20 câu Trắc nghiệm Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (Cánh diều) có đáp án 2024 – Toán lớp 7

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Toán 7.

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc

Câu 1. Cho hình vẽ dưới đây:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Xét các khẳng định:

(1) BA = CD;

(2) x BA.

Chọn câu đúng:

A. Chỉ có (1) đúng;

B. Chỉ có (2) đúng;

C. Cả (1) và (2) đều đúng;

D. Cả (1) và (2) đều sai.

Đáp án đúng là: C

Ta có: C^=B^ mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AB // CD (dấu hiệu nhận biết)

Do đó A^=D^ (hai góc so le trong)

Xét ΔABO và ΔDCO có:

A^=D^ (chứng minh trên),

AO = OD (giả thiết),

BOA^=COD^ (hai góc đối đỉnh)

Do đó ΔABO = ΔDCO (g.c.g)

Suy ra AB = CD (hai cạnh tương ứng)

Khi đó (1) đúng.

Ta lại có AB // CD (chứng minh trên) mà x CD (giả thiết)

Do đó x AB. Nên (2) đúng.

Vậy cả (1) và (2) đều đúng, ta chọn phương án C.

Câu 2. Cho tứ giác MNPQ, MN // PQ, MN = PQ, I là giao điểm của MP và NQ. Cho các khẳng định sau:

(1) MQ = NP;

(2) IM = IP;

(3) IN = IQ.

Số khẳng định sai là:

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Đáp án đúng là: A

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Vì MN // PQ (giả thiết)

Nên PMN^=MPQ^ và MNQ^=NQP^ (các cặp góc so le trong)

• Xét ΔMIN và ΔPIQ có:

NMI^=IPQ^ (do PMN^=MPQ^),

MN = PQ (giả thiết),

MNI^=IQP^ (doMNQ^=NQP^)

Do đó ΔMIN = ΔPIQ (g.c.g)

Suy ra IM = IP và IN = IQ (các cặp cạnh tương ứng).

Do đó (2) và (3) đều đúng.

• Xét ΔMIQ và ΔPIN có:

IM = IP (chứng minh trên),

MIQ^=PIN^ (hai góc đối đỉnh),

IN = IQ (chứng minh trên)

Do đó ΔMIQ = ΔPIN (c.g.c)

Suy ra MQ = NP (hai cạnh tương ứng).

Do đó (1) là đúng.

Trong 3 khẳng định không có khẳng định nào sai.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 3. Cho hình vẽ sau:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Cho các khẳng định sau:

(I) ΔABD = ΔACE;

(II) ΔABE = ΔACD;

Khẳng định đúng là:

A. Chỉ (I) đúng;

B. Chỉ (II) đúng;

C. Cả (I) và (II) đều sai.

D. Cả (I) và (II) đều đúng.

Đáp án đúng là: D.

Ta có BD = CE (giả thiết)

Nên BD + DE = CE + DE

Suy ra BE = CD

Xét ΔABE và ΔACD có:

AEB^=ADC^ (chứng minh trên),

BE = CD (chứng minh trên),

B^=C^ (giả thiết)

Do đó ΔABE = ΔACD (g.c.g).

Vậy (I) đúng.

• Vì ΔABE = ΔACD (chứng minh trên)

Suy ra AB = AC

Xét ΔABD và ΔACE có:

AB = AC (chứng minh trên),

B^=C^ (giả thiết),

BD = CE (giả thiết),

Do đó ΔABD = ΔACE (c.g.c)

Vậy (II) đúng.

Ta chọn phương án C.

Câu 4. Cho tam giác ABC và DEG có B^=E^,C^=G^, BC = EG. Biết A^=30°, số đo góc D là:

A. 25°;

B. 30°;

C. 50°;

D. 60°.

Đáp án đúng là: B

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Xét ΔABC và ΔGDE có:

B^=E^ (giả thiết),

BC = EG (giả thiết),

C^=G^ (giả thiết),

Do đó ΔABC = ΔDEG (g.c.g)

Suy ra A^=D^ (hai góc tương ứng)

Mà A^=30° (giả thiết), do đó D^=30°.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 5. Cho góc xOy, Oz là tia phân giác của góc đó. Gọi I là một điểm trên tia Oz (I khác O). Kẻ IM vuông góc với Ox (M ∈ Ox), IN vuông góc với Oy (N ∈ Oy). Biết độ dài đoạn thẳng IM là 2 cm, độ dài đoạn thẳng IN là:

A. 2 cm;

B. 3 cm;

C. 4 cm;

D. 5 cm.

Đáp án đúng là: A

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Xét ΔOIM và ΔOIN có:

OMI^=ONI^(=90°)

IOM^=ION^ (do Oz là tia phân giác của xOy^),

OI là cạnh chung,

Do đó ΔOMI = ΔONI (cạnh huyền – góc nhọn)

Suy ra IM = IN (hai cạnh tương ứng)

Mà IM = 2 cm (giả thiết)

Nên IN = 2 cm

Vậy độ dài đoạn thẳng IN là 2 cm.

Câu 6. Cho hình vẽ dưới đây:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Độ dài đoạn thẳng CA bằng:

A. 2 cm;

B. 3 cm;

C. 4 cm;

D. 5 cm.

Đáp án đúng là: A

Xét ∆ABO và ∆ACO có:

BAO^=OAC^ (giả thiết),

AO là cạnh chung,

BOA^=COA^ (giả thiết)

Do đó ∆ABO = ∆ACO (g.c.g)

Suy ra AB = AC (hai cạnh tương ứng)

Mà BA = 2 cm, do đó AC = 2 cm.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 7. Điền vào chỗ còn thiếu trong các bước chứng minh sau:

“Xét ∆ABC và ∆MNP có:

.............,

BC = PN.

ABC^=MNP^;

Vậy ΔABC = ∆MNP (g.c.g)”

A. AB = MN;

B. ACB^=MPN^

C. AC = MP;

D. BAC^=NMP^

Đáp án đúng là: B

Ta có: ΔABC = ∆MNP theo trường hợp góc – cạnh – góc nên hai cặp góc bằng nhau là hai cặp góc kề với cặp cạnh bằng nhau của hai tam giác.

Mà BC = PN và ABC^=MNP^ nên cặp góc kề tương ứng còn lại là ACB^=MPN^

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 8. Cho hình vẽ sau:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. ΔAIB = ΔMIN;

B. ΔAIB = ΔMNI;

C. ΔAIB = ΔIMN;

D. ΔAIB = ΔNIM.

Đáp án đúng là: D

Vì B^=M^ mà hai góc này ở vị trí so le trong

Nên AB // MN (dấu hiệu nhận biết)

Suy ra A^=N^ (hai góc so le trong)

Xét ΔABI và ΔIMN có:

A^=N^ (chứng minh trên),

AB = MN (giả thiết),

B^=M^ (giả thiết)

Do đó ΔAIB = ΔNIM (g.c.g)

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 9. Cho tam giác FDE và tam giác MNP có F^=P^,E^=N^, FE = NP. Biết F^+E^=155°, số đo góc M là:

A. 50°;

B. 45°;

C. 25°;

D. 30°.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Xét ΔFDE và ΔMNP có:

F^=P^ (giả thiết),

FE = NP (giả thiết),

E^=N^ (giả thiết),

Do đó ΔFDE và ΔPMN (g.c.g)

Suy ra D^=M^ (hai góc tương ứng)

Ta lại có: D^+E^+F^=180° (tổng ba góc trong tam giác FDE)

Suy ra D^=180°-F^+E^=180°-155°=25°

Mà D^=M^ nên M^=25°.

Vậy M^=25°.

Câu 10. Cho ΔABC và ΔMNP có A^=M^,B^=N^. Để ΔABC = ΔMNP theo trường hợp góc – cạnh – góc thì phải thêm điều kiện nào sau đây:

A. AB = MN;

B. AC = MP;

C. BC = NP;

D. C^=P^.

Đáp án đúng là: A

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Để ΔABC = ΔMNP theo trường hợp góc – cạnh – góc mà A^=M^,B^=N^ nên điều kiện còn thiếu là điều kiện về cạnh, sao cho hai cặp góc bằng nhau là hai cặp góc kề với cặp cạnh này, đó là AB = MN.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 11. Cho góc xOy nhọn. Trên tia phân giác của góc xOy lấy điểm I tuỳ ý, qua I vẽ đường thẳng vuông góc với OI, cắt Ox ở A và cắt Oy ở B. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. IAO^=IBO^;

B. IA = IB;

C. OA = OB;

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Xét ΔOIA và ΔOIB có:

OIA^=OIB^(=90°),

IOA^=IOB^ (do OI là tia phân giác của xOy^),

OI là cạnh chung,

Do đó ΔOIA = ΔOIB (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)

Suy ra:

• OA = OB, IA = IB (các cặp cạnh tương ứng)

• IAO^=IBO^ (hai góc tương ứng)

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 12. Cho hình vẽ sau:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Biết CH = 3,5 cm. Số đo cạnh DK là:

A. 2,5 cm;

B. 3,5 cm;

C. 4 cm;

D. 4,5 cm.

Đáp án đúng là: B

Ta có:

• AHC^+CHK^=180° (hai góc kề bù);

• BKD^+DKH^=180° (hai góc kề bù)

Mà HKD^=CHK^ (giả thiết) nên AHC^=DBK^

Vì ΔAHC vuông tại A nên AHC^+ACH^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Vì ΔBKD vuông tại B nên BKD^+BDK^=90°(trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Mà AHC^=BKD^ (chứng minh trên) nên HCA^=BDK^

Xét ΔAHC và ΔBKD có:

A^=B^ (= 90°)

HCA^=BDK^ (chứng minh trên),

AC = BD (giả thiết),

Do đó ΔAHC = ΔBKD (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)

Suy ra CH = DK (hai cạnh tương ứng)

Mà CH = 3,5 cm nên DK = 3,5 cm.

Câu 13. Cho tam giác HIK, A là trung điểm của IH. Đường thẳng qua A và song song với HK cắt IK tại B. Đường thẳng qua B và song song với IH cắt HK tại C. Khẳng định nào sau đây là đúng nhất ?

A. CH = KC;

B. ΔABI = ΔCKB;

C. AI = BC;

D. Cả A, B , C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

• Vì AB // HK (giả thiết) nên BAC^=ACH^ (hai góc so le trong)

Vì BC // IH (giả thiết) nên BCA^=CAH^ (hai góc so le trong)

• Xét ΔABC và ΔCHA có:

BAC^=ACH^ (chứng minh trên),

AC là cạnh chung,

BCA^=CAH^ (chứng minh trên)

Do đó ΔABC = ΔCHA (g.c.g)

Suy ra BC = AH (hai cạnh tương ứng)

Mà AH = AI (do A là trung điểm của IH)

Do đó BC = AI nên đáp án C là đúng.

• Vì CH // AB (giả thiết) nên BAI^=CHA^ (hai góc đồng vị)

Vì IH // CB (giả thiết) nên KCB^=CHA^ và KBC^=BIA^ (các cặp góc đồng vị)

Do đó BAI^=CHA^=KCB^

Xét ΔABI và ΔCKB có:

BAI^=KCB^ (chứng minh trên),

AI = BC (chứng minh trên),

KBC^=BIA^ (chứng minh trên),

Do đó ΔABI = ΔCKB (g.c.g) nên đáp án B là đúng

Suy ra AB = KC (hai cạnh tương ứng)

Mà ΔABC = ΔCHA (chứng minh trên)

Nên AB = CH (hai cạnh tương ứng)

Do đó CH = CK (= AB) nên đáp án A là đúng

Vậy ta chọn đáp án D.

Câu 14. Cho tam giác ABC nhọn. Qua A kẻ đường thẳng song song với BC, qua B kẻ đường thẳng song song với AC, hai đường thẳng này cắt nhau tại D. Giao điểm của AB với CD là O. Khẳng định nào sau đây là sai:

A. ΔABD = ΔBAC;

B. ΔAOD = ΔBOC;

C. DAB^=DCB^

D. ABD^=BAC^

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

• Vì AD // BC nên BAD^=ABC^ADC^=DCB^ (hai góc so le trong).

Do đó C là sai.

• Vì DB // AC nên ABD^=BAC^ (hai góc so le trong).

Do đó D là đúng.

• Xét ΔABD và ΔBAC có:

BAD^=ABC^ (chứng minh trên),

AB là cạnh chung,

ABD^=BAC^ (chứng minh trên)

Do đó ΔABD = ΔBAC (g.c.g).

Do đó A là đúng.

• Vì ΔABD = ΔBAC (chứng minh trên)

Suy ra AD = BC (hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAOD và ΔBOC có:

OAD^=OBC^ (vì BAD^=ABC^),

AD = BC (chứng minh trên),

ODA^=OCB^ (vì ADC^=DCB^)

Do đó ΔAOD = ΔBOC (g.c.g).

Do đó B là đúng.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 15. Cho hình thang cân MNPQ như hình vẽ sau:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Trong hình bên có mấy cặp tam giác vuông bằng nhau?

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Đáp án đúng là: C

Xét ∆MPQ và ∆NQP, có:

QMP^=PNQ^=90°,

MQ = NP (do MNPQ là hình thang cân),

PQ là cạnh chung,

Do đó ∆MPQ = ∆NQP (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

∆MQH vuông tại M: MQH^+MHQ^=90° (1).

∆NPH vuông tại N: NPH^+NHP^=90° (2).

Mà MHQ^=NHP^ (2 góc đối đỉnh) (3).

Từ (1), (2), (3), ta suy ra MQH^=NPH^.

Xét ∆MQH và ∆NPH, có:

QMH^=PNH^=90°,

MQ = NP (giả thiết),

MQH^=NPH^ (chứng minh trên).

Do đó ∆MQH = ∆NPH (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).

Vậy ta có 2 cặp tam giác vuông bằng nhau là:

+ ∆MPQ = ∆NQP (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

+ ∆MQH = ∆NPH (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).

Ta chọn phương án C.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 7: Tam giác cân

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng

Đánh giá

0

0 đánh giá