Với giải HĐ3 trang 13 Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống trong Bài 2: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 10 Bài 2: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp
HĐ3 trang 13 Toán lớp 10: Gọi H là tập hợp các bạn tham gia Chuyên đề 2 trong tình huống mở đầu có tên bắt đầu bằng chữ chữ H. Các phần tử của tập hợp H có là phần tử của tập hợp B trong HĐ1 không?
Lời giải:
Ta có: {Hương; Chi; Tú; Khánh; Bình; Hân; Hiền; Lam}
và H = {Hương; Hiền; Hân}
Vậy các phần tử của H đều là phần tử của tập hợp B.
Lý thuyết Các khái niệm cơ bản về tập hợp
1.1. Tập hợp
• Có thể mô tả một tập hợp bằng một trong hai cách sau:
Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp;
Cách 2. Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
Chú ý: Số phần tử của tập hợp S được kí hiệu là n(S).
Ví dụ:
- Cho tập hợp A là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 2, lớn hơn 5 và nhỏ hơn 15.
+ Ta mô tả tập hợp A bằng hai cách như sau:
Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp: A = {6; 8; 10; 12; 14};
Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phẩn tử: A = { | n ⁝ 2, 5 < n < 15}.
+ Tập hợp A có 5 phần tử, ta viết: n(A) = 5.
+ 10 thuộc tập hợp A, ta viết 10 ∈ A.
+ 15 không thuộc tập hợp A, ta viết 15 ∉ A.
• Tập hợp không chứa phần tử nào được gọi là tập rỗng, kí hiệu là .
Ví dụ:
+ Tập hợp các nghiệm của phương trình x2 + 1 = 0 là tập rỗng;
+ Tập hợp những người sống trên Mặt Trời là tập rỗng.
1.2. Tập hợp con
• Nếu mọi phần tử của tập hợp T đều là phần tử của tập hợp S thì ta nói T là một tập hợp con (tập con) của S và viết là T ⊂ S (đọc là T chứa trong S hoặc T là tập con của S).
- Thay cho T ⊂ S, ta còn viết S ⊃ T (đọc là S chứa T).
- Kí hiệu T ⊄ S để chỉ T không là tập con của S.
Nhận xét:
- Từ định nghĩa trên, T là tập con của S nếu mệnh đề sau đúng:
∀ x, x ∈ T ⇒ x ∈ S.
- Quy ước tập rỗng là tập con của mọi tập hợp.
• Người ta thường minh họa một tập hợp bằng một hình phẳng được bao quanh bởi một đường kín, gọi là biểu đồ Ven.
Minh họa T là một tập con của S như sau:
Ví dụ: Cho các tập hợp: T = {2; 3; 5}, S = {2; 3; 5; 7; 9}, M = {2; 3; 4; 5}.
- Tập hợp T là tập con của tập hợp S (do mọi phần tử của T đều thuộc S).
- Tập hợp M không là tập hợp con của tập hợp S (do có phần tử 4 thuộc M nhưng không thuộc S).
1.3. Hai tập hợp bằng nhau
- Hai tập hợp S và T được gọi là hai tập hợp bằng nhau nếu mỗi phần tử của T cũng là phần tử của tập hợp S và ngược lại. Kí hiệu là S = T.
- Nếu S ⊂ T và T ⊂ S thì S = T.
Ví dụ: Cho 2 tập hợp: S = {n | n là bội chung của 2 và 3; n < 20} và T = {n | n là bội của 6; n < 20}.
Ta có: 2 = 2, 3 = 3
⇒ BCNN(2; 3) = 2.3 = 6
⇒ BC(2; 3) = B(6) ={0; 6; 12; 18}
⇒ S = {0; 6; 12; 18}
Ta có các bội của 6 và nhỏ hơn 20 là: 0; 6; 12; 18.
T = {0; 6; 12; 18}.
Vậy S = T.
Xem thêm các bài giải Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
HĐ2 trang 13 Toán lớp 10: Cho tập hợp:...
Luyện tập 1 trang 13 Toán lớp 10: Gọi X là tập nghiệm của phương trình .
HĐ4 trang 14 Toán lớp 10: Sơn và Thu viết tập hợp các số chính phương nhỏ hơn 100 như sau:
HĐ5 trang 15 Toán lớp 10: Các mệnh đề sau đúng hay sai?
Luyện tập 3 trang 15 Toán lớp 10: Cho tập hợp C = {-4; 0; 1; 2}. Các mệnh đề sau đúng hay sai?
HĐ6 trang 16 Toán lớp 10: Cho hai tập hợp C = {} và D = {}. Các mệnh đề sau đúng hay sai?
Luyện tập 5 trang 17 Toán lớp 10: Cho các tập hợp C = [1; 5], D = [-2; 3]. Hãy xác định tập hợp .
Luyện tập 7 trang 18 Toán lớp 10: Tìm phần bù của các tập hợp sau trong :
Bài 1.9 trang 19 Toán lớp 10: Kí hiệu E là tập hợp các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á.
Bài 1.11 trang 19 Toán lớp 10: Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là tập hợp rỗng?
Bài 1.12 trang 19 Toán lớp 10: Cho . Các cách viết sau đúng hay sai? Giải thích kết luận đưa ra.
Bài 1.13 trang 19 Toán lóp 10: Cho .Tìm để .
Bài 1.14 trang 19 Toán lớp 10: Cho
Bài 1.15 trang 19 Toán lớp 10: Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số.
Xem thêm các bài giải SGK Toán 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp
Bài 3: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 4: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn