Nét đẹp của đời sống gia đình được tác giả cảm nhận ra sao

802

Với giải Câu 3 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Màu sắc trăm miền giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 5: Màu sắc trăm miền

Bài tập 3. trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc hai đoạn văn dưới đây trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt và trả lời các câu hỏi:

Đoạn 1: Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

Đoạn 2: Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.

Câu 3 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nét đẹp của đời sống gia đình được tác giả cảm nhận ra sao?

Trả lời:

Tháng Giêng là dịp cả nhà đoàn tụ, thuận hoà. Đoạn văn thứ nhất miêu tả nét đẹp ngày Tết cổ truyền của gia đình Việt. Nhang khói, bàn thờ thể hiện lòng hiếu nghĩa, sự hướng thiện, tu thân của con người, cũng là sự nhắc nhở, gợi nhớ về ông bà, tổ tiên, dòng họ. Trong không khí đó của gia đình, tác giả cảm nhận sự ấm áp của tình thân và lòng vui phơi phới như hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan. Đoạn văn thứ hai miêu tả vẻ đẹp đời thường với những món ăn giản dị nhưng cũng không kém phần cầu kì trong chế biến. Người Hà Nội có cách ăn uống vừa tinh tế vừa phong lưu. Cảnh sinh hoạt thường ngày đó khiến cho tác giả có cảm giác êm đềm, thư thái, dễ chịu (mát như quạt vào lòng).

Đánh giá

0

0 đánh giá