Với giải Câu hỏi 4 trang 93 Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết tron Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
Bài 4 trang 93 Hóa học 10: Cho phương trình nhiệt hóa học sau:
SO2(g) + ½ O2(g) to,V2O5→ SO3(g) ΔrHo298 = -98,5 kJ
a) Tính lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 74,6 g SO2 thành SO3
b) Giá trị ΔrHo298 của phản ứng: SO3(g) → SO2(g) + ½ O2(g) là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
a)
Chuyển 1 mol SO2 thành SO3 sinh ra lượng nhiệt là 98,5 kJ
Chuyển x mol SO2 thành SO3 sinh ra lượng nhiệt là y kJ
b)
Áp dụng công thức: ΔrHo298= ΣΔfHo298(sp) - ΣΔfHo298(bđ)
Lời giải:
a)
- Mol của 74,6 g SO2 = 74,6 : 64 = 373/320 (mol)
Chuyển 1 mol SO2 thành SO3 sinh ra lượng nhiệt là 98,5 kJ
Chuyển 373/320 mol SO2 thành SO3 sinh ra lượng nhiệt là y kJ
=> y = 98,5 x 373/320 = 114,81 kJ
=> Lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 74,6 g SO2 thành SO3 là 114,81 kJ
b)
- Xét phản ứng: SO2(g) + ½ O2(g) to,V2O5→ SO3(g)
ΔrHo298= ΣΔfHo298(sp) - ΣΔfHo298(bđ)
= ΔfHo298(SO3) - ΔfHo298(SO2) – ½ . ΔfHo298(O2) = -98,5 kJ
- Xét phương trình: SO3(g) → SO2(g) + ½ O2(g)
ΔrHo298= ΣΔfHo298(sp) - ΣΔfHo298(bđ)
=ΔfHo298(SO2) + ½ . ΔfHo298(O2) - ΔfHo298(SO3) = +98,5 kJ
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Cho phản ứng:
3O2 (g)⟶2O3 (g)(1)
2O3 (g) ⟶ 3O2 (g)(2)
Biết phân tử O3 gồm 1 liên kết đôi O = O và 1 liên kết đơn O – O.
So sánh ∆rH0298 của hai phản ứng là
A. ∆rH0298 (1) >∆rH0298 (2);
B. ∆rH0298 (1) = ∆rH0298 (2);
C. ∆rH0298 (1) < ∆rH0298 (2);
D. ∆rH0298 (1) ≤ ∆rH0298 (2).
Đáp án đúng là: A
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là:
∆rH0298(1) = 3×Eb(O2)-2×Eb(O3)
= 3×498-2×(498+204)
= 90 (kJ)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (2) là:
∆rH0298 (2) = 2×Eb(O3)-3×Eb(O2)
= 2×(498+204)-3×498
= − 90 (kJ)
Do đó: ∆rH0298(1) > ∆rH0298(2)
Câu 2. Cho phản ứng có dạng: aA + bB ⟶ mM + nN
Công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo enthalpy tạo thành là
A. ∆rH0298=
m×∆fH0298(M)+n×∆fH0298(N)-a×∆fH0298(A)-b×∆fH0298(B)
B. ∆rH0298=
m×∆fH0298(M)+n×∆fH0298(N)+a×∆fH0298(A)+b×∆fH0298(B)
C. ∆rH0298=
∆fH0298(M)+∆fH0298(N)-∆fH0298(A)-∆fH0298(B)
D. ∆rH0298=
a×∆fH0298(A)+b×∆fH0298(B)-m×∆fH0298(M)-n×∆fH0298(N)
Đáp án đúng là: A
Cho phản ứng có dạng: aA + bB ⟶ mM + nN
Công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo enthalpy tạo thành là:
∆rH0298 =
m×∆fH0298(M)+n×∆fH0298(N)-a×∆fH0298(A)-b×∆fH0298(B)
Câu 3. Cho phản ứng: NH3 (g) + HCl (g) ⟶ NH4Cl (s)
Biết ∆fH0298(NH4Cl(s))= − 314,4 kJ/mol; ∆fH0298(HCl(g))= − 92,31 kJ/mol; ∆fH0298(NH3(g))= − 45,9 kJ/mol.
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tính là
A. – 176,19 kJ;
B. – 314,4 kJ;
C. – 452,61 kJ;
D. 176,2 kJ;
Đáp án đúng là: A
Ta có: ∆rH0298 =
∆fH0298(NH4Cl(s))-∆fH0298(HCl(g))-∆fH0298(NH3(g))
⇒∆rH0298 = -314,4-(-92,31)-(-45,9)=-176,19 (kJ)
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Luyện tập trang 89 Hóa học 10: Xác định của phản ứng sau dựa vào giá trị Eb ở Bảng 14.1:
Luyện tập trang 90 Hóa học 10: Tính ΔrHo298 của hai phản ứng sau:...
Bài 6 trang 93 Hóa học 10: Xét quá trình đốt cháy khí propane C3H8(g):...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng
Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học
Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA