Với giải Bài 1 trang 79 Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết tron Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống
Bài 1 trang 79 Hóa học 10: Tính số oxi hóa của nguyên tử có đánh dấu * trong các chất và ion dưới đây
Phương pháp giải:
- Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất = 0
- Quy tắc 2: Trong 1 phân tử, tổng số oxi góa của các nguyên tử = 0
- Quy tắc 3: Trong các ion, số oxi hóa của nguyên tử (đối với ion đơn nguyên tử) hay tổng số oxi hóa các nguyên tử (đối với ion đa nguyên tử) = điện tích của ion đó
- Quy tắc 4: Trong hợp chất, H chủ yếu +1, O là -2, nhóm IA là +1, nhóm IIA là +2, Al là +3
Lời giải:
a)
- K2Cr2O7: Gọi số oxi hóa của Cr trong K2Cr2O7 là x
=> (+1).2 + x.2 + (-2).7 = 0
=> x = +6
=> Số oxi hóa của Cr trong K2Cr2O7 là +6
- KMnO4: Gọi số oxi hóa của Mn trong KMnO4 là x
=> (+1).1 + x.1 + (-2).4 = 0
=> x = +7
=> Số oxi hóa của Mn trong KMnO4 là +7
- KClO4: Gọi số oxi hóa của Cl trong KClO4 là x
=> (+1).1 + x.1 + (-2).4 = 0
=> x = +7
=> Số oxi hóa của Cl trong KClO4 là +7
- NH4NO3: Gọi số oxi hóa của N cần tìm là x
=> x.1 + (+1).1 + (+5).1 + (-2).3 = 0
=> x = -3
=> Số oxi hóa của N cần tìm trong NH4NO3 là -3
b)
- AlO2-: Gọi số oxi hóa của Al trong AlO2- là x
=> x.1 + (-2).2 = -1
=> x = +3
=> Aố oxi hóa của Al trong AlO2- là +3
- PO43-: Gọi số oxi hóa của P trong PO43- là x
=> x.1 + (-2).4 = -3
=> x = +5
=> Số oxi hóa của P trong PO43- là +5
- ClO3-: Gọi số oxi hóa của Cl trong ClO3- là x
=> x.1 + (-2).3 = -1
=> x = +5
=> Số oxi hóa của Cl trong ClO3- là +5
- SO42-: Gọi số oxi hóa của S trong SO42- là x
=> x.1 + (-2).4 = -2
=> x = +6
=> Số oxi hóa của S trong SO42- là +6
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Số oxi hóa của nguyên tử N trong các ion NH4+, NO3−, NO2− lần lượt là
A. −3, +5, +3
B. −3, +3, + 5
C. +5, −2, +3
D. +5, +3, +2
Đáp án đúng là: A
Gọi số oxi hóa của nguyên tử N là x, theo quy tắc 1 và 2 về xác định số oxi hóa, ta có:
Trong ion NH4+: ⇒ x = −3
Trong ion NO3−: ⇒ x = +5
Trong ion NO2−: ⇒ x = +3
Câu 2. Cho phân tử CH4 công thức cấu tạo dưới đây. Số oxi hóa của C là
A. −4;
B. −2;
C. +4;
D. +2.
Đáp án đúng là: A
Trong mỗi liên kết C−H, H góp 1 electron, khi giả định CH4 là hợp chất ion thì electron này chuyển sang C.
Vì có 4 liên kết C −H nên số oxi hóa của C là −4.
Câu 3. Phát biểu sai là
A. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử;
B. Phản ứng oxi hóa – khử có thể chỉ có quá trình oxi hóa hoặc quá trình khử;
C. Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron;
D. Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.
Đáp án đúng là: B
Phản ứng oxi hóa – khử có thể chỉ có quá trình oxi hóa hoặc quá trình khử là phát biểu sai vì phản ứng oxi hóa – khử luôn xảy ra đồng thời quá trình oxi hóa và quá trình khử.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3 trang 79 Hóa học 10: Có nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh ta, em hãy nêu hai phản ứng oxi hóa - khử gắn liền với cuộc sống hàng ngày và lập phương trình hóa học của các phản ứng đó bằng phương pháp thăng bằng electron...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals
Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống
Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng