20 câu Trắc nghiệm Đường trung trực của một đoạn thẳng (Cánh diều) có đáp án 2024 – Toán lớp 7

2.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Toán 7.

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng

Câu 1. Cho ∆MNP vuông tại M có P^=30°. Trên tia đối của tia MP, lấy điểm Q sao cho MQ = MP. Tính số đo QNP^.

A. 30°;

B. 120°;

C. 60°;

D. 180°.

Đáp án đúng là: B

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Ta có MQ = MP (giả thiết).

Suy ra M là trung điểm PQ (1)

Lại có ∆MNP vuông tại M.

Suy ra NM  MP hay NM  PQ (2)

Từ (1), (2), ta suy ra NM là đường trung trực của đoạn thẳng PQ.

Do đó NQ = NP (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)

Suy ra ∆PQN cân tại N.

Khi đó NQP^=NPQ^=30° (tính chất tam giác cân)

∆PQN có: QNP^+NQP^+NPQ^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra QNP^=180°-NQP^-NPQ^=180°-30°-30°=120°.

Do đó QNP^=120°.

Vậy ta chọn đáp án B.

Câu 2. Cho ∆ABC vuông tại A có C^=60°. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AC = AD. ∆BCD là tam giác gì?

A. Tam giác vuông;

B. Tam giác vuông cân;

C. Tam giác cân;

D. Tam giác đều.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Ta có AC = AD (giả thiết).

Mà BA  AC (do ∆ABC vuông tại A).

Nên AB là đường trung trực của đoạn thẳng CD.

Do đó BD = BC.

Suy ra ∆BCD cân tại B.

Mà BCA^=60° (giả thiết).

Suy ra ∆BCD đều.

Vậy ta chọn đáp án D.

Câu 3. Cho ∆DEF cân tại D. Lấy điểm K nằm trong ∆DEF sao cho KE = KF. Kẻ KP vuông góc với DE (P ∈ DE), KQ vuông góc DF (Q ∈ DF). Điểm K thuộc đường trung trực của đoạn thẳng:

A. PQ;

B. PE;

C. QF;

D. DP.

Đáp án đúng là: A

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Xét ∆DEK và ∆DFK, có:

DE = DF (do ∆DEF cân tại D).

KE = KF (giả thiết).

DK là cạnh chung.

Do đó ∆DEK = ∆DFK (c.c.c).

Suy ra D1^=D2^ (cặp góc tương ứng).

Xét ∆DPK và ∆DQK, có:

DK là cạnh chung.

D1^=D2^ (chứng minh trên).

DPK^=DQK^=90°.

Do đó ∆DPK = ∆DQK (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra KP = KQ (cặp cạnh tương ứng).

Khi đó K thuộc đường trung trực của đoạn thẳng PQ.

Vậy ta chọn đáp án A.

Câu 4. Cho đường thẳng d cắt đoạn thẳng AB tại một điểm khác trung điểm của AB. Xác định vị trí điểm M trên đường thẳng d sao cho M cách đều hai điểm A, B.

A. M là điểm bất kì trên đường thẳng d;

B. M là giao điểm của đường thẳng d với đường trung trực của đoạn thẳng AB;

C. M là giao điểm của d và AB;

D. Không có điểm M thỏa yêu cầu bài toán.

Đáp án đúng là: B

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Vì điểm M cách đều hai điểm A và B.

Nên điểm M thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Giả sử xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB và xy cắt d tại M.

Khi đó M là giao điểm của đường thẳng d với đường trung trực của đoạn thẳng AB và điểm M là duy nhất.

Vậy ta chọn đáp án B.

Câu 5. Cho ∆ABC nhọn có AB < AC. Xác định điểm D trên cạnh AC sao cho DA + DB = AC.

A. D là giao điểm của AC với đường trung trực của đoạn thẳng BC;

B. D trùng A;

C. D là điểm bất kỳ trên đường thẳng AC;

D. D là điểm bất kỳ trên đoạn thẳng AC.

Đáp án đúng là: A

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Vẽ xy là đường trung trực của đoạn thẳng BC, cắt đoạn thẳng AC tại D (do AB< AC).

Suy ra D là điểm cần xác định.

Thật vậy, ta có DB = DC (do D nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC).

Suy ra DB + DA = DC + DA.

Do đó DA + DB = AC (do D nằm giữa A và C)

Vậy D là giao điểm của AC với đường trung trực của đoạn thẳng BC thì thỏa yêu cầu bài toán.

Do đó ta chọn đáp án A.

Câu 6. Đường thẳng xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB nếu:

A. xy đi qua trung điểm của AB;

B. xy vuông góc với AB;

C. xy vuông góc với AB tại trung điểm của AB;

D. xy cắt AB.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng ấy.

Do đó xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB nếu xy vuông góc với AB tại trung điểm của AB.

Vậy ta chọn đáp án C.

Câu 7. Cho hai điểm A, B nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng CD. Gọi M là trung điểm CD. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?

A. ∆ABC = ∆ABD;

B. ∆BCM = ∆BDM;

C. ∆AMC = ∆AMD;

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Ta xét từng đáp án:

Đáp án A:

Vì A nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng CD

Nên AC = AD (tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng).

Vì B nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng CD

Nên BC = BD (tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng).

Xét ∆ABC và ∆ABD, có:

AB là cạnh chung.

BC = BD (chứng minh trên).

AC = AD (chứng minh trên).

Do đó ∆ABC = ∆ABD (c.c.c)

Suy ra đáp án A đúng.

Đáp án B:

Xét ∆BCM và ∆BDM, có:

BC = BD (chứng minh trên).

BM là cạnh chung.

CM = DM (do M là trung điểm CD).

Do đó ∆BCM = ∆BDM (c.c.c)

Suy ra đáp án B đúng.

Đáp án C:

Xét ∆AMC và ∆AMD, có:

AM là cạnh chung.

CM = DM (do M là trung điểm CD).

AC = AD (chứng minh trên).

Do đó ∆AMC = ∆AMD (c.c.c)

Suy ra đáp án C đúng.

Vậy ta chọn đáp án D.

Câu 8. Cho đoạn thẳng AB. Dựng các tam giác PAB cân tại P và tam giác QAB cân tại Q như hình bên.

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Chọn khẳng định đúng nhất.

A. PQ đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB;

B. PQ vuông góc với AB;

C. PQ không vuông góc với AB;

D. PQ là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Đáp án đúng là: D

Ta có ∆PAB cân tại P nên PA = PB.

Suy ra P thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB (1).

Tương tự, ta có ∆QAB cân tại Q nên QA = QB.

Suy ra Q thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB (2).

Từ (1), (2), ta suy ra PQ là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Vì đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng ấy.

Nên đáp án D đúng nhất.

Vậy ta chọn đáp án D.

Câu 9. Cho xOy^=40°. Trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B. Lấy điểm C sao cho OB là đường trung trực của AC. Chọn khẳng định sai.

A. ∆OAB = ∆OCB;

B. AOC^=80°;

C. OCA^=60°;

D. ∆OAC cân tại O.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Ta có OB là đường trung trực của đoạn thẳng AC (giả thiết).

Suy ra OA = OC và BA = BC.

Khi đó ∆OAC cân tại O.

Do đó đáp án D đúng.

Xét ∆OAB và ∆OCB, có:

OA = OC (chứng minh trên).

BA = BC (chứng minh trên).

OB là cạnh chung.

Suy ra ∆OAB = ∆OCB (c.c.c)

Do đó đáp án A đúng.

Ta có ∆OAB = ∆OCB (chứng minh trên).

Suy ra AOB^=COB^=40°.

Khi đó AOC^=AOB^+COB^=40°+40°=80°.

Do đó đáp án B đúng.

Đến đây ta có thể chọn đáp án C.

Xét đáp án C:

Ta có ∆OAC cân tại O.

Suy ra OCA^=OAC^ (tính chất tam giác cân).

∆OAC có: OCA^+OAC^+AOC^=180° (định lí tổng ba góc của tam giác)

Suy ra 2OCA^=180°-AOC^=180°-80°=100°.

Khi đó OCA^=100°:2=50°60°.

Do đó đáp án C sai.

Vậy ta chọn đáp án C.

Câu 10. Cho đoạn thẳng AB = 5 cm. Vẽ đường tròn tâm A, bán kính 4 cm và đường tròn tâm B, bán kính 3 cm. Hai đường tròn này cắt nhau tại D và E. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?

A. A thuộc đường trung trực của đoạn thẳng DE;

B. B thuộc đường trung trực của đoạn thẳng DE;

C. AB là đường trung trực của đoạn thẳng DE;

D. AB không là đường trung trực của đoạn thẳng DE.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Ta có:

+) AD = AE (do D, E thuộc đường tròn tâm A)

Suy ra A nằm trên đường trung trực của DE.

+) BD = BE (do D, E thuộc đường tròn tâm B).

Suy ra B nằm trên đường trung trực của DE.

Do đó AB là đường trung trực của đoạn thẳng DE.

Vậy ta chọn đáp án C.

Câu 11. Cho ∆ABC cố định, đường phân giác AI (I  BC). Trên đoạn thẳng IC lấy điểm H. Từ H kẻ đường thẳng song song với AI, cắt AB kéo dài tại E và cắt AC tại F. Chọn khẳng định đúng.

A. Đường trung trực của đoạn thẳng EF không đi qua đỉnh A của ∆ABC;

B. Đường trung trực của đoạn thẳng EF luôn đi qua đỉnh A của ∆ABC;

C. ∆AEF cân tại E;

D. ∆AEF cân tại F.

Đáp án đúng là: B

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Vì HE // AI (giả thiết).

Nên AEF^=A1^ (hai góc đồng vị) và F1^=A2^ (hai góc so le trong).

Mà A1^=A2^ (do AI là phân giác của BAC^).

Suy ra AEF^=F1^.

Do đó ∆AEF cân tại A.

Suy ra đáp án C, D sai.

Vì ∆AEF cân tại A nên AE = AF.

Suy ra A thuộc đường trung trực của đoạn thẳng EF.

Do đó đường trung trực của đoạn thẳng EF luôn đi qua đỉnh A của ∆ABC.

Vậy ta chọn đáp án B.

Câu 12. Cho xOy^=90°. Trên các tia Ox, Oy lần lượt lấy hai điểm A, B (không trùng với O). Đường trung trực của các đoạn thẳng OA và OB cắt nhau tại H. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?

A. ∆AHO cân tại H;

B. Ba điểm A, B, H thẳng hàng;

C. H là trung điểm của AB;

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

+) Vì H thuộc đường trung trực của đoạn thẳng OA nên HA = HO.

Suy ra ∆AHO cân tại H.

Do đó đáp án A đúng.

+) Vì H thuộc đường trung trực của đoạn thẳng OB nên HB = HO.

Suy ra ∆BHO cân tại H.

Do đó BOH^=OBH^ (tính chất tam giác cân)

∆BHO có: BHO^+BOH^+OBH^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra BHO^=180°-2BOH^.

Tương tự, ta được AHO^=180°-2AOH^.

Ta có: AHB^=AHO^+BHO^

=180°-2AOH^+180°-2BOH^

=360°-2AOH^+BOH^

=360°-2AOB^

=360°-2.90°=180°.

Suy ra ba điểm A, B, H thẳng hàng.

Do đó đáp án B đúng.

+) Ta có HA = HB (= HO) và ba điểm A, B, H thẳng hàng (chứng minh trên).

Suy ra H là trung điểm của AB.

Do đó đáp án C đúng.

Vậy ta chọn đáp án D.

Câu 13. Cho xOy^0°<xOy^<90°, Ot là tia phân giác của xOy^ và H là một điểm bất kì thuộc tia Ot. Qua H, lần lượt vẽ đường thẳng vuông góc với Ox tại A, cắt Oy tại C và đường thằng vuông góc với Oy tại B, cắt Ox tại D. Hỏi OH là đường trung trực của đoạn thẳng:

A. BD;

B. AB;

C. CD;

D. Đáp án B, C đúng.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Xét ∆HAO và ∆HBO, có:

HAO^=HBO^=90°.

HOA^=HOB^ (do OH là phân giác của xOy^).

OH là cạnh chung.

Do đó ∆HAO = ∆HBO (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra HA = HB và OA = OB (các cặp cạnh tương ứng).

Do đó H và O nằm trên đường trung trực của AB

Khi đó OH là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Do đó đáp án B đúng.

Xét ∆OAC và ∆OBD, có:

OAC^=OBD^=90°.

OA = OB (chứng minh trên).

AOB^ là góc chung.

Do đó ∆OAC = ∆OBD (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).

Suy ra OC = OD (cặp cạnh tương ứng).

Do đó O nằm trên đường trung trực của CD (1)

Xét ∆HBC và ∆HAD, có:

BHC^=AHD^ (hai góc đối đỉnh).

HA = HB (chứng minh trên).

HBC^=HAD^=90°.

Do đó ∆HBC = ∆HAD (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).

Suy ra HC = HD (cặp cạnh tương ứng).

Do đó H nằm trên đường trung trực của CD (2)

Từ (1) và (2) suy ra OH là đường trung trực của đoạn thẳng CD.

Do đó đáp án C đúng.

Ta có BD không vuông góc với AB.

Mà OH là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Nên OH không thể là đường trung trực của đoạn thẳng BD.

Do đó đáp án A sai.

Vậy ta chọn đáp án D.

Câu 14. Một con đường quốc lộ có vị trí với hai điểm dân cư A và B như hình vẽ dưới đây.

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Hãy tìm trên đường quốc lộ đó một địa điểm C để xây dựng trạm y tế sao cho trạm y tế cách đều hai điểm dân cư A và B.

A. C là điểm bất kỳ nằm trên đường quốc lộ;

B. C là điểm bất kỳ thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB nối hai khu dân cư;

C. C là giao điểm giữa con đường quốc lộ và đường trung trực của đoạn thẳng AB nối hai khu dân cư;

D. Không có điểm C thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Vì trạm y tế C cách đều hai khu dân cư A và B.

Nên C thuộc đường trung trực d của đoạn thẳng AB nối hai khu dân cư.

Mà C nằm trên đường quốc lộ nên C là giao điểm của đường quốc lộ và đường trung trực của đoạn thẳng nối hai khu dân cư.

Do đó để xây dựng trạm y tế ở bên đường cách đều hai điểm dân cư thì trạm y tế đó phải là giao điểm giữa con đường quốc lộ và đường trung trực của đoạn thẳng AB nối hai khu dân cư.

Vậy ta chọn đáp án C.

Câu 15. Hai nhà máy được xây dựng tại hai địa điểm A và B cùng nằm về một phía của khúc sông thẳng. Lấy điểm mốc D ở phía bên kia bờ sông là điểm đối xứng của nhà máy A qua khúc sông thẳng.

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Tìm trên bờ sông một địa điểm C để xây dựng trạm bơm sao cho tổng chiều dài đường ống dẫn nước từ C đến A và đến B nhỏ nhất.

A. C là giao điểm của BD và bờ sông;

B. C là giao điểm của AB và bờ sông;

C. C hình chiếu của A lên bờ sông;

D. C là hình chiếu của B lên bờ sông.

Đáp án đúng là: A

15 Bài tập Đường trung trực của một đoạn thẳng (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Vì D là điểm đối xứng của A qua bờ sông

Nên bờ sông chính là đường trung trực của AD.

Do đó CA = CD (tính chất đường trung trực)

Suy ra CA + CB = CD + CB.

Gọi M là giao điểm của BD và bờ sông.

+) Nếu C không trùng với M, ta xét ∆BCD, có:

CB + CD > BD hay CA + CB > BD (1).

+) Nếu C trùng với M thì:

CA + CB = CD + CB = MD + MB = BD (2).

Từ (1), (2), ta suy ra CA + CB ≥ BD.

Do đó khi C trùng với M hay C là giao điểm của BD với bờ sông thì giá trị của tổng CA + CB là nhỏ nhất.

Vậy ta chọn đáp án A.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác

Đánh giá

0

0 đánh giá