Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 được biên soạn và sưu tầm mới nhất, bám sát chương trình học của cả 3 bộ sách: Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều giúp các em học sinh củng cố kiến thức và làm quen với bậc lớp tiếp theo.
Bài tập ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 Kết nối tri thức
Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 Chân trời sáng tạo
Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 Cánh diều
I. Chính tả
1. Quy tắc chính tả
- Phân biệt: c – k, g – gh, ng – ngh
+ k, gh, ngh đứng trước: i (suy nghĩ), e (ghép hình), ê (con kênh)
+ c, g, ng đứng trước: a (cái ca), o (con mèo), ô (đồ gỗ), u (đi ngủ), ư (gửi thư).
2. Quy tắc viết hoa
- Tên riêng của người, sông, núi, tên thành phố, các em phải viết hoa chữ cái đầu.
Ví dụ:
Tên người: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp,…
Tên sông: sông Hồng, sông Cửu Long,…
Tên núi: núi Bà Đen, núi Tam Đảo,…
Tên thành phố: Hà Nội, Hải Phòng,…
3. Quy tắc viết tên riêng nước ngoài
Khi viết tên riêng nước ngoài, các em phải viết hoa chữ cái đầu tiên và đặt dấu gạch nối giữa các tiếng.
Ví dụ:
Tên người: Ma-ri-a,…
Tên thành phố: Tô-ki-ô,…
Tên đất nước: Ca-na-đa,…
II. Từ loại
4. Từ chỉ sự vật
- Từ chỉ sự vật là những từ chỉ:
+ Con người: ông, bà, bố, mẹ, em,…
+ Con vật: chó, mèo, lợn, gà,…
+ Đồ vật: bàn, ghế, bút, thước,…
+ Cây cối: cây táo, hoa hồng, cây lúa,…
+ Hiện tượng: mưa, nắng, gió, bão,…
5. Từ chỉ hoạt động, trang thái
- Từ chỉ hoạt động, trạng thái là những từ chỉ:
+ Hoạt động của con người, con vật: chạy, đi, đọc, viết, nói, ăn,…
+ Trạng thái trong một khoảng thời gian: vui, buồn, yêu, ghét, thích,…
................................
................................
................................
DẠNG 1. CHÍNH TẢ
Bài 1. Em hãy đánh dấu ✓ vào ô trống đứng trước từ viết đúng chính tả:
|
cái kim |
|
con kông |
|
cính lúp |
|
xôn xao |
|
sao xuyến |
|
sáng sủa |
|
con cìu |
|
mưu trí |
|
líu lo |
Bài 2. Em hãy điền r, d hoặc gi thích hợp vào chỗ trống:
Thong ….ong |
….á đỗ |
….òng kẻ |
….òng rã |
….áo ….iết |
….a đình |
Bài 3. Em hãy tìm từ bắt đầu bằng n hoặc l để gọi tên các sự vật sau:
Bài 4. Em hãy gạch chân vào từ viết đúng chính tả:
a) (Tre/ che) xanh, xanh tự bao giờ?
(Truyện/ chuyện) ngày xưa đã có bờ (tre/ che) xanh?
b) Cái trống trường em
Mùa hè cũng (nghỉ/ nghĩ)
Suốt ba tháng liền
Trống nằm (ngẫm/ nghẫm) nghĩ.
c) (ghe/ge), xuồng được làm bằng (gỗ/ ghỗ).
Bài 5. Em hãy điền vần và thêm dấu thanh nếu cần vào chỗ trống:
a) au hay âu
kh…. vá,
m…. xanh
diều h….
b) uênh hay ênh
m……. mông
h…….. hoang
gập gh……..
Bài 6. Em hãy tìm các từ có chứa vần ươn hay ương để gọi tên các sự vật sau:
Bài 7. Em hãy tô màu vào những tên riêng viết đúng chính tả:
Hà nội |
cầu Tràng Tiền |
Trần quốc Toản |
công Cửu Long |
Đà Nẵng |
sông tô lịch |
nghệ an |
Hồ Chí Minh |
Bài 8. Nối:
Bài 9. Gạch chân vào những tên nước ngoài viết sai trong đoạn văn sau:
Khi hai người lên gác thì giôn-xi đang ngủ. Xiu kéo tấm mành mành xuống che kín cửa sổ ra hiệu cho cụ bơ-Men sang buồng bên cạnh. Sang đến nơi, họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.
(Theo Chiếc lá cuối cùng – O. Hen-ri)
Bài 10. Chính tả (Nghe – viết)
Cái trống trường em
(trích)
Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!
Kìa trống đang gọi:
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới
Gióng vang tưng bừng.
Thanh Hào
................................
................................
................................
ĐỀ ÔN HÈ SỐ 1
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (10 điểm)
Nhím con kết bạn
Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng. Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói:
- Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn.
Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy chốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ.
Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống. Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông. Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.
Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên.
Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi:
Tên bạn là gì?
Tôi là Nhím Nhí.
Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà bạn của bạn”.
Nhím nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm.”
Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp.
Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh.
Trần Thị Ngọc Trâm
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi:
Câu 1. Vì sao Nhím con lại không quen bất kì loài vật nào trong rừng? (1 điểm)
A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng.
B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ.
C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết.
D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt.
Câu 2. Đánh dấu ✓ vào chi tiết cho thấy Nhím con rất nhút nhát? (1 điểm)
|
Khi được Sóc chào, Nhím con chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ. |
|
Mùa đông đến, Nhím con đi tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét. |
|
Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím con sợ hãi cắm đầu chạy. |
|
Nhím con đồng ý ở lại trú đông cũng với Nhím Nhí. |
Câu 3. Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa đông? (1 điểm)
A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn.
B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông.
C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân.
D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn.
Câu 4. Em đã rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (2 điểm)
Câu 5. Em hãy đặt câu có hình ảnh so sánh dựa vào các hình ảnh sau: (2 điểm)
Câu 6. Em hãy nối để được các cặp từ có nghĩa giống nhau: (1,5 điểm)
nhanh |
chăm chỉ |
tĩnh lặng |
tỉ mỉ |
qua loa |
cần cù |
kĩ càng |
mau |
sơ sài |
yên ắng |
Câu 7. Em hãy điền dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc kép vào ô trống để hoàn thành đoạn văn sau: (1,5 điểm)
Đôi bạn
Đôi bạn rủ nhau vào rừng chơi. Đang đi, hai người bỗng gặp một con gấu. Họ sợ quá. Một người bỏ mặc bạn, chạy trốn, trò tót lên cây cao. Người kia bí quá, vội nằm lăn xuống đất, nín thở, giả vờ chết.
Gấu ngửi ngửi vào mặt người nằm nín thở, tưởng là đã chết bèn bỏ đi.
Người ở trên cây tụt xuống hỏi □
□ Gấu nói gì vào tai cậu thế?
Bạn kia mỉm cười trả lời:
□ Gấu bảo: □ Ai bỏ bạn lúc gặp nguy là người không tốt. □
(Theo Lép Tôn-xtôi)
II. Kiểm tra viết (10 điểm)
Câu 1. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Lao xao
(trích)
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rộng bụ bẫm thơm nhu mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
(Duy Khán)
Câu 2. Em hãy viết thư cho một người bạn hoặc người thân ở xa (6 điểm)
ĐỀ ÔN HÈ SỐ 2
Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Núp đi Đại hội về giữa lúc Pháp .... lớn. Ban ngày anh …. đánh giặc, ban đêm kể chuyện Đại hội cho cả làng nghe. Lũ làng ngồi ... anh. Ông sao Rua mọc lên giữa ... như một chùm hạt ngọc. Tay Núp cầm quai súng chặt hơn. Anh nói với lũ làng: .... mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ ... đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm. Ở đại hội, Núp cũng lên ... làng Kông Hoa. Nghe xong, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà, mừng không biết bao nhiêu.
(Người con của Tây Nguyên)
Các từ: Đất nước, càn quét, chỉ huy, lòng suối, đoàn kết, kể chuyện, vây quanh
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
“Trời túng thế [ ] đành mời Cóc vào. Cóc tâu [ ]
- Muôn tâu Thượng đế! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt nước mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.
Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói:
[ ] Thôi cậu về đi. Ta sẽ cho mưa xuống!
Lại còn dặn thêm [ ]
- Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khỏi phải lên đây!
Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng [ ]
Từ đó [ ] hễ Cóc nghiến răng là trời đổ mưa.”
(Cóc kiện Trời)
Câu 3. Đặt câu với các từ:
a. ca sĩ
b. đất nước
c. ngôi trường
d. xinh đẹp
Câu 4. Viết một đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất.