Giải Toán 12 Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện

3.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 12 Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khái niệm về thể tích của khối đa diện lớp 12.

Bài giảng Toán 12: Thể tích khối đa diện có cạnh bên vuông góc với mặt đáy

Giải bài tập Toán lớp 12 Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi 1 trang 22 SGK Hình học 12: Có thể chia (H1) thành bao nhiêu khối lập phương bằng (H0)?

Lời giải:

Hình (H1) được tạo bởi 5 khối lập phương (H0)

Nói cách khác, có thể chia (H1) thành 5 khối lập phương (H0).

Trả lời câu hỏi 2 trang 22 SGK Hình học 12: Có thể chia (H2) thành bao nhiêu khối hộp chữ nhật bằng (H1)?

Lời giải:

Có thể chia (H2) thành 4 khối hộp chữ nhật (H1)

Trả lời câu hỏi 3 trang 22 SGK Hình học 12: Có thể chia (H) thành bao nhiêu khối hộp chữ nhật bằng (H2) ?

Lời giải:

Có thể chia (H) thành 3 khối hộp chữ nhật (H2)

Trả lời câu hỏi 4 trang 24 SGK Hình học 12: Kim tự tháp Kê-ốp ở Ai Cập (h.1.27) được xây dựng vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên. Kim tự tháp này là một khối chóp tứ giác đều có chiều cao 147 m, cạnh đáy dài 230 m. Hãy tính thể tích của nó.

Phương pháp giải:

Công thức tính thể tích khối chóp: V=13.B.h trong đó B,h lần lượt là diện tích đáy và chiều cao của khối chóp.

Lời giải:

Kim tự tháp là khối chóp tứ giác đều nên đáy là hình vuông có cạnh 230m

Diện tích đáy là:

230.230=52900(m2)

Thể tích kim tự tháp là:

13.52900.147=2592100(m2)

Câu hỏi và bài tập (trang 25, 26 SGK Hình học 12)
Bài 1 trang 25 SGK Hình học 12: Tính thể tích khối tứ diện đều cạnh a.

Phương pháp giải:

+) Gọi AH là đường cao hạ từ đỉnh A của tứ diện đều ABCD (H(BCD)).

+) Do tứ diện ABCD đều, chứng minh H là trọng tâm tam giác ABC.

+) Sử dụng định lí Pytago tính độ dài AH.

+) Áp dụng công thức tính thể tích: VABCD=13AH.SBCD.

Lời giải:

Cho tứ diện đều ABCD. Hạ AH(BCD)

Dễ dàng chứng minh được ΔvAHB=ΔvAHC=ΔvAHD(chcgv) HB=HC=HD, do đó H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD.

Do BCD là tam giác đều nên H là trọng tâm của tam giác BCD.

Gọi M là trung điểm CD thì BM vừa là trung tuyến vừa là đường cao trong tam giác.

Ta có: BM=BDsin600=a32

Do đó BH=23BM=23.32a=33a

Áp dụng định lí Pitago trong tam giác vuông ABH ta có: AH2=AB2BH2=a2a23=2a23 AH=a63

Do tam giác BCD đều cạnh a nên: SBCD=a234

Vậy VABCD=13AH.SBCD =13.a63.a234 =a3212.

Bài 2 trang 25 SGK Hình học 12: Tính thể tích khối bát diện đều cạnh a.

Phương pháp giải:

+) Chia khối bát diện đều thành hai khối chóp tứ giác đều.

+) Xác định chiều cao và áp dụng công thức tính thể tích khối chóp: V=13h.Sd

Lời giải:

Chia khối tám mặt đều cạnh a thành hai khối chóp tứ giác đều cạnh a là E.ABCD và F.ABCD.

Xét chóp tứ giác đều E.ABCD. Gọi H là tâm hình vuông ABCD ta có: EH(ABCD).

Vì ABCD là hình vuông cạnh a nên AC=AB2+BC2 =a2+a2=a2

AH=12AC=a22.

Áp dụng định lí Pitago trong tam giác vuông EHA có: EH2=EA2AH2 =a2(a22)2=a22

EH=a22

VE.ABCD=13EH.SABCD =13.a22.a2=a326

Vậy thể tích khối tám mặt đều cạnh a là: V=2.VE.ABCD=a323.

Chú ý: Hình chóp đa giác đều có hình chiếu của đỉnh trên mặt đáy trùng với tâm mặt đáy.

Bài 3 trang 25 SGK Hình học 12: Cho hình hộp ABCD.ABCD. Tính tỉ số thể tích của khối hộp đó và thể tích của khối tứ diện ACBD.

Phương pháp giải:

+) Gọi S là diện tích đáy ABCD và h là chiều cao của khối hộp. Tính thể tích của khối hộp.

+) Chia khối hộp thành khối tứ diện ACBD và bốn khối chóp A.ABD,C.CBD,B.BAC và D.DAC. Tính thể tích của bốn khối chóp A.ABD,C.CBD,B.BAC và D.DAC.

+) Suy ra VACBD=V(VA.ABD+VC.CBD+VBBAC+VD.DAC)

+) Tính tỉ số thể tích.

Lời giải:

Gọi S là diện tích đáy ABCD và h là chiều cao của khối hộp thì thể tích của khối hộp: V=S.h

Chia khối hộp thành khối tứ diện ACBD và bốn khối chóp A.ABD,C.CBD,B.BAC và D.DAC.

Xét khối chóp A.ABD có diện tích đáy SABD=S2 và chiều cao bằng h. Do đó VA.ABD=13.S2.h=S.h6.

Tương tự như vậy ta chứng minh được:

VA.ABD=VC.CBD=VBBAC=VD.DAC=S.h6

Vậy VACBD=V(VA.ABD+VC.CBD+VBBAC+VD.DAC)

=S.h4.S.h6=S.h3.

VVACBD=S.h13S.h=3

Bài 4 trang 25 SGK Hình học 12: Cho hình chóp S.ABC. Trên các đoạn thẳng SA,SB,SC lần lượt lấy ba điểm A,B,C khác với S. Chứng minh rằng

VS.ABCVS.ABC=SASASBSBSCSC

Phương pháp giải:

+) Gọi h và h lần lượt là chiều cao hạ từ A và A đến (SBC), dựa vào định lí Vi-et tính tỉ số hh.

+) Sử dụng công thức tính diện tích SΔSBC=12SB.SC.sinBSC^ tính diện tích tam giác SBC, tương tự tính diện tích tam giác SBC, sau đó suy ra tỉ số SΔSBCSΔSBC.

+) Sử dụng công thức tính thể tích V=13S.h lập tỉ số thể tích S.ABC và S.ABC, rút gọn và suy ra kết quả.

Lời giải:

Gọi h và h lần lượt là chiều cao hạ từ A,A đến mặt phẳng (SBC).

* Do AH//AH nên bốn điểm A,A;H và H đồng phẳng. (1)

Lại có, 3 điểm A,S,H đồng phẳng (2).

Từ (1) và (2) suy ra, 5 điểm A,A,S.H và H đồng phẳng.

Trong mp(ASH) ta có: {AHSHAHSHAH//AHSHSH

⇒ Ba điểm S,H và H thẳng hàng.

Gọi S1 và S2 theo thứ tự là diện tích các tam giác SBC và SBC.

Khi đó ta có hh=SASA (định lý Ta - let) và:

S2S1=SSBCSSBC =12SB.SC.sinBSC^12SB.SC.sinBSC^=SBSB.SCSC

Suy ra VS.ABCVS.ABC=VA.SBCVA.SBC=13hS213hS1 =hh.S2S1 =SASASBSBSCSC 

Đó là điều phải chứng minh.

Chú ý: Từ nay về sau chúng ta được sử dụng bài tập này như một kết quả và không cần chứng minh lại.

Bài 5 trang 26 SGK Hình học 12: Cho tam giác ABC vuông cân ở A và AB=a. Trên đường thẳng qua C và vuông góc với mặt phẳng (ABC) lấy điểm D sao cho CD=a. Mặt phẳng qua C vuông góc với BD, cắt BD tại F và cắt AD tại E. Tính thể tích khối tứ diện CDEF theo a.

Phương pháp giải:

Bước 1: Dựng các điểm F và E.

Bước 2: Tìm chiều cao và đáy tương ứng:  VCDEF=13DF.SCEF 

Bước 3: Chứng minh tam giác CEF vuông tại ESCEF=12EF.EC

Suy ra VCDEF=13DF.12EF.EC 

Lời giải:

Ta có: BD(CEF) hay DF(CEF)do đó ta đã biết chiều cao của tứ diện DCEF.

Để tính thể tích tứ diện này, ta đi tính diện tích đáy tương ứng là SΔEFC

Dễ thấy: ΔEFC vuông tại E, vì:

{CEDACEBD(doBD(CEF))CE(BDA)EFCEEF.

Vậy ta đi tính các cạnh CE,EF.

+) Tính CE

Do DC(ABC) nên ΔACD vuông cân tại C.

 Chiều cao CE=AC2=AB2=a2

+) Tính EF:

Xét vuông tại C, ta có:

{DC=AC=aBC=AB.2=a2BD=a3Mà:CF.BD=DC.BCCF=DC.BCBD=a.a2a3=a63.EF=CF2CE2=2a3a2=a6=a66.

Vậy SΔEFC=12CE.EF=12.a2.a6=a243=a2312

+) Chiều cao DF

DF=DC2CF2=a22a23=a33

Vậy VCDEF=13DF.SCEF =13.a33.a2312=a336

Bài 6 trang 26 SGK Hình học 12: Cho hai đường thẳng chéo nhau d và d. Đoạn thẳng AB có độ dài a trượt trên d, đoạn thẳng CD có độ dài b trượt trên d. Chứng minh rằng khối tứ diện ABCD có thể tích không đổi.

Lời giải:

Gọi h là độ dài đường vuông góc chung của d và dα là góc giữa hai đường thẳng d và d. Qua B,A,C dựng hình bình hành BACF. Qua A,C,D dựng hình bình hành ACDE.

Khi đó CFD.ABE là một hình lăng trụ tam giác. Ta có:

VD.ABE+VD.BACF=VCFD.ABEVD.ABE=13VCFD.ABEVD.BACF=23VCFD.ABEVD.ABC=12VD.BACFVD.ABC=12.23VCFD.ABE=13VCFD.ABE

Kẻ AH(CDF) ta có: VABCD=13.VCFD.ABE=13.AH.SCDF

Ta có:

AB//CFAB//(CDF)CDd(d;d)=d(AB;CD)=d(AB;(CDF))

=d(A;(CDF))=AH=h

AB//CF(d;d)^=(AB;CD)^=(CF;CD)^=DCF^=α

SCDF=12.CD.CF.sinDCF^=12absinα

Vậy VABCD=13.h.12absinα=16.h.ab.sinα=const. (đpcm)

Lý thuyết Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện

1. Khái niệm về thể tích khối đa diện

Có thể đặt tương ứng cho mỗi khối đa diện H một số dương V(H) thỏa mãn các tính chất sau:

a) Nếu H là khối lập phương có cạnh bằng một thì V(H)=1

b) Nếu hai khối đa diện (H1) và (H2) bằng nhau thì

V(H1) = V(H2)

c) Nếu khối đa diện H được phân chia thành hai khối đa diện (H1) và (H2) thì

V(H)=V(H1)+V(H2)

Số dương V(H) nói trên được gọi là thể tích của khối đa diện H.

Khối lập phương có cạnh bằng một được gọi là khối lập phương đơn vị.

Nếu H là khối lăng trụ ABC.ABC chẳng hạn thì thể tích của nó còn được kí hiệu là VABC.ABC

2. Thể tích khối lăng trụ

Thể tích của khối lăng trụ có diện tích đáy bằng B và chiều cao bằng h là

V=B.h

Đặc biệt thể tích của khối hộp chữ nhật bằng tích của ba kích thước của nó.

3. Thể tích khối chóp

Thể tích của khối chóp có diện tích đáy bằng B và chiều cao bằng h là

V=13Bh

Kiến thức bổ sung

4. Cho hình chóp S.ABC. Trên ba tia SA,SB,SC lần lượt lấy ba điểm A,B,C.

Khi đó VSABCVSABC=SASA.SBSB.SCSC

5. Nếu H là ảnh của H qua một phép dời hình thì

V(H) = V(H)

Nếu H là ảnh của H qua một phép vị tự tỉ số k thì 

V(H)|k|3.V(H).

Sơ đồ tu duy về thể tích khối đa diện

Bài giảng Toán 12: Thể tích khối đa diện có hình chiếu là điểm đặc biệt trên đáy

Đánh giá

0

0 đánh giá