Với giải Bài tập 2 trang 48 SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Màu sắc trăm miền giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 5: Màu sắc trăm miền
Bài tập 2 trang 48 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Lớp em tổ chức một cuộc thảo luận nhỏ bàn về vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống địa phương. Em hãy phát biểu suy nghĩ của mình về vấn đề đó.
Trả lời:
Ở bài tập này, chủ đề nói là vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống địa phương. Tương tự bài tập 1, em cần thực hiện các thao tác sau:
- Đọc lại phần hướng dẫn Nói và nghe trong SGK (tr. 123- 125); tìm kiếm những thông tin liên quan đến món ăn truyền thống ở địa phương em hoặc các địa phương khác.
- Lập dàn ý cho bài nói, chú ý các khía cạnh của vấn để như: tên của món ăn và tên của địa phương có món ăn đó; nguyên liệu và cách thức chế biến món ăn; những hoàn cảnh sử dụng món ăn; những người có thể tham gia làm món ăn; thông điệp mà món ăn gửi gắm; ...
- Luyện nói ở nhà hoặc trước nhóm bạn trong lớp.
* Bài nói mẫu tham khảo:
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trong hai đoạn văn đầu của văn bản, tác giả muốn khẳng định điều gì? Em có đồng ý với quan điểm của tác giả không?...
Câu 2 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Em cảm nhận được điều gì về không gian mùa xuân miền Bắc qua các chi tiết mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng trống chèo, cái rét ngọt ngào, mùi hương man mác? Hãy chia sẻ về không gian mùa xuân ở quê em...
Câu 3 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Những chi tiết như những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, những làn sáng hồng hồng báo hiệu điều gì về sự chuyển đổi của thời gian và không gian? Từ đó, nêu nhận xét của em về khả năng cảm nhận thế giới bên ngoài của nhà văn...
Câu 4 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Theo em, vì sao tác giả lại viết là mùa xuân thần thánh?...
Câu 5 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Những biến đổi trong tâm hồn khi mùa xuân đến được tác giả diễn tả như thế nào?...
Câu 6 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Bầu trời đêm tháng Giêng hiện lên như thế nào? Theo em, vì sao tác giả gọi trăng tháng Giêng là trăng non?...
Câu 7 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Hãy giải thích nhan đề bài tuỳ bút...
Câu 8 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng ở những cụm từ in đậm trong câu văn dưới đây và nêu tác dụng của chúng:...
Câu 1 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tác giả đưa ra những lí lẽ gì để khẳng định ai cũng chuộng mùa xuân?...
Câu 2 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Vì sao tác giả lại đưa ra các đổi tượng sóng đôi: non - nước, bướm - hoa, trăng -gió, trai - gái, mẹ - con, cô gái còn son (vợ) - chồng để khẳng định mối quan hệ giữa con người và mùa xuân? Cách nói này tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?...
Câu 3 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Cách tác giả nói về “lí do” yêu mùa xuân của những đối tượng khác nhau trong đoạn trích có gì đặc biệt? Hãy diễn tả liên tưởng của em về hoàn cảnh riêng trong cuộc sống của từng đối tượng ấy...
Câu 4 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Những cụm từ nghe thấy rạo rực nhựa sống, đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động, mùa xanh lên hi vọng cho thấy khả năng cảm nhận thế giới xung quanh của tác giả như thế nào?...
Câu 5 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng ở cụm từ in đậm trong câu văn sau và nêu tác dụng:...
Câu 1 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Hai đoạn văn miêu tả không gian nào?...
Câu 2 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Bước đi của thời gian biểu hiện như thế nào qua cách miêu tả không gian?...
Câu 3 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nét đẹp của đời sống gia đình được tác giả cảm nhận ra sao?...
Câu 4 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt là bài đầu tiên trong tập tuỳ bút Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng. Từ hai đoạn văn trên, em hiểu gì về nỗi niềm của tác giả gắn với tháng Giêng? Dựa vào phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm (SGK, tr. 109), hãy giải thích nhan đề của tập tuỳ bút...
Câu 5 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Hai đoạn văn gợi cho em những liên tưởng gì về gia đình mình?...
Câu 6 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh trong hai đoạn văn trên và nêu tác dụng...
Câu 1 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nêu những chi tiết trong văn bản nói về thói quen ăn đồ ăn có vị cay hoặc đắng của người Huế...
Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Có điều gì thú vị trong việc tác giả liệt kê những cách diễn tả cảm giác cay trong ngôn ngữ của người Huế?...
Câu 3 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nói về phong cách ẩm thực của người Huế, tác giả cho rằng Người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời. Em hiểu thế nào về cách nói đó?...
Câu 4 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Em có nhận xét gì về nguyên liệu và cách chế biến món cơm hến của người Huế? Cách chế biến cơm hến thể hiện điều gì trong cách sống của người dân nơi đây?...
Câu 5 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nỗi nhớ của người xa quê trong câu ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà / Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương có gì tương đồng với nỗi nhớ món cơm hến của tác giả?...
Câu 6 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Em hiểu gì về “bản quyền sáng chế” của món cơm hến? Em có đồng tình với tác giả khi ông nêu quan điểm: Tôi nghĩ rằng, trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hoá hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản? Vì sao?...
Câu 7 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép ở từng trường hợp trong đoạn văn sau:...
Câu 1 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nội dung của đoạn văn là gì?...
Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Việc người dân gọi tên cái cồn nổi là Cồn Hến cho thấy cách cấu tạo địa danh của cư dân bản địa. Em biết những địa danh nào cũng được cấu tạo theo cách như vậy?...
Câu 3 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trong các lễ hội, người ta thường tổ chức cúng tế và các trò chơi. Lễ cúng hến được miêu tả trong văn bản có gì khác biệt?...
Câu 4 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Theo em, thông tin về lễ cúng hến có vai trò như thế nào trong văn bản Chuyện cơm hến?...
Câu 1 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tại sao đối với tác giả, những ô cửa sổ lại có sức hút kì lạ?...
Câu 2 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm những câu văn trong văn bản cho thấy cửa sổ không phải là vật vô tri. Hãy ngắm nhìn một ô cửa sổ nào đó và chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của em về nó...
Câu 3 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Từ hình ảnh trung tâm là cửa sổ, tác giả đã cho thấy không gian sinh hoạt của người dân bản địa. Hãy chỉ ra một vài chi tiết thể hiện nét đẹp, sự độc đáo trong văn hoá Ý được miêu tả trong không gian đó. Em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?...
Câu 4 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Văn bản có nhiều đoạn văn giàu tính tạo hình. Hãy chỉ ra một đoạn văn như thế. Nếu có thể, em hãy dựa vào các chi tiết trong đoạn văn để vẽ thành một bức tranh và giới thiệu về bức tranh đó...
Câu 5 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong những câu văn dưới đây và nêu tác dụng:...
Câu 1 trang 45 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Những nét sinh hoạt nào của cư dân vùng đất Mũi Cà Mau được nói tới trong đoạn trích?...
Câu 2 trang 45 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Những ngôi nhà vùng đất Mũi có gì đặc biệt? Tại sao tác giả lại nói bản chất của xứ sở chúng tôi là đây, những ngôi nhà nầy?...
Câu 3 trang 46 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Ở trong một căn nhà đơn sơ, vì sao con người lại có cảm giác về sự thái bình, no ấm?...
Câu 4 trang 46 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Theo em, vì sao người xứ biển thích ngủ đằng trước nhà? Sở thích này thể hiện điều gì ở con người đất Mũi?...
Câu 5 trang 46 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Cảnh sinh hoạt lúc chiều tối của cư dân đất Mũi gợi cho em những suy nghĩ gì?...
Câu 6 trang 46 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nêu những cụm từ thể hiện tính chất khẩu ngữ của đoạn trích...
Câu 7 trang 46 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Liệt kê những từ ngữ địa phương trong đoạn trích. Cho biết tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ địa phương đó...
Câu 8 trang 46 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau và nêu tác dụng:...
Câu 1 trang 47 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nét sinh hoạt nào của cư dân làng Vân được nói tới trong đoạn trích?...
Câu 2 trang 47 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nêu những chi tiết miêu tả nét văn hoá độc đáo của làng Vân trong đoạn trích...
Câu 3 trang 47 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Khung cảnh bữa tiệc đón khách ở làng Vân được miêu tả như thế nào?...
Câu 4 trang 47 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Việc các bậc cao niên trong làng tiếp khách thể hiện đặc điểm gì của người dân nơi đây?...
Câu 5 trang 47 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc đoạn trích, em cảm nhận được gì về thái độ ứng xử với văn hoá vùng miền của tác giả?...
Câu 6 trang 47 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Rượu làng Vân là loại rượu quê khá nổi tiếng. Có nhiều làng quê trên đất nước Việt Nam là những làng nghề chuyên sản xuất những sản phẩm truyền thống. Kể tên và chia sẻ nét văn hoá độc đáo của những làng nghề mà em biết...
Câu 7 trang 47 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Xác định các biện pháp tu từ được dùng trong câu văn dưới đây và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó:...
Bài tập 1 trang 47, 48 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Giả sử em là người đứng ra tổ chức một cuộc chơi thả diều cho nhóm bạn trong lớp vào một buổi chiều có giờ học phụ đạo ở trường. Nhóm của em bỏ học mà không xin phép thầy cô. Em hãy viết bản tường trình về việc này để trình bày với giáo viên chủ nhiệm và thầy cô dạy phụ đạo...
Bài tập 2 trang 48 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Em có thể đã từng chứng kiến (hoặc tham gia) một vụ bắt nạt trong trường học. Hãy viết bản tường trình về vụ việc đó để trình bày với Ban Giám hiệu nhà trường...
Bài tập 1 trang 48 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trong một cuộc tham quan làng nghề truyền thống ở địa phương của lớp, em được phân công nói về vấn đề giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển kinh tế và văn hoá của địa phương. Hãy trình bày bài nói của mình...
Bài tập 2 trang 48 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Lớp em tổ chức một cuộc thảo luận nhỏ bàn về vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống địa phương. Em hãy phát biểu suy nghĩ của mình về vấn đề đó...
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Giai điệu đất nước
Bài 5: Màu sắc trăm miền
Đọc mở rộng trang 48 tập 1
Ôn tập học kì 1
Bài 6: Bài học cuộc sống