Có điều gì thú vị trong việc tác giả liệt kê những cách diễn tả cảm giác cay trong ngôn ngữ của người Huế

841

Với giải Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Màu sắc trăm miền giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 5: Màu sắc trăm miền

Bài tập 4. trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc lại văn bản Chuyện cơm hến trong SGK (tr. 111 - 115) và trả lời các câu hỏi:

Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Có điều gì thú vị trong việc tác giả liệt kê những cách diễn tả cảm giác cay trong ngôn ngữ của người Huế?

Trả lời:

Tác giả đã liệt kê những cách diễn tả cảm giác cay của người Huế: cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc óc, "cay dễ sợ; cay "túi mắt túi mũi". Tác giả đã công phu thâu lượm những cách nói trong dân gian, cho thấy cách diễn tả cảm giác cay trong ngôn ngữ của người Huế rất phong phú. Những cách nói đó rất hồn nhiên, đi liền với những phản ứng cơ thể xuất phát từ vị giác của con người. Những cụm từ này hầu như đều diễn tả sự “khổ sở” của người ta khi ăn cay, vậy mà ăn cay lại trở thành cái thú của người Huế. Điều đó cho thấy, cái thú đó cũng rất lạ thường, như là một “thử thách” đối với những giới hạn vị giác của con người.

Đánh giá

0

0 đánh giá