Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng

17.1 K

Với giải Bài 2 trang 79 Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết tron Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

Bài 2 trang 79 Hóa học 10: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron, nêu rõ chất oxi hóa, chất khử trong mỗi trường hợp

a) HCl+MnO2toMnCl2+Cl2+H2O

b)KMnO4+KNO2+H2SO4MnSO4+KNO3+K2SO4+H2O

c) Fe3O4+HNO3Fe(NO3)3+NO+H2O

d)H2C2O2+KMnO4+H2SO4CO2+MnSO4+K2SO4+H2O

Phương pháp giải:

Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử

Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử. Chất khử là chất nhường electron, chất oxi hóa là chất nhận electron

Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron chất khửu nhường = tổng số electron chất oxi hóa nhận

Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử của các nguyên tố còn lại

Lời giải:

a) HCl+MnO2toMnCl2+Cl2+H2O

Bước 1: HCl1+Mn+4O2toMn+2Cl2+Cl20+H2O

Bước 2:

Quá trình oxi hóa: 2Cl-1 →  Cl20 + 2e

Quá trình khử: Mn+4 + 2e → Mn+2

Chất oxi hóa là Mn trong MnO2 vì Mn nhận electron

Chất khử là Cl trong HCl vì Cl nhường electron

Bước 3: Xác định hệ số

1 x

2Cl-1 →  Cl20 + 2e

1 x

Mn+4 + 2e → Mn+2

Bước 4: Đặt hệ số

4HCl+MnO2toMnCl2+Cl2+2H2O

b) KMnO4+KNO2+H2SO4MnSO4+KNO3+K2SO4+H2O

Bước 1: KMn+7O4+KN+3O2+H2SO4Mn+2SO4+KN+5O3+K2SO4+H2O

Bước 2:

Quá trình oxi hóa: N+3 →  N+5 + 2e

Quá trình khử: Mn+7 + 5e → Mn+2

Chất oxi hóa là Mn trong KMnO4 vì Mn nhận electron

Chất khử là N trong KNO2 vì N nhường electron

Bước 3: Xác định hệ số

5 x

N+3 →  N+5 + 2e

2 x

Mn+7 + 5e → Mn+2

Bước 4: Đặt hệ số

2KMnO4+5KNO2+3H2SO42MnSO4+5KNO3+K2SO4+3H2O

c) Fe3O4+HNO3Fe(NO3)3+NO+H2O

Bước 1: Fe3+8/3O4+HN+5O3Fe+3(NO3)3+N+2O+H2O

Bước 2:

Quá trình oxi hóa: 3Fe+8/3  → 3Fe+3 + e

Quá trình khử: N+5 + 3e →  N+2

Chất oxi hóa là N trong HNO3 vì N nhận electron

Chất khử là Fe trong Fe3O4 vì Fe nhường electron

Bước 3: Xác định hệ số

3 x

3Fe+8/3  → 3Fe+3 + e

1 x

N+5 + 3e →  N+2

Bước 4: Đặt hệ số

3Fe3O4+28HNO39Fe(NO3)3+NO+14H2O

d) H2C2O2+KMnO4+H2SO4CO2+MnSO4+K2SO4+H2O

Bước 1: H2C2+1O2+KMn+7O4+H2SO4C+4O2+Mn+2SO4+K2SO4+H2O

Bước 2:

Quá trình oxi hóa: 2C+1  → 2C+4 + 6e

Quá trình khử: Mn+7 + 5e →  Mn+2

Chất oxi hóa là Mn trong KMnO4 vì Mn nhận electron

Chất khử là C trong C2H2O2 vì C nhường electron

Bước 3: Xác định hệ số

5 x

2C+1  → 2C+4 + 6e

6 x

Mn+7 + 5e →  Mn+2

Bước 4: Đặt hệ số

5H2C2O2+6KMnO4+9H2SO410CO2+6MnSO4+3K2SO4+14H2O

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 9 trang 78 Hóa học 10: Từ thông tin về “Luyện kim”, viết phản ứng của khí carbon monoxide khử iron (III) oxide ở nhiệt độ cao. Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron, xác định vai trò của các chất trong phản ứng...

Câu hỏi 10 trang 78 Hóa học 10: Đọc thông tin về “Điện hóa” để biết được phản ứng oxi hóa – khử gắn liền với cuộc sống. Lập phương trình hóa học của phản ứng sinh ra dòng điện trong pin khi zinc phản ứng với manganese...

Vận dụng trang 78 Hóa học 10Hãy nêu thêm một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng gắn với đời sống hằng ngày...

Bài 1 trang 79 Hóa học 10: Tính số oxi hóa của nguyên tử có đánh dấu * trong các chất và ion dưới đây...

Đánh giá

0

0 đánh giá