành ra những trường phái riêng, có thể kể như: ghe Bình Đại, ghe Cần Đước, ghe Bà Rịa, ghe Phú Quốc…

Trước Cách mạng tháng Tám- 1945, tại Bình Đại có các trại ghe Bắc Hải ở Thọ Phú và ghe Đông Hải ở Phước Thuận chuyên đóng những ghe cửa lớn vận chuyển hàng hóa đi buôn với các tỉnh cực Nam Trung Bộ, nổi tiếng một thời. Thợ thủ công ở Vũng Luông (Thọ Phú- Thới Thuận) và vàm Bà Khoai là những nơi có tay nghề cao.

Tại Cần Đước đã hình thành nên hai trung tâm đóng ghe, một ở chợ Kinh và một ở vàm Cầu Nổi với những trại ghe tiếng tăm như Hiệp Phát, Hiệp Lợi, Trần Văn Chà (sau đổi là Tân Hưng) ở chợ Kinh; Năm Châu, Bảy Thạch…ở Phước Đông hay có thể kể thêm Hiệp Đồng, Hiệp Hoà ở Tân Tập (Cần Giuộc)

Từ đầu thế kỷ XX, nghề đóng ghe xuồng ở Cần Thơ đã phát triển. Lúc đầu chỉ vài hộ, rồi dần dần trở thành làng nghề, mang tính chuyên nghiệp, cha truyền con nối. Nổi tiếng nhất là ở Ngã Bảy (Phụng Hiệp). Ở Vàm Xáng, Phong Điền, thị trấn Cái Răng (Châu Thành) cũng là những làng nghề đóng ghe xuồng danh tiếng.

Ghe đóng ở Cần Thơ nổi tiếng kiểu dáng thanh mảnh, mũi nhọn, nhảy sóng tốt. Phong Điền là nơi chuyên đóng ghe hầu với kỹ thuật chạm trổ rất khéo.

Ở thành phố Hồ Chí Minh có làng đóng ghe cầu Rạch Ong nằm hai bên bờ rạch Ong, gần ngã ba của con rạch này và kinh Tẻ, thuộc địa bàn phường Tân Hưng (quận 7) và phường 1 (quận 8). Làng nghề này hình thành khoảng năm 1962, do những người thợ từ Cần Đước, Cần Giuộc (Long An) mang đến. Trọng tải của loại ghe Cần Đước đóng tại đây có nhiều cỡ, khoảng từ 30-200 tấn. Gần đây, làng nghề chủ yếu đóng các loại tàu kéo, tàu ủi và xuồng thông với sức chở từ 500kg đến 3 tấn, và sửa chữa các loại ghe thuyền khác nhau.

Ở An Giang, nghề đóng ghe xuồng ngày càng phát triển ở một số làng xã như: Mỹ Hiệp, Mỹ Luông, Chợ Thủ (Chợ Mới), Bình Mỹ, Bình Long (Châu Phú). Ghe xuồng có giá rẻ, dễ mua sắm, kiểu dáng luôn được cải tiến.

Tại Bà Rịa- Vũng Tàu, các trại ghe tập trung chủ yếu ở Bình Châu, Phước Bửu, Long Hải, Phước Lễ, Phước Tỉnh, Phước Hải, Vũng Tàu…

Ở Vĩnh Long hiện còn vài trại ghe nổi tiếng, do cha truyền con nối nhiều đời, như trại ghe Năm Danh, Phước Thành, Năm Sên, Thanh Hải ở Trà Ôn; trại ghe Hòa Hiệp tại Cầu Mới; trại ghe ở ấp Thanh Tân và Thanh Khê xã Thanh Bình, huyện Vũng Liêm…

3.Phương thức hoạt động

Ngày xưa, việc lưu thông của ghe xuồng trên sông đã được nhà nước đặt thành những luật lệ với những quy định cụ thể: phàm ghe thuyền đi bất luận gặp gió nước thuận hay nghịch, khi đi gần gặp nhau thì phải hô là “bát” (tục thường ghe đi phía tả gọi là “cạy”, đi phía hữu gọi là “bát”) thì ghe mình đi qua phía hữu, để cho thuận lái thuận sào dễ điều khiển mà tránh nhau. Nếu ghe nay đã hô “bát” mà ghe kia còn đi tới phía tả không tránh để cho đụng nhau hư hỏng, thì lỗi ấy về ghe không tránh kia. Lại trong trường hợp ấy có kẻ biện chiết chưa chịu khuất phục, thì phải xét ghe nào chở nhẹ hơn và đi thuận dòng nước, thừa thế ấy chạy mau phải đụng ghe kia, thì ghe ấy bị lỗi”

- Em tìm được các thông tin đó ở Internet.

Câu 8 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Xuồng ba lá miền Tây Nam Bộ

Thứ Hai, 18 – 10 – 2021, 16:50

Nhiều người miền Tây Nam Bộ vẫn ví von rằng xuồng ba lá như cái chân người, không có xuồng coi như không có chân, không đi lại được.

Qua các làng quê vùng sông nước Nam Bộ, ở đâu cũng thấy xuồng ba lá trên dọc ngang kênh rạch. Từ nhiều đời nay, phương tiện chủ yếu để đi lại, làm ăn của người dân vùng sông nước Man Bộ là ghe xuồng, mà chiếc xuồng ba lá mang nét đặc trưng rất độc đáo.

SBT Ngữ văn 7 Ghe xuồng Nam Bộ | Cánh diều

Xưa, vùng đất sình lầy quanh năm ngập nước này đường bộ rất ít, kênh rạch thì dọc ngang. Kênh rạch đi vào tận trước cửa mỗi nhà. Mùa lũ và những đợt triều cường càng khó khăn cho người dân đi lại. Nơi đây, tại các vùng làm ăn, cư trú, sinh hoạt của người dân hầu như quanh năm ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, chỉ có xuồng ba lá làm phương tiện đi lại hữu dụng, phổ biến ở mọi vùng quê.

SBT Ngữ văn 7 Ghe xuồng Nam Bộ | Cánh diều

          Từ nhà ra vườn cũng phải đi bằng xuồng. Hàng xóm đến với nhau cũng bằng xuồng. Hàng xóm đến với nhau cũng bằng xuồng. Ở những làng quê nghèo, thông dụng nhất vẫn là xuồng ba lá. Người ta gọi xuồng ba lá là đôi chân của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Và cũng như thế, còn gọi là “đi bằng tay”, chỉ cần hai tay chèo xuồng là đi gần đi xa đều có xuồng nâng bước. Nhà ai không sắm được xuồng ba lá, cứ như bị cột chân. Nghèo đến mấy, tối thiếu trong nhà cũng phải sắm được một chiếc xuồng ba lá.

          Xuồng ba lá đúng như tên gọi của nó, được ghép từ ba miếng ván bề ngang chừng mấy gang tay. Một miếng nằm ngang làm đáy, hai miếng còn lại nằm hai bên, gọi là be, ở giữa có kê sạp nhưng thấp hơn ở đầu mũi và đầu lái để giữ thăng bằng. Các miếng ván này được gắn với nhau bởi hệ thống gông khá dày. Thường sức chứa của xuồng ba lá tầm 4 – 5 người. Xuồng ba lá dài trung bình 4 mét, rộng 1,5 mét.

          Phần đầu và phần đuôi đều có hình nhọn giống nhau, nhờ vào sự giống nhau đó nên xuồng ba lá có linh hoạt cao hơn so với các loại tàu, ghe và xuồng khác. Với đặc thù địa hình kênh rạch chằng chịt, nhưng nhỏ, thì chiếc xuồng là loại phương tiện tối ưu và phù hợp với điều kiện bà con miền Tây.

SBT Ngữ văn 7 Ghe xuồng Nam Bộ | Cánh diều

          Hiện nay, gỗ rừng ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, người đóng xuồng ba lá buộc phải nghĩ cách ghép nhiều mảnh ván lại mới đóng được chiếc xuồng, cũng vẫn gọi là xuồng ba lá. Công nghệ cao hiện nay, người ta còn làm ra xuồng bằng các loại vật liệu hợp kim và vật liệu hợp chất phi kim loại. Gần đây đã thấy trên kênh rạch có khá nhiều xuồng làm bằng vật liệu com-po-dít (composite).

SBT Ngữ văn 7 Ghe xuồng Nam Bộ | Cánh diều

          Tuy làm bằng nhiều cách thức khác nhau, tác dụng của chiếc xuồng ba lá đối với người dân vùng sông nước Nam Bộ vẫn nguyên giá trị, vẫn là truyền thống được kế thừa, vẫn giữ được nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của người dân nơi đây.

          Nay khắp vùng sông nước Nam Bộ đã mở mang nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên thôn, liên xã. Dọc theo hai bên bờ kênh nay cũng mở nhiều đường bộ, cầu bê tông. Thế nhưng, trên kênh rạch, nhất là các bến đò, chợ nổi vẫn không thể vắng bóng xuồng ba lá. Du khách mọi miền đất nước và cả du lịch nước ngoài về với miền Tây Nam Bộ, khỏa tay xuống dòng nước mát lành, hoặc trong đêm miệt vườn ngắm trăng soi dòng kênh lấp lánh.

          Có thể thấy, xuồng ba lá vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân Nam Bộ và trở thành nét độc đáo trong đời sống của cư dân vùng sông nước.

(Theo Đinh Ngọc, dantoctongiao.congly.nv)

Hãy cho biết: Văn bản trên cho em biết thêm những thông tin gì về xuồng ba lá?

Trả lời:

Người ta gọi xuồng ba lá là đôi chân của người dân vùng sông nước Nam Bộ.

Nguồn gốc: Xưa, vùng đất sình lầy quanh năm ngập nước này đường bộ rất ít, kênh rạch thì dọc ngang. Kênh rạch đi vào tận trước cửa mỗi nhà. Mùa lũ và những đợt triều cường càng khó khăn cho người dân đi lại. Nơi đây, tại các vùng làm ăn, cư trú, sinh hoạt của người dân hầu như quanh năm ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, chỉ có xuồng ba lá làm phương tiện đi lại hữu dụng, phổ biến ở mọi vùng quê.

Cấu tạo: Xuồng ba lá đúng như tên gọi của nó, được ghép từ ba miếng ván bề ngang chừng mấy gang tay. Một miếng nằm ngang làm đáy, hai miếng còn lại nằm hai bên, gọi là be, ở giữa có kê sạp nhưng thấp hơn ở đầu mũi và đầu lái để giữ thăng bằng. Các miếng ván này được gắn với nhau bởi hệ thống gông khá dày. Thường sức chứa của xuồng ba lá tầm 4 – 5 người. Xuồng ba lá dài trung bình 4 mét, rộng 1,5 mét. Phần đầu và phần đuôi đều có hình nhọn giống nhau, nhờ vào sự giống nhau đó nên xuồng ba lá có linh hoạt cao hơn so với các loại tàu, ghe và xuồng khác. Với đặc thù địa hình kênh rạch chằng chịt, nhưng nhỏ, thì chiếc xuồng là loại phương tiện tối ưu và phù hợp với điều kiện bà con miền Tây.

Tác dụng: tác dụng của chiếc xuồng ba lá đối với người dân vùng sông nước Nam Bộ vẫn nguyên giá trị, vẫn là truyền thống được kế thừa, vẫn giữ được nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của người dân nơi đây.

Câu 1 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Văn bản không sử dụng phương tiện nào để chuyển tải thông tin?

A. Chữ viết

B. Hình ảnh

C. Đồ thị

D. Bản đồ

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Bản đồ.

Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Theo văn bản, thời gian tổng kiểm soát phương tiện là bao lâu?

A. 1 năm

B. 1 tháng

C. 1 tuần

D. 1 ngày

Trả lời:

Chọn đáp án: B. 1 tháng

Câu 3 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Xác định bố cục của văn bản Tổng kiểm soát phương tiện giao thông và chỉ ra thông tin chính của mỗi phần.

Trả lời:

Văn bản cung cấp hai thông tin chính: các trường hợp vi phạm bị xử phạt và các lỗi vi phạm phổ biến. Văn bản triển khai thông tin theo cách phân loại.

Câu 4 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Tìm thông tin thu được từ bản đồ họa trên và ghi vào vở nội dung trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi

Trả lời

a) Việc tổng kiểm soát phương tiện giao thông diễn ra vào thời gian nào?

Mẫu: Từ 15-5 đến 14-6 năm 2020.

b) Trong thời gian đó, có bao nhiêu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bị xử phạt? Con số đó nói lên điều gì?

 

c) Các con số in đậm 401 027, 61 563 và 27 293 cho biết thông tin gì? Các cột cao thấp và các chấm tròn to nhỏ khác nhau biểu thị điều gì?

 

d) Vi phạm nào phổ biến nhất? Vi phạm đó nói lên điều gì về giao thông ở Việt Nam?

 

e) Những từ ngữ nào trong bản dồ họa trên được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giao thông?

 

Trả lời:

Câu hỏi

Trả lời

a. Việc tổng kiểm soát phương tiện giao thông diễn ra vào thời gian nào?

Từ 15 – 5 đến 14 – 6 năm 2020.

b. Trong thời gian đó, có bao nhiêu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bị xử phạt? Con số đó nói lên điều gì?

Có 401 027 trường hợp vi phạm bị xử phạt. Con số đó cho thấy có rất nhiều người vi phạm luật giao thông.

c. Các con số in đậm 401 027, 61 563 và 27 293 cho biết thông tin gì? Các cột cao thấp và các chấm tròn to nhỏ khác nhau biểu thị điều gì?

Các con số in đậm (401 027, 61 563 và 27 293) cho thấy số phương tiện bị tạm giữ và số người bị tước giấy phép lái xe là rất nhiều. Các cột cao thấp và các chấm tròn to nhỏ khác nhau biểu thị cho các số liệu nhiều hay ít, đồng thời thể hiện được sự so sánh giữa các trường hợp hoặc lỗi vi phạm.

d. Vi phạm nào phổ biến nhất? Vi phạm đó nói lên điều gì về giao thông ở Việt Nam?

Vi phạm phổ biến nhất là vi phạm về giấy phép lái xe. Vi phạm đó nói lên về giao thông ở Việt Nam: nhiều người điều khiển không mang theo hoặc không có giấy phép lái xe, như vậy, điều khiển phương tiện có thể không đúng luật, gây tai nạn giao thông nhiều, …

e. Những từ ngữ nào trong bản đồ họa trên được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giao thông?

Từ ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giao thông: phương tiện, người điều khiển phương tiện, giấy phép lái xe, tốc độ, hiệu lệnh, đèn tín hiệu, tải trọng, …

Câu 5 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Văn bản Tổng kiểm soát phương tiện giao thông sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ nào? Tác dụng của các phương tiện đó là gì?

Trả lời:

Các phương tiện phi ngôn ngữ: biểu đồ, hình minh họa, biểu tượng, … Các phương tiện này giúp người đọc hình dung rõ ràng về mức độ vi phạm và các lỗi vi phạm của người tham gia giao thông.

Câu 6 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Em có thích cách trình bày thông tin trong văn bản không? Vì sao?

Trả lời:

Em thích cách trình bày thông tin trong văn bản. Bởi vì thông tin trong văn bản được trình bày đầy đủ, gắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu.

Câu 1 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Chủ đề của văn bản là gì?

A. Phương tiện giao thông

B. Luật giao thông

C. Văn hóa giao thông

D. Tai nạn giao thông

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Phương tiện giao thông.

Câu 2 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: 2 (Câu hỏi 2, SGK) Tác giả đã triển khai thông tin theo cách nào? Nêu tác dụng của cách thức triển khai ấy.

Trả lời:

Văn bản sử dụng cách triển khai ý tưởng và thông tin: phân loại theo nhóm đối tượng, giúp người đọc hình dung số lượng thông tin được đề cập đến trong văn bản và thứ tự của các thông tin đó.

Câu 3 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Có những phương tiện vận chuyển nào được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X - XVIII sử dụng? Các phương tiện đó có đặc điểm gì? Vì sao chúng được sử dụng?

Trả lời:

Những phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X – XVIII sử dụng:

- Ở miền núi phía Bắc:

+ Người Kháng, La Hán, Mảng, Thái, Cống, … sử dụng thuyền, bè, mảng.

+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu.

+ Người Mông, Hà Nhì, Dao, … dùng ngựa.

- Ở Tây Nguyên: Người dân chủ yếu dùng voi, ngựa, thuyền độc mộc.

Các phương tiện này phù hợp với đại bàn sinh sống và những hoạt động chính của người dân địa phương.

Câu 4 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

          Người Kháng thường sinh sống ở các địa phương ven sông Đà, nên họ tương đối giỏi trong chế tạo và sử dụng thuyền độc mộc đuôi én. Thuyền của họ làm ra không chỉ để vận chuyển, đi lại, mà còn để bán cho các tộc người láng giềng khác. Thành ngữ Thái có câu: “Thuyền tốt không bằng thuyền của người Kháng; dao tốt không bằng dao của người Lào.”.

          […] Người Sán Dìu còn khá phổ biến trong việc dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển phân bón ra ruộng nương, chở lúa, hoa màu, củi về nhà. Xe quệt của họ đóng bằng gỗ, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao hơn bởi độ dày của hai càng quệt. Loại xe quệt này có thể dùng để vận chuyển hàng hóa ở cả đường mòn, bờ ruộng, trên đồi và cả dưới hẻm nhỏ, … Đây là loại phương tiện xuất hiện khá sớm và khá phổ biến đối với người Sán Dìu.

          Người Mông (H mông), Hà Nhì, Dao, … thường cưỡi ngựa và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa hay đi chợ. Đây vừa là sở thích, vừa là cung cách vận chuyển, lưu thông, di chuyển ưu việt nhất ở vùng núi hiểm trở. Đáng chú ý nhất là người Mông ở cao nguyên núi đá Hà Giang, vùng cao thuộc dãy Phan Xi Păng, huyện Mường Khương (Lào Cai), … dùng ngựa thồ như một cách vận chuyển và di chuyển duy nhất phổ biến ở khawos các bản làng.

a. Đoạn trích trên nói về các phương tiện vận chuyển của những dân tộc nào? Họ sống ở vùng nào ở nước ta.

b. Chức năng chung của các phương tiện được đề cập đến trong đoạn trích là gì?

c. Các phương tiện đó có phù hợp với người dân địa phương không? Vì sao?

d. Hãy vẽ một sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung của đoạn trích trên.

Trả lời:

a. Đoạn trích trên nói về các phương tiện vận chuyển của các dân tộc: Kháng, Sán Dìu, Mông, Hà Nhà, Dao, … Họ sống chủ yếu ở vùng núi phái Bắc nước ta.

b. Chức năng chung của các phương tiện được đề cập đến trong đoạn trích là để vận chuyển, đi lại.

c. Các phương tiện đó phù hợp với người dân địa phương vì mỗi địa phương có những địa hình và con người có thới quen đi lại, làm ăn khác nhau. Các phương tiện đó cũng đã được sử dụng ở những địa phương này từ lâu và tỏ ra phù hợp với những nơi này.

d. Sơ đồ tư duy:

SBT Ngữ văn 7 Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa | Cánh diều

Câu 5 trang 45 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Nêu tác dụng của việc trích dẫn và đưa tên các tài liệu tham khảo vào văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.

Trả lời:

Việc đưa các tài liệu tham khảo vào văn bản, trích dẫn các tài liệu đó cho thấy bài viết là kết quả của sự nghiên cứu công phu, khoa học.

Câu 6 trang 45 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2:Tìm và ghi lại những thông tin cơ bản về một loại phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến ở nơi có một số dân tộc thiểu số sinh sống mà em biết.

Trả lời:

Những thông tin cơ bản về một loại phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến ở nơi có một số dân tộc thiểu số sinh sống mà em biết là:

Ở vùng người Tày, người Nùng khu vực miền núi Đông Bắc, trong khoảng thời gian chúng ta đang đề cập, phương tiện vận chuyển của các cư dân này chủ yếu là: dậu, xoỏng, cuôi,…dùng để gánh. Trong đó dậu dùng để gánh thóc, xoỏng dùng để gánh ngô, cuôi dùng để gánh phân ra ruộng. Tùy nơi mà dậu, xoỏng, cuôi,… được làm quai ngắn hay dài, hoặc cho vào quang để gánh. Những nơi gần sông, suối họ vận chuyển, đi lại bằng thuyền hoặc dùng mảng. Một vài nơi hẻo lánh, họ cũng dùng ngựa để thồ hàng và đi lại.

Câu 1 trang 45 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Trong các từ in đậm ở những câu dưới đây, từ nào được dùng với nghĩa của thuật ngữ? Vì sao?

a1) Nước là chất lỏng không màu, không mùi, có trong sông, hồ, biển.

a1) Nước là hợp chất của các nguyên tố hidro và oxi, có công thức là H2O.

b1) Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách từ nước biển, dùng để ăn.

b2) Muối là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

Trả lời:

- Ở cặp câu thứ nhất, nước ở câu a2) là từ được dùng với nghĩa thuật ngữ vì nó biểu thị một khái niệm khoa học (thuộc lĩnh vực hóa học); ở câu a1), nước chỉ biểu thị một khái niệm thông thường.

- Ở cặp câu thứ hai, muối ở câu b2) là từ được dùng với nghĩa thuật ngữ vì nó biểu thị một khái niệm khoa học (thuộc lĩnh vực hóa học); ở câu b1), muối chỉ biểu thị một khái niệm thông thường.

Câu 2 trang 45 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Xếp các thuật ngữ ở cột A vào lĩnh vực khoa học phù hợp ở cột B:

A. Thuật ngữ

B. Lĩnh vực khoa học

1) danh từ, động từ, tính từ, chủ ngữ, vị ngữ

a) toán học

2) số tự nhiên, số hữu tỉ, phân số, góc vuông

b) hóa học

3) hệ thần kinh, lưỡng cư, tế bào, vi khuẩn

c) ngôn ngữ học

4) đơn chất, kim loại, phim kim, hóa trị

d) vật lí học

5) dao động, tần số, vận tốc, điện tích

e) sinh học

 

Trả lời:

SBT Ngữ văn 7 Bài tập tiếng Việt trang 45, 46 - Cánh diều

Câu 3 trang 46 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Bài tập 2, SGK) Tìm và xếp các thuật ngữ trong những câu dưới dây vào lĩnh vực khoa học phù hợp: toán học, vật lí học, hoá học, sinh học, ngôn ngữ học.

a) Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. Oxit gồm hai loại chính: oxit axit và oxit bazơ.

b) Trùng roi là một cơ thể đơn bào có thể tự dưỡng như thực vật nhưng cùng có thể dị dưỡng như động vật.

c) Ta gọi tam giác có ba góc nhọn là tam giác nhọn, tam giác có một góc tù là tam giác tù.

d) Cường độ dòng diện và hiệu điện thế có đặc điểm gì trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song?

e) Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng.

Trả lời:

- Toán học: c. Ta gọi tam giác có ba góc nhọn là tam giác nhọn, tam giác có một góc tù là tam giác tù

- Vật lí học: d. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song?

- Hóa học: a. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxit. Oxit gồm hai loại chính: oxit axit, oxit bazơ

- Sinh học: b. Trùng roi là một cơ thể đơn bào có thể tự dưỡng như thực vật nhưng cũng có thể dị dưỡng như động vật.

- Ngôn ngữ học: e. Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng

Câu 4 trang 46 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn dưới đây. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật.

Ghe xuồng ở Nam Bộ vừa là một loại phương tiện giao thông vô cùng hữu hiệu, gắn bó mật thiết với cư dân vùng sông nước, lại vừa ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo. Mai đây, ở vùng châu thổ này, phương tiện khoa học kĩ thuật có phát triển đến mấy đi nữa, đời sống người dân có khấm khá hơn, nhưng chắc rằng vai trò của “người bạn đường” này là không thể thay thế được.

(Ghe xuồng Nam Bộ)

Trả lời:

Biện pháp tu từ: Nhân hóa “người bạn đường này”

Tác dụng: Tác giả nhân hóa ghe xuồng Nam Bộ như một người bạn đường của người dân nơi đây để nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của ghe xuồng Nam Bộ trong đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Câu 1 trang 46 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tóm tắt văn bản Ghe xuồng Nam Bộ.

Trả lời:

Văn bản đề cập đến sự đa dạng của các loại ghe xuồng ở Nam Bộ, tác gải chỉ ra các đặc điểm và tác dụng cụ thể của các loại ghe, xuồng Nam Bộ. Về xuồng, có các loại phổ biến như xuồng lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy… Về ghe, thường là những chiếc ghe có kích thước lớn, sức chở nặng, đi được đường dài. Ghe xuồng ở Nam Bộ là một loại phương tiện giao thông hữu hiệu, gắn bó mật thiết với cư dân vùng sông nước, lại vừa ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo.

Câu 2 trang 46 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tóm tắt văn bản sau:

Xu hướng “giao thông sạch” ở châu âu

Thứ Sáu, 30-08-2019, 15:56

          Tháng 5 vừa qua, nhà chức trách của thành phố Am-xtec-đam (Amsterdam – Hà Lan) đã triển khai kế hoạch “Hành động vì không khí sạch” để từng bước hạn chế các loại xe chạy xăng và dầu điêzen (diesel), đặc biệt là trong nội thành. Song song với đó, người dân được khuyến khích sử dụng các loại xe mới chạy bằng năng lượng sạch. Đây được coi là xu thế phát triển bền vững của giao thông trong tương lai ở nhiều quốc gia, và bảo đảm nhu cầu của xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường.

Xu hướng chung tại nhiều quốc gia

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Open Access Earth System Science Data và một báo cáo của tổ chức Dự án Cacbon toàn cầu (GCP) được công bố tháng 12 – 2018, việc gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ khiến lượng khí CO2 toàn cầu tăng thêm 2,7% từ năm 2018. Trong đó, các phương tiện giao thông đường bộ như ô tô, tàu hỏa hoạt động bằng năng lượng hóa thạch như xăng, dầu điêzen, than đá chieems khoảng 20% lượng khí thải CO2 của thế giới.

SBT Ngữ văn 7 Bài tập viết trang 46 - Cánh diều

Xét từ khía cạnh kinh tế, một nghiên cứu của Liên minh Y tế công cộng châu Âu (EPHA) đã chỉ ra rằng, chi phí điều trị các bệnh do ô nhiễm không khí rơi vào khoảng 74 đến 88 tỉ USD mỗi năm. Nếu tính thiệt hại về người, khí độc hại do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch của các phương tiện giao thông đã khiến 390 000 trường hợp tử vong. Chỉ riêng với các loại xe chạy dầu điêzen, lượng khí thải CO2 cao gấp bốn lần xe chạy xăng, kèm theo đó là lượng lớn các hạt bụi siêu nhỏ có thể xâm nhập và gây hại cho phổi, não và tim người. Đối với môi trường, ô nhiễm không khí đã làm giảm năng suất nông nghiệp, để lại hậu quả không thể khắc phục đối với sự cân bằng hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

          Trước tình hình đó, nhiều thành phố ở châu Âu đã và đang đẩy mạnh hơn nữa việc cấm các phương tiện giao thông chạy bằng xăng và dầu điêzen ở nội thành từ nay tới năm 2024. Ước tính có 24 thành phố châu Âu, với khoảng 62 triệu người, sẽ ngừng sử dụng xe ô tô có động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu và thay vào đó là các loại xe điện hoặc xe hai-brit (hybrid) – kết hợp giữa động cơ đốt trong và động cơ điện. Vào tháng 12 – 2018, chính quyền thủ đô Ma-đrit (Madrid – Tây Ban Nha) đã ban bố lệnh cấm hoạt động với các loại xe ô tô cũ sản xuất trước năm 2000 và xe chạy dầu điêzen sản xuất trước năm 2006. Tới năm 2020, tất cả xe ô tô ccux chạy dầu điêzen và chạy xăng sẽ không được phép lưu thông trong thành phố. Bất kì lái xe nào bị phát hiện không tuân thủ các quy tắc mới sẽ phải nộp phạt khoảng 100 USD mỗi lần vi phạm. Trong những ngày đầu ban hành, một phần ba lượng xe cũ đã được cắt giảm, giúp những con phố đông đúc nhất Ma-đrit trước đây trở nên thông thoáng.

          Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2018 cho thấy, thủ đô Pa-ri (Paris – Pháp) có chất lượng không khí ô nhiễm xếp thứ hai trong số 13 thành phố châu Âu. Thị trưởng Pa-ri, bà En Hai-đeo-gô (Anne Hidalgo), đã quyết tâm cải thiện mức độ ô nhiễm bằng cách áp đặt nhiều hạn chế đối với các phương tiện chạy xăng, dầu. Các loại ô tô được sản xuất trước năm 1997 đã bị cấm đi lại trong trung tâm thành phố vào các ngày trong tuần. Ngoài ra, mới đây, bà Hai-đeo-gô đã tuyên bố thành phố này sẽ không cho xe ô tô lưu thông từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều ngày chủ nhật đầu tiên của mỗi tháng.

          Đi đôi với việc hạn chế ô tô chạy bằng xăng, dầu, chính quyền các thành phố lớn ở châu Âu đưa ra các giải pháp thay thế như khuyến khích người dân đi bộ, sử dụng xe đạp, các phương tiện công cộng hoặc ô tô chạy bằng năng lượng sạch. Thủ đô Cô-pen-ha-ghen (Copenhagen) của Đan Mạch là thành phố có tỉ lệ người dân sở hữu ô tô riêng thấp nhất ở châu Âu. Thay vào đó, hơn một nửa người dân tại đây chọn xe đạp làm phương tiện đi lại mỗi ngày. Thói quen đi xe đạp còn được khuyến khích sau khi chính phủ xây dựng một loạt đường chỉ dành cho xe đạp, cùng với các khu vực dành riêng cho người đi bộ đã có từ năm 1960. Từ năm 2030, Chính phủ Đan Mạch sẽ cấm bán xe chạy bằng xăng và dầu điêzen trên toàn quốc, đồng thời mở rộng việc bấn ô tô điện và ô tô hai-brit từ năm 2035.

Giải pháp toàn diện trong tương lai

          Là một trong số những nước châu Âu đi tiên phong tỏng việc bảo veej môi trường, Chính phủ Hà Lan bắt đầu thực hiện kế hoạch “Hành động vì không khí sạch”, từ nay tới năm 2030 sẽ cấm dần các phương tiện chạy bằng xăng, dầu. Trước đó, lượng ô tô điện đã chiến 6,4% phương tiện giao thông đường bộ tại quốc gia này. Thủ đô Am-xtec-đam là nơi đi đầu sau khi chính quyền thành phố tuyên bố, trong những năm tới, tất cả ô tô chạy xăng và dầu điêzen đã sử dụng 15 năm trở lên sẽ bị cấm lưu thông tại khu vực trung tâm và vành đai của thành phố. Từ năm 2022, xe buýt, xe khách cũng không được vào trung tâm thành phố. Thay vào đó, theo bà Xa-rôn Đích-ma (Sharon Dijksma), Ủy viên Hội đồng thành phố Am-xtec-đam chịu trách nhiệm về giao thông, thì thành phố đã đưa vào hoạt động 100 xe buýt điện, hoạt dộng tại sân bay và khắp thành phố. Chính quyền Am-xtec-đam cũng khuyến khích cư dân chuyển sang ô tô điện và ô tô hai-brit bằng cách xây dựng thêm các trạm sạc điện.

          Điểm khác biệt trong chính sách của Am-xtec-đam trước hết xuất phát từ việc ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng giao thông kiểu mới. Ước tính tới năm 2025, thành phố Am-xtec-đam sẽ xây dựng thêm từ 16 000 – 23 000 trạm sạc điện cho ô tô gấp nhiều lần so với con số 3 000 trạm sạc hiện tại. Thói quen sử dụng xe đạp của người dân cũng được khuyến khích khi Chính phủ dự kiến dành khoảng 115 triệu USD ngân sách để cải thiện đường đi cho xe đạp và bãi đậu xe, kèm theo 282 triệu USD để cải thiện các cơ sở hạ tầng khác. Chính phủ kì vọng việc nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ thu hút thêm 200 000 người đi xe đạp tham gia giao thông. “Nhiệm vụ của tôi laf biến Am-xtec-đam trở thành thủ đô không phát thải rhangf đầu thế giowis vào năm 2025 và vận tải điện là một trong những câu trả lời cho thách tthuwcs này.” Bà Đích-ma khẳng định.

          Bên cạnh đó, chính quyền Am-xtec-đam còn quan tâm và đưa ra chính sách thỏa đáng trước những lo ngại về khả năng chi trả cho xe ô tô điện của cư dân thành phố. BÀ Đích-ma phân tích: “Việc chuyển đổi sang phương tiện không phát thải sẽ đòi hỏi sự tham gia của chính quyền, các công ty, mọi người dân và du khách. Tuy nhiên, việc chuyển sang phương tiện không phát thải không đồng nghĩa là người dân hoặc doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một lượng chi phí một cách đột ngột. Để giúp việc chuyển đổi dễ dàng hơn, các khoản trợ cấp và chế độ miễn trừ sẽ được chính quyền hỗ trợ.”. Bằng cách này, người dân Am-xtec-đam có thể mua một chiếc xe sử dụng năng lượng sạch. Ngoài ra, chính quyền cũng đảm bảo những người chọn phương tiện giao thông đó nhận được một số đặc quyền nhất định, ví dụ như giấy phép ưu tiên đỗ xe trong thành phố.

          Dự án này đã nhận được sự ủng hộ từ đông đảo người dân Am-xtec-đam sau khi chứng kiến quyết tâm hành động của chính quyền. Bà En No (Anne Knol), phát ngôn viên của Tổ chức Môi trường quốc tế Friends of the Earth, bày tỏ: “Đây là chính sách rất cần thiết để làm sạch bầu không khí thành phố, mang lại lợi ích cho sức khỏe của tất cả người dân Am-xtec-đam, góp phần giảm phát thải khí CO2 và làm chậm sự biến đổi khí hậu.”.

(Theo Dương Ngọc (biên dịch), nhandan.vn)

Trả lời:

Tóm tắt:

Xu hướng chung tại nhiều quốc gia: Việc gia tắng sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ khiến khí Co2 toàn cầu tăng thêm 2,7%.  Những loại xe chạy dầu Diezen khiến lượng khí thải C02 cao gấp 4 lần xe chạy xăng, kèm theo lượng lớn bụi mịn có thể xâm nhập vào tim và phổi của con người. Để lại hậu quả nghiêm trọng với sự cân bằng hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Các thành phố ở Châu Âu đã và đang đẩy mạnh hơn nữa việc cấm các phương tiện giao thông chạy bằng xăng và dầu từ năm 2024.

Giải pháp toàn diện: Chính phủ Hà Lan bắt đầu thực hiệm kế hoạch “hành động vì không khí sạch” từ nay tới năm 2030 sẽ cấm dần các phương tiện chạy bằng xăng dầu. Chính quyền Am-xtec-đam cũng khuyến khích cư dân chuyển sang ô tô điện và ô tô hai – brit bằng cách xây dựng thêm các trạm sạc điện. Chính quyền Am-xtec-đam còn quan tâm và đưa ra những chính sách thỏa đáng trước những lo ngại về khả năng chi trả cho xe ô tô điện của cư dân thành phố. Ngoài ra chính quyền cũng đảm bảo những người chọn phương tiện giao thông đó nhận được một số đặc quyền nhất định.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7 : Thơ

Bài 8 : Nghị luận xã hội

Bài 9 : Tùy bút và tản văn 

Bài 10 : Văn bản thông tin

: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2

Đánh giá

0

0 đánh giá