Vở thực hành Toán 7 (Kết nối tri thức): Bài ôn tập cuối chương 9

1.3 K

Với giải vở thực hành Toán 7 Bài ôn tập cuối chương 9 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Toán lớp 7 Bài ôn tập cuối chương 9

Bài 1 (9.36) trang 86 VTH Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có BAC^ là một góc tù. Lấy điểm D nằm giữa A và B; lấy điểm E nằm giữa A và C (H.9.43).

Chứng minh DE < BC.

Cho tam giác ABC có góc BAC là một góc tù. Lấy điểm D nằm giữa A và B

 

Lời giải:

Cho tam giác ABC có góc BAC là một góc tù. Lấy điểm D nằm giữa A và B

Nối B với E. Trong tam giác BDE, góc BDE tù (do BAC^ là góc tù), nên DE < BE.

Trong tam giác BEC, góc BEC tù (cũng do BAC^ là góc tù) nên BE < BC.

Suy ra DE < BC.

Bài 2 (9.37) trang 86 VTH Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC (AB > AC). Trên đường thẳng chứa cạnh BC, lấy điểm D và điểm E sao cho B nằm giữa D và C, C nằm giữa B và E, BD = BA, CE = CA (H.9.44).

Cho tam giác ABC (AB > AC). Trên đường thẳng chứa cạnh BC, lấy điểm D và điểm E

a) So sánh ADE^ và AED^.

b) So sánh các đoạn thẳng AD và AE.

Lời giải:

Cho tam giác ABC (AB > AC). Trên đường thẳng chứa cạnh BC, lấy điểm D và điểm E

a) Tam giác ABD cân tại B (AB = BD) và có góc ngoài tại đỉnh B là ABC^

nên D^=A1^=12ABC^.

Tam giác ACE cân tại C (AC = CE) và có góc ngoài tại đỉnh C là ACB^ 

nên E^=A2^=12ACB^.

Do AB > AC nên ACB^>ABC^, suy ra 12ACB^>12ABC^ hay E^>D^.

b) Trong tam giác AED vì AED^>ADE^ nên  AD > AE.

Bài 3 (9.38) trang 87 VTH Toán 7 Tập 2: Gọi AI và AM lần lượt là đường cao và đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh A của tam giác ABC. Chứng minh rằng:

a) AI < 12(AB + AC);

b) AM < 12(AB + AC).

Lời giải:

Gọi AI và AM lần lượt là đường cao và đường trung tuyến

a) Trong tam giác vuông ABI có AB là cạnh huyền nên AI < AB.

Trong tam giác vuông ACI có AC là cạnh huyền nên AI < AC.

Suy ra 2AI < AB + AC hay AI < 12(AB + AC).

b) Lấy điểm D sao cho M là trung điểm của AD.

Xét ∆ABM và ∆DCM có: BM = CM; AM = MD; AMB^=CMD^,

do đó ∆ABM = ∆DCM (c.g.c). Suy ra AB = CD.

Trong tam giác ACD, ta có AD < CD + AC hay 2AM < AB + AC.

Suy ra AM < 12(AB + AC).

Bài 4 (9.39) trang 88 VTH Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có đường phân giác AD, D nằm trên BC sao cho BD = 2DC. Trên đường thẳng AC, lấy điểm E sao cho C là trung điểm của AE (H.9.47). Chứng minh rằng tam giác ABE cân tại A.

Gợi ý. D là trọng tâm của tam giác ABE; tam giác này có đường phân giác AD đồng thời là đường trung tuyến.

Cho tam giác ABC có đường phân giác AD, D nằm trên BC sao cho BD = 2DC

 

Lời giải:

ΔABE có C là trung điểm của AE nên BC là đường trung tuyến của ΔABE.

BC = BD + DC = 2DC + DC = 3DC.

Do đó DC = 13BC, BD = 23BC.

Trên đường trung tuyến BC có điểm D thỏa mãn BD = 23BC nên D là trọng tâm của ΔABE.

Do đó AD là đường trung tuyến của ΔABE.

ΔABE có AD vừa là đường trung tuyến, vừa là đường phân giác nên ΔABE cân tại A.

Bài 5 trang 88 VTH Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC và tia đối của tia CB theo thứ tự lấy hai điểm D và E sao cho BD = CE.

a) Chứng minh ∆ADE cân.

b) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh AM là tia phân giác của góc DAE và AM ⊥ DE.

c) Từ B và C kẻ BH, CK theo thứ tự vuông góc với AD, AE. Chứng minh: BH = CK.

d) Chứng minh: HK // BC.

Lời giải:

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC và tia đối của tia CB

a) Do ∆ABC cân tại A nên ABC^=ACB^ suy ra ABD^=ACE^ (cùng bù với góc ABC^ACB^).

Xét ∆ABD và ∆ACE có:

AB = AC (do tam giác ABC cân tại A)

ABD^=ACE^ (chứng minh trên),

BD = CE (theo giả thiết).

Suy ra ∆ABD = ∆ACE (c.g.c), do đó AD = AE (hai cạnh tương ứng), suy ra tam giác ADE cân tại A.

b) Ta có: DM = DB + BM, EM = EC + CM, mà BD = CE (gt), BM = CM (M là trung điểm của BC), suy ra DM = EM.

Xét ∆AMD và ∆AME có:

          AM chung,

          AD = AE (chứng minh trên),

          DM = EM (chứng minh trên).

Do đó ∆AMD = ∆AME (c.c.c), suy ra DAM^=EAM^ và DMA^=EMA^, suy ra AM là phân giác của góc DAE.

Mặt khác do DMA^ và EMA^ là hai góc bù nhau nên DMA^=EMA^ = 90° hay AM ⊥ DE.

c) Vì ∆ABD = ∆ACE (chứng minh trên) nên DAB^=EAC^.

Xét tam giác vuông ABH và tam giác vuông ACK, ta có:

AB = AC (do tam giác ABC cân tại A); DAB^=EAC^, do đó ∆ABH = ∆ACK (cạnh huyền – góc nhọn), suy ra BH = CK (hai cạnh tương ứng).

d) Gọi giao điểm của AM và HK là N.

Xét ∆ANH và ∆ANK, có: AH = AK (do ∆ABH = ∆ACK), DAM^=EAM^ (chứng minh trên), AN là cạnh chung. Do đó ∆ANH = ∆ANK, suy ra ANH^=ANK^ (hai góc tương ứng), mà hai góc này bù nhau nên ANH^=ANK^= 90°, suy ra AM ⊥ HK.

Ta có AM ⊥ HK, mà AM ⊥ BC (do AM ⊥ DE) nên HK // BC.

Đánh giá

0

0 đánh giá