Việc người dân gọi tên cái cồn nổi là Cồn Hến cho thấy cách cấu tạo địa danh của cư dân bản địa

461

Với giải Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Màu sắc trăm miền giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 5: Màu sắc trăm miền

Bài tập 5. trang 43, 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc lợi văn bản Chuyện cơm hến (từ Xin tiếp tục chuyện cơm hến đến bán cho những người làm cơm hến) trong SGK (tr. 113) và trả lời các câu hỏi:

Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Việc người dân gọi tên cái cồn nổi là Cồn Hến cho thấy cách cấu tạo địa danh của cư dân bản địa. Em biết những địa danh nào cũng được cấu tạo theo cách như vậy?

Trả lời:

Cái tên Cồn Hến liên quan đến hiện tượng nơi đây có nhiều hến được khai thác. Cách đặt tên dân dã này có thể thấy ở nhiều địa phương (ví dụ: Gò Quao ở Kiên Giang là nơi có nhiều cây quao; Ô Môn ở Cần Thơ là nơi có nhiều cây môn nước,...). Em hãy kể những địa danh ở quê em hoặc những nơi em biết được cấu tạo theo cách này. Em sẽ nhận ra những điều thú vị từ những cách cấu tạo địa danh như thế.

Đánh giá

0

0 đánh giá