Với giải sách bài tập Ngữ văn 7 Bài 8: Nghị luận xã hội sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Ngữ văn lớp 7 Bài 8: Nghị luận xã hội
Trả lời:
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là văn bản nghị luận xã hội bởi vì: Văn bản đã thuyết phục người đọc về một vấn đề quan trọng trong đời sống là tinh thần yêu nước: Khẳng định dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước và đó là một truyền thống quý báu của dân tộc. Để thuyết phục, Bác đã dùng các lí lẽ, chủ yếu là bằng chứng có trong lịch sử và hiện thực cuộc kháng chiến của dân tộc để làm sáng tỏ. Đó là sự thật lịch sử với những tên tuổi cụ thể, rõ ràng (Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, …), là các sự kiện và những biểu hiện không ai có thể bác bỏ được (Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc, yêu thương bộ đội như con đẻ của mình …).
A. Kể chuyện về lòng yêu nước của nhân dân ta.
B. Giới thiệu những tấm gương sáng về lòng yêu nước
C. Nêu lên truyền thống yêu nước của nhân dân ta
D. Ca ngợi những tấm gương hi sinh dũng cảm vì đất nước.
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Nêu lên truyền thống yêu nước của nhân dân ta
Trả lời:
+ Phần 1: Mở bài: giới thiệu được vấn đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Phần 2: Thân bài: làm rõ vấn đề qua các luận cứ và luận chứng
+ Phần 3: Kết bài: khái quát lại vấn đề và kêu gọi mọi người hành động
Câu 4 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 4. SGK) Đọc phần (2) và cho biết:
a) Các bằng chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự nào?
b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: "Từ... đến..." đã giúp tác giả thể hiện được điều gì?
Trả lời:
a. các bằng chứng trong phần (2) được sắp xếp theo trình tự thời gian (từ xưa đến nay), theo lứa tuổi (từ cụ già đến các cháu nhi đồng, từ những phụ nữ đến các bà mẹ, …), theo vùng miền (từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bào trong nước đến kiều bào nước ngoài, từ tiền tuyến đến hậu phương, …).
b. Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ … đến …” đã giúp tác giả diễn tả được sự rộng khắp, đầy đủ, phong phú, … về các biểu hiện cho tình yêu nước của nhân dân ta.
Trả lời:
Mục đích của văn bản nghị luận nhằm nêu lên ý kiến và thuyết phục người khác hiểu, tin theo ý kiến đã nêu lên của mình. Ở bài nghị luận này, Chủ tịch Hồ CHí Minh muốn nêu lên và thuyết phục mọi người về ý kiến: Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Để thuyết phục, Bác đã dùng các lí lẽ, chủ yếu là bằng chứng có trong lịch sử và hiện thực cuộc kháng chiến của dân tộc để làm sáng tỏ. Đó là sự thật lịch sử với những tên tuổi cụ thể, rõ ràng (Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, …), là các sự kiện và những biểu hiện không ai có thể bác bỏ được (Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc, yêu thương bộ đội như con đẻ của mình …).
Câu 6 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc, yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, … Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
a. Đoạn trích tập trung triển khai nội dung chính nào? Câu văn nào là câu khái quát (câu chủ đề) của cả đoạn trích?
b. Dẫn ra một số câu nêu lên lí lẽ và dẫn chứng của tác giả bài viết trong đoạn trích trên.
c. Câu văn “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng điều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước” muốn khẳng định điều gì?
Trả lời:
a. Đoạn trích tập trung triển khai nội dung chính: Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh rất rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu khái quát (câu chủ đề) của cả đoạn trích là câu mở đầu: “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.”. Các câu sau triển khai cụ thể cho câu khái quát này.
b. Một số câu nêu lên lí lẽ và dẫn chứng trong đoạn trích, ví dụ: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.” (lí lẽ); “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.” (dẫn chứng).
c. Câu văn “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng điều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.” muốn khẳng định rằng các biểu hiện về tình yêu nước rất đa dạng, phong phú, tuy diễn ra ở các nơi và qua các việc làm khác nhau, nhưng “giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.
a. Viết về cái hay và cái hấp dẫn trong thơ văn của Bác.
b. Phân tích và làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ
c. Kể chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ
d. Chỉ ra các biểu hiện giản dị trong đời sống của Bác Hồ
e. Ca ngợi tấm lòng yêu thương của Bác Hồ đối với mọi người
g. Khẳng định Bác giản dị trong cả đời sống và trong cả nói, viết
Trả lời:
Chọn đáp án: b. Phân tích và làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ
d. Chỉ ra các biểu hiện giản dị trong đời sống của Bác Hồ
g. Khẳng định Bác giản dị trong cả đời sống và trong cả nói, viết
Trả lời:
Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ có bốn phần; phần đầu (1) như là mở bài: nêu vấn đề Bác Hồ rất vĩ đại nhưng lại vô cùng giản dị. Phần tiếp theo (2 và 3) như là thân bài, gồm hai ý: ý 1 (phần 2) nêu lên các biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác Hồ; ý 2 (phần 3) nêu lên ý nghĩa của lối sống giản dị của Bác Hồ: “Bác Hồ sống đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân.”. Phần cuối (4) như là kết bài: nêu lên sự giản dị trong lối sống của Bác còn thể hiện ở việc nói và viết. Và chính sự giản dị ấy có sức lay động và sức thuyết phục rất cao: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”.
Trả lời:
Trong phần (2), để làm sáng tỏ đời sống giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các bằng chứng cụ thể từ đời sống của Bác với các sinh hoạt bình thường như bữa ăn, nơi ở, công việc hằng ngày (từ việc lớn lao như cứu nước, cứu dân đến việc nhỏ như trồng cây, viết thư, …). Ngay cả việc đặt tên cho các đồng chí phục vụ cũng rất giản dị mà đầy ý nghĩa.
Phần này có sức thuyết phục do người viết nêu lên các lí lẽ, dẫn chứng rất cụ thể, sinh động và phù hợp với đề tài lối sống giản dị.
Trả lời:
Trong phần (4), để giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạng của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục bằng cách chuyển từ lối sống giản dị trong sinh hoạt đời thường sang các biểu hiện giản dị trong viết và nói của Bác. Tác giả đã dẫn ra các câu nói, lời văn rất cụ thể và sinh động về cách viết, cách nói giản dị mà hết sức sâu sắc của Bác như: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.”. Từ các dẫn chứng cụ thể ấy, tác giả đã nêu lên nhận xét khái quát về sức mạnh của phẩm chất giản dị như: “Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị …” và: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”.
Trả lời:
Kết thúc văn bản, tác giả viết: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.” Câu nói này muốn khẳng định sức mạnh to lớn trong cách nói, cách viết giản dị của Bác Hồ.
Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn, Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn, … Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác, người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!
a. Đoạn trích trên thuộc phần nào của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ? Nội dung chính của đoạn này là gì?
b. Trong đoạn trích, tác giả Phạm Văn Đồng đã dựa vào các biểu hiện nào để phân tích đức tính giản dị của Bác Hồ?
c. Qua đoạn trích này, em hiểu biểu hiện của đức tính giản dị là gì? Hãy nêu một ví dụ khác về đức tính giản dị chưa được nói tới trong đoạn trích.
Trả lời:
a. Đoạn trích trên nằm ở phần 2 của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Nội dung chính là sự giản dị trong tác phong sinh hoạt, đời sống của Bác Hồ.
b. Tác giả Phạm Văn Đồng đã dựa vào các biểu hiện cụ thể từ đời sống của Bác như bữa ăn, nơi ở, công việc hằng ngày (từ việc lớn lao cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ như trồng câu, …). Cách đặt tên cho các đồng chí phục vụ.
c. Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị với mỗi người thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hồn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.
Ví dụ: Người có lối sống giản dị: lời nói ngắn gọn; dễ nhớ; không tiêu xài hoang phí, ăn mặc giản dị phù hợp với lứa tuổi;…
Câu 7 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Đại tướng gương mẫu, làm gương về phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trung thực, đoàn kết, khiêm tốn, giản dị, chí công vô tư, gần gũi, hết mực thương yêu cán bộ, chiến sí và nhân dân. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đại tướng cũng thể hiện bản lĩnh của người chiến sĩ cộng sản trung kiên, giữ vững khí tiết, tư tưởng tiến công, ý chí tự lực tự cường, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó. Luôn đề cao công lao, sự hi sinh to lớn của nhân dân, quân đội, những người trực tiếp chiến đấu trên chiến trường và chỉ nhận mình là “hạt nước giữa đại dương”, bình đẳng với mọi người lính. Đại tướng từng nói: “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng như giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhung tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình. Tôi hoàn thành nhiệm vụ cũng như những người lính hoàn thành nhiệm vụ. Trên bình diện nhiệm vụ thì tôi cũng là người lính bình đẳng, cho nên tôi rất tôn trọng người lính.”.
Với người bên kia chiến tuyến, Đại tướng, Tổng tư lệnh đã chỉ đạo toàn quân, toàn dân thực hiện nghiêm chính sách nhân đạo, khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về tù, hàng binh; qua đó, giác ngộ cho hộ về cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam và bản chất phản động của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Dù là người chiến bại, nhưng từ tướng lĩnh, sĩ quan đến binh sĩ luôn dành cho Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp sự tôn trọng, nể phục, như lời của tướng Pháp Đờ Cát-xto-ri (De Castries): “Tôi hân hạnh được làm đối thủ Tướng Giáp, để được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp; tôi ngưỡng mộ và kính phục ông.”.
Danh tiếng, uy tín, phẩm chất đạo đức, nhân cách của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp không chỉ giới hạn ở Việt Nam mà đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, góp phần cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, chống áp bức, bóc lột, bất công ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ - La-tinh (Latin); được thế giới vinh danh và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình ngưỡng mộ, cảm phục.
(Theo Thái Doãn Tước, tuyengiao.vn)
a. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Nội dung ấy có liên quan đến bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) như thế nào?
b. Những lí lẽ và dẫn chứng nào trong đoạn trích nói về “phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trung thực, đoàn kết, khiêm tốn, giản dị, chí công vô tư, gần gũi, hết mực thương yêu cán bộ, chiến sĩ và nhân dân” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
c. Câu nói của tướng Pháp Đờ Cát-xto-ri thể hiện tình cảm, thái độ gì đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
d. Đoạn kết thúc “Danh tiếng, uy tín … cảm phục.” khẳng định điều gì?
Trả lời:
a. Nội dung chính của đoạn trích tập trung nêu khái quát những phẩm chất cao đẹp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những phẩm chất và đức tính tốt đẹp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất giống tư tưởng, tình cảm và con người Bác Hồ, trong đó có đức tính giản dị. Có thể nói, Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những con người rất vĩ đại mà luôn giản dị hết mực. Chính vì thế, nội dung đoạn trích có liên quan đến bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng).
b. Lí lẽ và dẫn chứng trong đoạn trích nói về “phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trung thực, đoàn kết, khiêm tốn, giản dị, chí công vô tư, gần gũi, hết mực thương yêu cán bộ, chiến sĩ và nhân dân” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong đoạn đầu, từ: “Là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quân đội” đến “Trên bình diện nhiệm vụ thì tôi cũng là người lính bình đẳng, cho nên tôi rất tôn trọng người lính”.
c. Câu nói của tướng Pháp Đờ Cát-xto-ri “Tôi hân hạnh được làm đối thủ Tướng Giáp, để được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp; tôi ngưỡng mộ và kính phục ông.” thể hiện sự nể phục, kính trọng vì sự tài giỏi, tài năng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
d. Đoạn kết thúc “Danh tiếng, uy tín … cảm phục.” khẳng định vị trí và tầm vóc quốc tế của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Ông không chỉ phụ thuộc về nhân dân Việt Nam mà còn là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhiều nước trên thế giới.
Trả lời:
Những đặc điểm cho thấy “Tượng đài vĩ đại nhất” là văn bản nghị luận là:
- Văn bản Tượng đài vĩ đại nhất viết về vấn đề: sự hi sinh anh dũng của nhân dân vì nghĩa lớn, vì cộng đồng, vì dân tộc.
- Vấn đề đó rất đáng quan tâm là bởi: đây là vấn đề phổ biến, ở xunh quanh chúng ta, vấn đề có ý nghĩa sâu rộng với cộng đồng.
Trả lời:
- Mục đích của văn bản này là cho mọi người, nhất là thế hệ về sau biết và nhớ tới công lao to lớn của anh hùng đã hi sinh thân mình gìn giữ bảo vệ Tổ Quốc, có được cuộc sống ấm no như ngày nay.
- Những lí lẽ và bằng chứng cụ thể được tác giả nêu trong văn bản để làm sáng tỏ mục đích đó:
Trả lời:
- “Tượng đài vĩ đại nhất” mà tác giả muốn nói tới là hình hài Tổ Quốc
- Đó là “tượng đài vĩ đại nhất” là bởi đó là máu xương, mồ hôi, công sức, trí tuệ của lớp lớp anh hùng, liệt sĩ.
Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cách hi sinh vì nghĩa lớn của người con đất Việt cũng thật đáng tự hào, luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước. Biết bao nhà yêu nước cách mạng ra pháp trường, biết đầu rơi, máu chảy vẫn lạc quan, tin vào ngày mai chiến thắng. Hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ cách mạng bị địch bắt bớ tù đày, tra tấn bằng đủ thứ cực hình, vẫn một dạ trung kiên. Trước cái chết, họ vẫn không ngừng đấu tranh, không khuất phục kẻ thù. Những chiến sĩ ôm bom ba càng, bom xăng xông lên ngăn xe tăng giặc; những thanh niên xung phong biến mình thành cọc tiêu bên bom nổ chậm, dẫn đường cho đoàn xe ra trận, biết mình có thể hi sinh vẫn không chùn bước …
Với người con đất Việt, cái chết – sự hi sinh trở thành thứ vũ khí vô hình khiến kẻ thù run sợ. Ngay cả dáng núi Vọng Phu suốt dọc chiều dài đất Việt cũng luôn quay về hướng đông, nơi có Mặt Trời lên mỗi sáng, bình minh …
a. Nội dung chính của đoạn trích là gì? Câu văn nào nêu được ý chính của nội dung đó?
b. Nội dung đoạn trích trên liên quan đến đề tài và chủ đề của văn bản như thế nào?
c. Em hiểu câu: “Ngay cả dáng núi Vọng Phu suốt dọc chiều dài đất Việt cũng luôn quay về hướng đông, nơi có Mặt Trời lên mỗi sáng, bình minh …” muốn nói gì?
Trả lời:
a. Nội dung chính của đoạn trích là nêu lên cách hi sinh của người Việt cũng rất đáng tự hào và có ý nghĩa.
Câu văn nêu được ý chính của nội dung đó là: “Cách hi sinh vì nghĩa lớn của người con đất Việt cũng thật đáng tự hào, luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước.”.
b. Nội dung đoạn trích liên quan đến đề tài và chỉ đề của văn bản ở chỗ, người viết tập trung nêu lên cách hi sinh của người Việt rất đáng tự hào, rất đẹp, rất dũng cảm, hiên ngang, … Điều đó làm rõ cho đề tài và chủ đề của cả văn bản: Để có cuộc sống hòa bình hôm nay, biết bao lớp người đi trước đã anh dũng ngã xuống vì Tổ quốc.
c. Câu: “Ngay cả dáng núi Vọng Phu suốt dọc chiều dài đất Việt cũng luôn quay về hướng đông, nơi có Mặt Trời lên mỗi sáng, bình minh …” muốn nói đến hình ảnh hướng về một tương lai tốt đẹp… Chi tiết “luôn quay về hướng đông, nơi có Mặt Trời lên mỗi sáng, bình minh”, nghĩa là luôn kiên trung hướng về tương lai, hướng về ánh sáng, bình minh, luôn hi vọng vào ngày mai tươi sáng.
Câu 5 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7Tập 2:
Trả lời:
Nội dung văn bản Tượng đài vĩ đại nhất tập trung biểu dương những tấm gương yêu nước, tinh thần dũng cảm, kiên cường của biết bao thế hệ người Việt Nam. Rất nhiều người đã hi sinh để có được đất nước thống nhất, dân tộc độc lập như ngày hôm nay. Nội dung ấy thực chất làm sáng rõ hươn cho vấn đề Bác Hồ đã nêu lên trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Trả lời:
Văn bản được viết vào ngày 27-7-2012. Đây là ngày Thương binh – Liệt sĩ, gợi sự biết ơn của tác giả nói riêng và toàn bộ dân tộc nói chung đối với các thế hệ cha anh đi trước. Nội dung văn bản cho em thấy được sự hi sinh chiến đấu của ông cha ta một lòng vì Tổ quốc, từ đó thúc đẩy lòng biết ơn, tinh thần yêu nước của mỗi người.
Trả lời:
Tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
- Các câu văn đoạn văn đều xoay quanh chủ đề yêu nước
- Các phần các đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí:
+ Phần mở đầu nêu chủ đề bàn luận: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Phần tiếp theo nêu các khía cạnh, nội dung nhỏ của vấn đề, làm rõ chủ đề chung của văn bản.
Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc câu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh).
a. Tìm các trạng ngữ tỏng câu trên, xác định trạng ngữ mở rộng là cụm danh từ co thành tố phụ là cụm chủ vị. Chỉ ra ý nghĩa của mỗi trạng ngữ.
b. Tìm các vị ngữ mở rộng là cụm động từ, cụm tính từ trong câu trên và cho biết: Qua các vị ngữ đó, tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả miêu tả như thế nào?
Trả lời:
a. Các trạng ngữ trong câu đã cho là: từ xưa đến nay; mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng.
Trạng ngữ mở rộng là cụm danh từ có thành tố phụ là cụm chủ vị: mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng.
Ý nghĩa của trạng ngữ: từ xưa đến nay: chỉ thời gian khái quát xuyên suốt lịch sử; mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng: chỉ nguyên nhân khơi dậy sôi nổi tinh thần yêu nước.
b. Các vị ngữ mở rộng là cụm động từ, cụm tính từ trong câu trên là: kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn; nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Qua đó, tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã được miêu tả mạnh mẽ, sục sôi. Thể hiện làn sóng yêu nước có thể chiến thắng tất cả, gợi ra cái kết thê thảm cho bọn bán nước và lũ cướp nước,
a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. (Hồ Chí Minh)
b. Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn.
Trả lời:
So sánh hai câu: câu (a) có biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ "nồng nàn yêu nước"-"yêu nước nồng nàn". Còn câu (b) đúng trật tự từ. Tác giả lựa chọn như vậy nhằm nhấn mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh)
Trả lời:
Từ “anh hùng” đầu tiên là danh từ, từ “anh hùng” thứ hai là tính từ. Bởi vì “anh hùng” 1 kết hợp với phó từ vị, chỉ người. Từ “anh hùng” 2 chỉ đặc điểm của dân tộc ta.
a. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
b. Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật
Trả lời:
a) Vị ngữ là cụm động từ: càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
Động từ trung tâm: thấy.
Thành tố phụ là cụm chủ vị Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
b) Vị ngữ là cụm động từ: chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật
Động từ trung tâm: hiểu lầm
Thành tố phụ là cụm chủ vị: Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật
Trả lời:
- Nghị luận về một vấn đề trong đời sống là nêu lên và trình bày ý kiến của mình (tán thành hay phản đối) về một vấn đề nào đó của đời sống bằng cách đưa ra được lí lẽ rõ ràng, kết hợp với bằng chứng đa dạng để thuyết phục người đọc, người nghe.
- Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, các em cần:
- Xác định được vấn đề cần bàn luận.
- Tìm hiểu các tư liệu liên quan đến vấn đề xã hội cẩn nghị luận đó (tư liệu thực tế, những chuyện đã nghe, đã đọc, chuyện đã chứng kiến hay trải nghiệm của bản thân,...).
- Giải thích vấn đề và làm sáng tỏ ý kiến của mình bằng việc nêu ra lí lẽ và bằng chứng.
Trả lời:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, hình ảnh của Bác luôn hiện hữu và trở thành tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Trong con người anh hùng dân tộc chứa đựng những phẩm chất đáng quý và cao đẹp, mà tiêu biểu nhất chính là đức tính giản dị của Bác, giản dị trong phong cách, lối sống, lời nói và bài viết.
Trên cương vị của một người lãnh đạo đứng đầu cả một dân tộc, nhưng Bác lại vô cùng giản dị, giản dị ngay từ trong lối sống sinh hoạt hàng ngày. Thường thị những người có địa vị cao sang sẽ sống trong nhung lụa gấm vóc, thưởng thức đủ loại sơn hào hải vị. Thế nhưng đối với Bác thì ngược lại, bữa ăn của Bác rất đạm bạc, chỉ có vài ba món như cá kho, rau luộc, cà muối, trong khi ăn Bác rất nhẹ nhàng, không để rơi vãi một hạt cơm nào, bát đĩa và đồ dùng lúc nào cũng được giữ sạch sẽ, gọn gàng.
Đó là sự tôn trọng và biết ơn của Bác đối với những người nông dân đã vất vả làm nên hạt gạo. Sự giản dị của Bác thể hiện rất rõ trong cách ăn mặc, hình ảnh của Bác luôn gắn liền với bộ quần áo ka-ki đơn sơ, đôi dép cao su và chiếc đồng hồ Liên Xô. Bác luôn gọn gàng và không cầu kì, đồ dùng chẳng có nhiều và Bác cũng không phải là người xa hoa, không lãng phí mua sắm.
Nơi Bác ở là một ngôi nhà sàn chỉ với ba gian phòng, nằm giữa khu vườn đủ mọi loại cây cối, cây cối đều do Bác tự tay trồng, ao cá cũng là Bác chăm, Bác còn trồng rau và rất nhiều loại hoa. Bước vào trong khuôn viên căn nhà sàn của Bác là một không gian thoáng đãng, lộng gió và phảng phất hương thơm hoa cỏ. Quả thực đời sống của Bác giản dị mà thanh cao, tao nhã, hiếm ai có thể sống như vậy.
Trong mọi sinh hoạt hàng ngày việc gì Bác tự làm được thì sẽ không làm phiền đến người khác, vì thế nên Bác cũng có rất ít người phục vụ, ở vị trí của mình Bác vẫn luôn coi trọng mọi người, không tùy tiện sai bảo mà luôn hòa hợp, giản dị, không cho phép mình lãng phí bất cứ tài sản nào của nhân dân, luôn tận tụy hết mình vì nhân dân. Đức tính giản dị của Bác còn thể hiện trong lời nói, cách viết và cách đối xử với mọi người, trong phong cách viết của Hồ Chí Minh, luôn hướng đến người đọc với sự chân thành và gần gũi nhất, không cầu kì, lúc nào cũng mong đông đảo quần chúng hiểu và ghi nhớ.
Bác chỉ phê bình và nhắc nhở nhẹ nhàng với những người có lỗi chứ không chỉ trích nặng nề bất cứ ai, luôn kịp thời khen ngợi và công nhận thành tích. Với người già Bác luôn lễ phép, kính trọng và quan tâm, với trẻ nhỏ Bác lại gần gũi, mến yêu và động viên học tập. Có thể nói đức tính giản dị của Bác đã hiện diện ở mọi mặt đời sống, và trong con người Bác ở mọi khía cạnh.
Đức tính giản dị của Bác Hồ không chỉ có người dân Việt Nam biết đến mà cộng đồng bạn bè quốc tế cũng hết lời khen ngợi, cảm mến đức tình này của Bác. Sự giản dị và vĩ đại kết tinh trong con người Bác là một biểu tượng cao quý và tấm gương cho nhân dân ta học tập và noi theo suốt đời.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2