VBT Ngữ Văn 7 Đức tính giản dị của Bác Hồ - Cánh diều

2.2 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 8: Nghị luận xã hội sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 8: Nghị luận xã hội

Bài tập 1 trang 55,56 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Thực hiện các yêu cầu chuẩn bị và trong khi đọc văn bản.

Câu 1 trang 55 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Hãy chuẩn bị giới thiệu về một người có lối sống giản dị mà em biết (ông, bà, bố, mẹ hoặc thầy giáo, cô giáo, bạn bè cùng lớp,...)

a) Người ấy là ai?

b) Lối sống giản dị của người ấy được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

a) Người ấy là mẹ em.

b) Mẹ đã tảo tần để nuôi hai anh em em. Mẹ dành dụm tiền để chúng em được ăn no, mặc ấm. Nhưng mẹ lại cố gắng tiết kiệm chi tiêu cho bản thân mình.

Câu 2 trang 55 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Phần (1) của văn bản nêu vấn đề trực tiếp hay gián tiếp? Câu nào chứa đựng thông tin chính?

Trả lời:

- Phần (1) của văn bản nêu vấn đề trực tiếp.

- Câu chứa đựng thông tin chính: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Câu 3 trang 55 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng trong phần (2) như thế nào?

Trả lời:

Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng phần 2: lí lẽ chặt chẽ và dẫn chứng chính xác, cụ thể để chứng minh cho sự giản dị trong tác phong sinh hoạt, đời sống của Bác Hồ.

Câu 4 trang 56 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Phần (3) nêu lí lẽ hay bằng chứng?

Trả lời:

Phần 3 nêu lí lẽ: Đời sống vật chất giản dị hòa với đời sống tâm hồn phong phú.

Câu 5 trang 56 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Tác giả nêu lên vấn đề gì trong phần (4)?

Trả lời:

Tác giả nêu lên vấn đề trong phần 4: Bác giản dị trong lời nói, bài viết.

Bài tập 2 trang 56, 57 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc văn bản.

Câu 1 trang 56 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: a) Vấn đề chính mà tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là gì?

b) Người viết đã làm sáng tỏ vấn đề đó từ những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

Trả lời:

a) Vấn đề chính mà tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ: Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường giản dị và vô cùng khiêm tốn.

b) Người viết đã làm sáng tỏ quan điểm đó từ những phương diện trong đời sống và con người của Bác:

- Giản dị trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống

- Giản dị trong đời sống và mối quan hệ với mọi người

- Giản dị trong lời nói, bài viết

Câu 2 trang 56 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nêu bố cục của văn bản.

- Trình tự triển khai:.............................................................................................................

- Bố cục văn bản:

+ Mở bài: từ..đến...

+ Thân bài: từ...đến...

+ Kết bài: từ...đến...

Trả lời:

- Trình tự triển khai: nêu vấn đề -> đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng chứng minh -> khái quát lại vấn đề 

- Bố cục văn bản:

+ Mở bài: từ Điều rất quan trọng đến thanh bạch, tuyệt đẹp.

+ Thân bài: từ Con người của Bác đến thế giới ngày nay.

+ Kết bài: từ Giản dị trong đời sống đến anh hùng cách mạng.

Câu 3 trang 57 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: a) Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần (2)

b) Điều gì làm nên sức thuyết phục của phần này?

Trả lời:

a) Nhận xét: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chứng minh, bình luận và biểu cảm đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình cho đoạn văn. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện hiểu biết sâu sắc và tình cảm chân thành của tác giả.

b) Điều làm nên sức thuyết phục của phần này là lí lẽ kết hợp với những dẫn chứng xác thực đáng tin cậy.

Câu 4 trang 57 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Trong phần (4), để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?

Trả lời:

Trong phần 4, người viết đã thuyết phục bằng cách nêu ra những câu nói cô đọng, hàm súc về nội dung ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc của Bác. Tiếp đó tác giả đưa ra lời bình luận: Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lời bình luận này của tác giả đã đề cao sức mạnh phi thường của những chân lí mà Bác nêu ra dưới hình thức những câu nói tự nhiên, mộc mạc, giản dị và sâu sắc. Lời Bác đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân.

Câu 5 trang 57 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”?

Trả lời:

Tác giả muốn khẳng định điều qua câu kết: sức mạnh phi thường của những chân lí mà Bác nêu ra dưới hình thức những câu nói tự nhiên, mộc mạc, giản dị và sâu sắc. Lời Bác đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân

Câu 6 trang 57 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: a) Qua văn bản, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị?

b) Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính ấy?

Trả lời:

a) Đức tính giản dị là một trong những đức tính, phẩm chất cao đẹp mà mỗi người cần tạo lập cho mình. Đức tính ấy được biểu hiện ở lối sống đơn giản không xa hoa, không cầu kì; ở nhiều khía cạnh: ăn mặc, nói năng, hành động,...

b) Để rèn luyện đức tính ấy, em sẽ nói năng nhỏ nhẹ, dễ nghe, dễ hiểu, lễ phép với mọi người, thực hành tiết kiệm, tích cực, sáng tạo và thân thiện.

Đánh giá

0

0 đánh giá