Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 60

4.2 K

Với giải vở thực hành Ngữ văn 7 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 60 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 60

Văn bản 1: Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Bài tập 1 trang 60 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Những chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (vào đầu tháng Giêng và sau rằm tháng Giêng) và không gian gia đình:

- Vào đầu tháng Giêng:

- Sau rằm tháng Giêng:

- Không gian gia đình:

Trả lời:

- Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội vào đầu tháng Giêng:

+ Mưa riêu riêu, gió lành lạnh

+ Có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng

- Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng:

+ Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt canh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác.

+ Trời hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn, nền trời không còn đùng đục như màu pha lê mờ.

+ Trời đất có nhiều vệt sáng nhiều màu sắc khác nhau qua từng thời điểm.

- Chi tiết miêu tả không gian gia đình:

+ Người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng.

+ Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.

Bài tập 2 trang 60 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy trong cái rét ngọt đầu xuân:

- Thiên nhiên:

- Con người:

Trả lời:

Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy bằng một sức sống mới. Nó làm cho con người ta “phát điên lên”, đứng ngồi không yên mà buộc phải ea ngoài để thưởng thức cái không gian ấy. Mùa xuân còn làm con người ta trẻ hơn, đập mạnh hơn. Con người cũng muốn yêu và được yêu nhiều hơn nữa.

Bài tập 3 trang 60 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Nhận xét về cách tác giả diễn tả cảm giác trong lòng mình khi mùa xuân đến:

Trả lời:

Cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến: rất độc đáo, thú vị, rất bản năng mà không chút cầu kì, vòng vo: “Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy.”

Bài tập 4 trang 61 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Cách tác giả triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ ai cũng chuộng mùa xuân:

Nêu chủ đề:

Đưa ra các tình huống làm rõ chủ đề:

Chứng minh bằng trải nghiệm của bản thân:

Trả lời:

Tác giả đã triển khai bài tuỳ bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân”, sau đó ông đã nhắc tới lí do nhiều người chuộng mùa xuân đến vậy.  Tiếp tục, tác giả đưa ra quan điểm “nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế”. Từ đó tác giả dẫn dắt người đọc đến mùa xuân Tháng Giêng của Bắc Việt – quê hương của ông.

Bài tập 5 trang 61 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Cụm từ mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu chứa đựng những thông tin riêng, tình cảm tiêng của nhà văn.

Trả lời:

Cách viết này cho em hiểu tác giả là người sống xa quê, ông luôn mang một nỗi nhớ và tình yêu dành cho Hà Nội.

Bài tập 6 trang 61 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Câu văn cho thấy lời văn của bài tùy bút như lời trò chuyện tâm tình:

Đặc điểm lời văn này tác động đến cảm nhận của người đọc.

Trả lời:

- Chọn một câu văn cho thấy lời văn của bài tuỳ bút như lời trò chuyện tâm tình: “Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa.”

- Đặc điểm đó của lời văn có tác động khiến cho người đọc cảm thấy gần gũi hơn với tác giả, chúng ta như được đồng cảm, cùng chung suy nghĩ với lời tâm tình của tác giả.

Bài tập 7 trang 62 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân.

Trả lời:

Mùa xuân tới, cảnh sắc và không khí cũng chợt thay đổi. Nếu như vào mùa đông, cảnh vật và không gian dường như thật u ám, buồn tẻ thì đến mùa xuân, mọi thứ mang một sức sống mới. Trên trời cao, những đám mây trôi nhẹ nhàng và bồng bềnh trong gió làm cho không gian mùa xuân trở nên khoáng đạt, sạch sẽ. Ở góc trời đằng kia, đàn én đang tung tăng chao lượn báo hiệu mùa xuân về. Trước cảnh sắc đó, con người hiện lên với cái gì đó mới mẻ, tràn trề sức sống, chúng ta không còn co ro trong những chiếc áo phao dày cộm nữa mà đã phơi phới hơn trong tiết trời se se lạnh của mùa xuân.

Thực hành tiếng Việt trang 62

Bài tập 1 trang 62 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Công dụng của dấu gạch ngang trong hai câu văn sau:

a. Mùa xuân của tôi-mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội-là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

b. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi-mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

Sự thay đổi về nội dung của các câu văn trên nếu không có các cụm từ được tách ra bởi dấu gạch ngang.

Trả lời:

(1) Công dụng của dấu gạch ngang trong các câu văn trên: bổ sung thông tin.

(2) Nếu không có các cụm từ được tách ra bởi dấu gạch ngang thì nội dung của những câu văn trên sẽ trở nên chung chung, không rõ nghĩa.

Bài tập 2 trang 62 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Biện pháp tu từ so sánh trong các câu:

a. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.

b. Cuối tháng Giêng có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ chừng mươi giờ tối thì trăng mọc cao lên đỉnh đầu.

Câu

Các đối tượng được so sánh

Điểm tương đồng giữa các đối tượng

Ý nghĩa của sự tương đồng

Đối tượng A

Đối tượng B

Câu a

 

 

 

 

Câu b

 

 

 

 

Trả lời:

Câu

Các đối tượng được so sánh

Điểm tương đồng giữa các đối tượng

Ý nghĩa của sự tương đồng

Đối tượng A

Đối tượng B

Câu a

Đôi mày

Trăng mới in ngần

Sự tương đồng giữa “đôi mày” và “trăng mới in ngần” khá chuẩn xác. 

Nghệ thuật so sánh làm cho hình ảnh đôi mày thêm gợi hình, gợi cảm.

Câu b

Trời sáng lung linh

Ngọc

Ngọc là một thứ có ánh sáng lấp lánh, mê hoặc lòng người, và bầu trời lúc về đêm cũng vậy, nhờ có ánh sáng của trăng nên trời sáng một cách lung linh, huyền ảo.

Biện pháp tu từ khiến cho hình ảnh bầu trời trở nên lung linh, rực rỡ, sinh động.

Bài tập 3 trang 63 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Biện pháp tu từ và tác dụng của chúng trong các câu:

Câu

Biện pháp tu từ

Tác dụng

Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc sống đổi thay thường xuyên của cuộc đời?

 

 

Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

 

 

Trả lời:

Câu

Biện pháp tu từ

Tác dụng

Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc sống đổi thay thường xuyên của cuộc đời?

Biện pháp tu từ: so sánh “chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình”.

Tác dụng làm nổi bật xúc cảm mạnh mẽ của con người trước mùa xuân, mùa xuân mang tới biết bao sự biến đổi.

Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

Biện pháp tu từ: nhân hoá “vài con ong siêng năng”.

Tác dụng làm cho hình ảnh những chú ong trở nên gần gũi với con người, giống như con người vậy.

Bài tập 4 trang 64 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Đọc câu văn sau và điền các thông tin phù hợp vào chỗ trống

Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết người mê luyến mùa xuân.

- Biện pháp tu từ được sử dụng ở những cụm từ im đậm trong câu văn trên:

- Biện pháp tu từ đó còn được thể hiện ở những từ ngữ khác trong câu:

- Tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Trả lời:

a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ in đậm trong câu văn trên là: điệp ngữ.

b. Biện pháp tu từ đó còn được thể hiện ở những từ ngữ: “đừng thương”

c. Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ là nhấn mạnh được quan điểm của tác giả: ai cũng có một tình yêu với mùa xuân.

Bài tập 5 trang 64 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Đọc câu văn sau và điền các thông tin phù hợp vào chỗ trống:

 Nhựa sống ở trong người căng lên như máy cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ tí ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn trên:

- Sự khác nhau giữa cách so sánh trong câu văn trên và cách so sánh trong những câu văn ở bài tập 2:

Trả lời:

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn trên đó là làm nổi bật sức sống của mùa xuân khi tác động tới con người. Cách so sánh trong câu này là so sánh kép, khác với bài 2 chỉ so sánh một chủ thể với một chủ thể khác.

Văn bản 2: Chuyện cơm hến

Bài tập 1 trang 64 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Những chi tiết cho thấy cơm hến là một món ăn bình dân.

Trả lời:

Những chi tiết cho em thấy cơm hến là món ăn bình dân:

- Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến.

 Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng, … bây giờ trở thành phố biển khắp nơi (dù đã mất đi bản chất cay của nó) chỉ món cơm hến này là không nơi nào có.

Bài tập 2 trang 65 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Đặc điểm phong cách ăn uống của người Huế thể hiện qua món cơm hến:

Trả lời:

Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế:

- Không bỏ đi món cơm nguội, củng cố quan niệm rằng trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi.

- Rất kiên định trong lập trường ăn uống của mình.

Bài tập 3 trang 65 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Những vấn đề được bàn tới trong văn bản Chuyện cơm hến:

Trả lời:

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn bàn về nét riêng trong khẩu vị của người Huế, về sự giữ gìn một món ăn lâu đời.

Bài tập 4 trang 65 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Lí do tác giả quan niệm “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”.

Trả lời:

Tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá” vì món ăn đặc sản phải cần được bảo tồn và giữ gìn, không thể để có các ý đồ cải biện, phá phách.

Bài tập 5 trang 65 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Suy nghĩ của em về ý thức giữ gìn giữa bản sắc văn hóa của người dân địa phương qua hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa:

Trả lời:

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho thấy người dân Huế đang hết lòng giữ gìn bản sắc văn hoá. Cho dù món ăn có phức tạp, nhiều công đoạn nhưng nó vẫn luôn được mọi người trân trọng và bảo tồn.

Bài tập 6 trang 65 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc:

Trả lời:

Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn “Chuyện cơm hến” giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc:

- Trươc hết, nói về cơm hến.

- Xin tiếp tục chuyện cơm hến.

- Tôi nhớ lần ấy, …

Bài tập 7 trang 65 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Cảm nhận về cái tôi tác giả thể hiện trong Chuyện cơm hến:

Trả lời:

Cái tôi của tác giả được thể hiện trong “Chuyện cơm hến” rất thẳng thắn và chân thực. Điều này thể hiện trong những quan điểm mà tác giả đưa ra về món cơm hến.

Bài tập 8 trang 65 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹo của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống.

Trả lời:

Quê tôi là một làng quê nhỏ thuộc vùng ngoại ô thành phố, giống với những làng quê khác, nơi tôi sống cũng có những tập tục lễ hội rất riêng, một trong số đó là hội thi đấu vật. Hội thi đấu vật được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Giêng hàng năm. Trước mội trận đấu khoảng hai tuần, các đô vật từ khắp nơi sẽ đổ về nhà văn hoá làng tôi để đăng ký tham dự. Đến ngày thi đấu, các đô vật sẽ thể hiện hết khả năng và sức mạnh của mình để hạ gục đối thủ. Trong quá trình diễn ra hội thi, ta không chỉ được quan sát nhiều đô vật khoẻ mạnh, cường tráng mà còn được cảm nhận không khí hết sức náo nhiệt, đầy sôi động. Hội thi đấu vật vẫn được tiếp diễn qua từng năm, và ngày càng được mọi người trong làng quan tâm, yêu thích. Tôi tin rằng, nét đẹp truyền thống này sẽ còn tồn tại và tiếp tục phát triển.

Thực hành tiếng Việt trang 66

Bài tập 1 trang 66 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Những từ ngữ địa phương câu văn “Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít…”

Căn cứ để xác định những từ ngữ trên là từ ngữ địa phương.

Trả lời:

Trong câu văn trên, từ ngữ có thể được xem là từ ngữ địa phương là: thẫu, vịm, trẹc, o, gáo mù u. Vì đây đều là những từ ngữ phát sinh từ điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán của người dân bản địa.

Bài tập 2 trang 66 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Điền nội dung thích hợp vào bảng dưới đây:

Từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến

Từ ngữ được dùng ở địa hương em hoặc có từ ngữ toàn dân tương ứng (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến

Từ ngữ được dùng ở địa hương em hoặc có từ ngữ toàn dân tương ứng (nếu có)

o

Trẹc

Mẹt

Duống

Đưa xuống

Xắt

Thái, cắt

Bài tập 3 trang 67 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương trong văn bản Chuyện cơm hến:

Trả lời:

Tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong “Chuyện cơm hến” là: giúp cho nhà văn có thể thể hiện một cách chân thực nhất về món ăn đặc sản nơi đây, từ đó gây được chú ý cho người đọc, tạo môi trường địa phương cho câu chuyện.

Bài tập 4 trang 67 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Một từ ngữ địa phương chỉ sự vật ở các vùng miền và từ ngữ toàn dân tương ứng.

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân tương ứng

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Địa phương

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

(tương ứng)

Miền Bắc

Bầm

Mẹ

Miền Trung

Tru

Trâu

Miền Nam

Ngã

 

Văn bản 3: Hội lồng tồng

Bài tập 1 trang 67 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Tóm tắt các ý chính của văn bản Hội lồng tồng bằng sơ đồ.

Trả lời:

VTH Ngữ văn 7 Văn bản 3: Hội lồng tồng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài tập 2 trang 68 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Sự liên quan giữa sản vật cúng tế trong hội lồng tồng với tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng - thần nông:

Trả lời:

Đình thành hoàng thờ những nhân vật ngày xưa đã có công khai phá ruộng mương, xây dựng và bảo vệ bản mường. Cho nên các sản phẩm cúng tế có mối liên quan mật thiết tới tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông.

Bài tập 3 trang 68 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Những hoạt động của cư dân trong phân hội được miêu tả trong văn bản:

Phẩm chất và khả năng của con người được biểu thị qua nững hoạt động trên:

Trả lời:

- Văn bản miêu tả những hoạt động của cư dân trong phần hội:

+ Trò chơi tung còn

+ Múa sư tử

+ “lượn lồng tồng”

- Những hoạt động đó biểu thị phẩm chất và khả năng của con người: sự kiên trì, khéo léo; sự háo thắng, khả năng chiến đấu, bảo vệ buôn làng; sự trẻ trung, sôi nổi của những chàng trai, cô gái.

Bài tập 4 trang 68 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Những mong ước của người dân khi được tổ chức hội lồng tồng:

Trả lời:

Khi tổ chức hội lồng tồng, người dân gửi gắm sự biết ơn tới trời đất, và mong ước về một cuộc sống lành mạnh, trong sáng, đầy sức sống.

Bài tập 5 trang 68 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Thái độ đánh giá của người viết thể hiện trong câu văn “Lượn, tiếng nói của tình yêu, tiếng lòng của ngày hội xuân, lành mạnh, trong sáng, đầy sức sống, vang vọng sôi nổi mà êm đềm dưới trời xuân Việt Bắc.”

Trả lời:

Người viết đã đưa ra một thái độ trân trọng và gợi ca vai trò của buổi hát Lượn. Nó như một tập tục không thể thiếu để người dân làng gửi gắm niềm tin vào tương lai tốt đẹp.

Văn bản 4: Những khuôn cửa dấu yêu

Bài tập 1 trang 68 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Những đặc điểm cho thấy văn bản thuộc thể loại tản văn:

Cái tôi tác giải:

Cách biểu hiện:

Ngôn từ:

Trả lời:

Người viết thể hiện được tâm trạng, suy nghĩ của mình về những khung cửa sổ và trải nghiệm tại đất I – ta – li – a.

- Văn bản có sự kết hợp giữa nhiều phương thức biểu hiện: kết hợp tự sự, trữ tình, miêu tả, nghị luận.

- Ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong văn bản gần gũi, đời thường, như lời trò chuyện, tâm sự.

Bài tập 2 trang 69 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp đất nước và con người I-ta-li-a:

Trả lời:

- Vẻ đẹp của đất nước và con người I – ta – li – a:

+ Vẻ đẹp của đất nước được thể hiện qua những khung cửa sổ.

+ Khung cảnh con ngõ phố nhỏ với khung cửa sổ và tiếng nước chảy lắng đọng và êm ả theo bốn mùa.

+ Con người với nhiều mảnh đời khác nhau cùng tồn tại trong một thành phố pha trộn cả nét mới và cổ kính, không tráng lệ mà thâm trầm, lãng mạn, chầm chậm trôi cùng thời gian.

+ Đất nước I – ta – li – a hiện lên với những món ăn rất đặc trưng: Pa – xta, Pizza

Bài tập 3 trang 69 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Cảm xúc của tác giả về đất nước và con người I-ta-li-a

Trả lời:

- “Có một cửa sổ tôi nhớ mãi”

- “Đây là góc phố ưa thích của tôi”

- “Ông bồi bàn già quen thuộc mà tôi yêu mến …”

- “Tôi yêu bức tường có khuôn cửa xanh ở Bô – rờ - gô Pi – ô … Yêu khu Tơ – ra – xtê – vê – rê với những căn nhà liêu xiêu…”

=> Đó là những cảm xúc tự nhiên, chân thành và đầy gắn bó, yêu thương.

Đánh giá

0

0 đánh giá