Với giải Bài 3 trang 20 SGK Toán lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài tập cuối chương 5 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SGK Toán 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 10 Bài tập cuối chương 5
Bài 3 trang 20 Toán lớp 10 Tập 2: Trong mặt phẳng, cho hai đường thẳng song song a và b. Cho 3 điểm phân biệt trên đường thẳng a và 4 điểm phân biệt trên đường thẳng b. Có bao nhiêu tam giác có cả 3 đỉnh là 3 điểm trong 7 điểm nói trên?
Lời giải:
Chọn 3 điểm để tạo thành 3 đỉnh của một tam giác thì 3 điểm đó phải không thẳng hàng với nhau.
Do đó, ta chọn 3 điểm sao cho 1 điểm thuộc được thẳng này và 2 điểm phải thuộc đường thẳng kia. Khi chọn như thế, ta chỉ có thể chọn theo một trong hai khả năng sau:
- Chọn 1 điểm thuộc đường thẳng a và 2 điểm thuộc đường thẳng b;
- Chọn 2 điểm thuộc đường thẳng a và 1 điểm thuộc đường thẳng b.
• Xét khả năng thứ nhất: Chọn 1 điểm thuộc đường thẳng a và 2 điểm thuộc đường thẳng b.
Chọn 1 điểm trong 3 điểm thuộc đường thẳng a, có (cách chọn).
Chọn 2 điểm trong 4 điểm thuộc đường thẳng b, có (cách chọn).
Theo quy tắc nhân, số cách chọn 1 điểm thuộc đường thẳng a và 2 điểm thuộc đường thẳng b là: 3 . 6 = 18.
• Xét khả năng thứ hai: Chọn 2 điểm thuộc đường thẳng a và 1 điểm thuộc đường thẳng b.
Chọn 2 điểm trong 3 điểm thuộc đường thẳng a, có (cách chọn).
Chọn 1 điểm trong 4 điểm thuộc đường thẳng b, có (cách chọn).
Theo quy tắc nhân, số cách chọn 2 điểm thuộc đường thẳng a và 1 điểm thuộc đường thẳng b là: 3 . 4 = 12.
Theo quy tắc cộng, số tam giác có cả 3 đỉnh là 3 điểm trong 7 điểm nói trên là 18 + 12 = 30 (tam giác).
Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1 trang 20 Toán lớp 10 Tập 2: a) Có bao nhiêu cách xếp 20 học sinh theo một hàng dọc?...
Bài 5 trang 20 Toán lớp 10 Tập 2: Khai triển các biểu thức sau:....
Xem thêm các bài giải SGK Toán 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giải SGK Toán 10 Bài 4: Nhị thức Newton
Giải SGK Toán 10 Bài tập cuối chương 5
Giải SGK Toán 10 Bài 1: Số gần đúng. Sai số
Giải SGK Toán 10 Bài 2: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm
Giải SGK Toán 10 Bài 3: Các số liệu đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm