Có nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh ta, em hãy nêu hai phản ứng oxi hóa - khử gắn

4.7 K

Với giải Bài 3 trang 79 Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết tron Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

Bài 3 trang 79 Hóa học 10: Có nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh ta, em hãy nêu hai phản ứng oxi hóa - khử gắn liền với cuộc sống hàng ngày và lập phương trình hóa học của các phản ứng đó bằng phương pháp thăng bằng electron.

Phương pháp giải:

- Xác định những hiện tượng hóa học có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử trong cuộc sống hàng ngày

- Viết và cân bằng các phương trình hóa học đó theo phương pháp thăng bằng electron

Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử

Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử. Chất khử là chất nhường electron, chất oxi hóa là chất nhận electron

Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron chất khửu nhường = tổng số electron chất oxi hóa nhận

Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử của các nguyên tố còn lại

Lời giải:

- Hiện tượng gỉ sét: sắt thép để lâu ngày trong không khí thì trên bề mặt của chúng sẽ xuất hiện lớp màu nâu đỏ

Sơ đồ phản ứng: Fe0+O20Fe3+8/3O42

Quá trình oxi hóa: 3Fe03Fe+8/3+3.83e

Quá trình khử: O20+2.2e2O2

1x

3Fe03Fe+8/3+3.83e

2x

O20+2.2e2O2

 Phương trình hóa học: 3Fe + 2O2 → Fe3O4

- Hiện tượng sự cháy của cây nến: nến có thành phần chính là paraffin, khi cháy trong không khí sẽ sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước

Sơ đồ phản ứng: C2H6 + O2 → CO2 + H2O

2x

2C32C+4+2.7e

7x

O20+2.2e2O2

 Phương trình hóa học: 2C2H6 + 7O2   →  4CO2 + 6H2O

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Số oxi hóa của nguyên tử N trong các ion NH4+, NO3, NO2 lần lượt là

A. −3, +5, +3

B. −3, +3, + 5

C. +5, −2, +3

D. +5, +3, +2

Đáp án đúng là: A

Gọi số oxi hóa của nguyên tử N là x, theo quy tắc 1 và 2 về xác định số oxi hóa, ta có:

Trong ion NH4+1×x+4×(+1)=+1⇒ x = −3

Trong ion NO31×x+3×(-2)=-1⇒ x = +5

Trong ion NO21×x+2×(-2)=-1⇒ x = +3

Câu 2. Cho phân tử CH4 công thức cấu tạo dưới đây. Số oxi hóa của C là

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 12 (có đáp án): Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

A. −4;

B. −2;

C. +4;

D. +2.

Đáp án đúng là: A

Trong mỗi liên kết C−H, H góp 1 electron, khi giả định CH4 là hợp chất ion thì electron này chuyển sang C.

Vì có 4 liên kết C −H nên số oxi hóa của C là −4.

Câu 3. Phát biểu sai là

A. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử;

B. Phản ứng oxi hóa – khử có thể chỉ có quá trình oxi hóa hoặc quá trình khử;

C. Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron;

D. Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.

Đáp án đúng là: B

Phản ứng oxi hóa – khử có thể chỉ có quá trình oxi hóa hoặc quá trình khử là phát biểu sai vì phản ứng oxi hóa – khử luôn xảy ra đồng thời quá trình oxi hóa và quá trình khử.

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 9 trang 78 Hóa học 10: Từ thông tin về “Luyện kim”, viết phản ứng của khí carbon monoxide khử iron (III) oxide ở nhiệt độ cao. Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron, xác định vai trò của các chất trong phản ứng...

Câu hỏi 10 trang 78 Hóa học 10: Đọc thông tin về “Điện hóa” để biết được phản ứng oxi hóa – khử gắn liền với cuộc sống. Lập phương trình hóa học của phản ứng sinh ra dòng điện trong pin khi zinc phản ứng với manganese...

Vận dụng trang 78 Hóa học 10Hãy nêu thêm một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng gắn với đời sống hằng ngày...

Bài 1 trang 79 Hóa học 10: Tính số oxi hóa của nguyên tử có đánh dấu * trong các chất và ion dưới đây...

Đánh giá

0

0 đánh giá