Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1, Tập 2 giúp học sinh ôn luyện Tiếng Việt lớp 3
Tailieumoi giới thiệu đến quý Thầy/Cô, phụ huynh và các em học sinh lớp 3 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34 Kết nối tri thức như là Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 3 cuối Tuần 34. Tài liệu Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34 gồm 4 trang với nhiều bài tập đa dạng giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu tham khảo.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức - Tuần 34
TIẾNG VIỆT - TUẦN 34
I. Luyện đọc diễn cảm
CẦU TREO
Kĩ sư Brao(1) được giao làm một cây cầu trên sông Tuýt(2). Sau khi tìm hiểu, khảo sát bờ sông và đáy sông, ông thấy không thể xây trụ cầu được. Ông chưa tìm ra giải pháp nào để bắc cầu.
Một lần, ông Brao đi dọc bờ sông. Chân ông bước mà tâm trí chỉ để vào một câu hỏi: “Làm cách nào để bắc cầu bây giờ ?”. Bất chợt, đầu ông va vào một cành cây. Ông nhìn lên và thấy một chú nhện đang bỏ chạy, để lại tấm lưới vừa mới chăng. Ông xem xét một cách chăm chú và nhận ra sự kì lạ của tấm mạng nhện chăng giữa hai cành cây. Trước gió, tấm mạng nhện đung đưa, uốn éo nhưng không hề bị đứt. Ông Brao ngắm những sợi tơ nhện rồi reo lên :
- Đúng rồi, cầu trên sông Tuýt sẽ là một chiếc cầu treo.
Thế rồi kĩ sư Brao lao vào thiết kế cây cầu treo trên những sợi cáp. Chẳng bao lâu sau, chiếc cầu treo đầu tiên trên thế giới của kĩ sư Brao đã ra đời từ “gợi ý” của một chú nhện.
(1) Brao : tên một kĩ sư nổi tiếng người Ai-xơ-len (châu Âu )
(2) Tuýt : tên một con sông ở Ai-xơ-len
II. Đọc hiểu văn bản
1. Kĩ sư Brao gặp khó khăn gì khi nhận nhiệm vụ làm cây cầu trên sông Tuýt?
A. Dòng sông quá rộng và sâu
B. Không thể xây được trụ cầu
C. Không đủ vật liệu làm trụ cầu
2. Ý tưởng làm chiếc cầu treo của kĩ sư Brao được nảy sinh nhờ sự việc gì?
A. Quan sát hai cành cây
B. Quan sát con nhện chạy
C. Quan sát tấm mạng nhện
3. Theo em, dòng nào dưới đây có thể dùng để đặt tên khác cho câu chuyện?
A. Người kĩ sư tài năng
B. Con nhện và cây cầu
C. Một phát minh vĩ đại
4. Vì sao nói kĩ sư Brao là một nhà khoa học có tinh thần sáng tạo?
A. Vì ông đã tìm ra cách mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có
B. Vì ông đã làm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
C. Vì ông đã tìm ra cái mới trên cơ sở tiếp thu cái đã có.
III. Luyện tập
5. Hãy kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường:
6. Tô màu vào ô chứa từ ngữ chỉ hành động bảo vệ môi trường:
phân loại rác |
trồng cây |
đi xe đạp |
dùng túi ni-lông |
chặt phá rừng |
nhặt rác |
7. Điền từ trong ngoặc vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn văn sau:
(tươi sáng, thảm họa, chiến đấu, cải thiện, trách nhiệm)
Ngày 20 tháng 12 hằng năm là Quốc tế Đoàn kết nhân loại. Vào ngày này, mọi người sẽ cùng dành thời gian suy ngẫm, thảo luận, thống nhất những quy định, quy tắc về việc: cấm nổ mìn; ……………………… sức khỏe của người dân và đảm bảo rằng thuốc sẽ đến tay những người có nhu cầu; nỗ lực cứu trợ để giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng của ……………………….. tự nhiên hoặc nhân tạo; phổ cập giáo dục; ………………………. chống lại đói nghèo, tham nhũng và khủng bố. Ngày Quốc tế Đoàn kết nhân loại là dịp để phản ánh về cách mỗi người trong chúng ta phải chịu ……………………….. đối với hành động của mình trong cuộc sống hàng ngày. Trong thời gian không xa, chúng ta có thể tiến tới một tương lai ……………………… hơn.
8. Em hãy quan sát và đặt tên cho mỗi bức tranh:
a)
b)
c)
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, chú ý ngữ điệu các nhân vật.
II. Đọc hiểu văn bản
1. B. Không thể xây được trụ cầu
2. C. Quan sát tấm mạng nhện
3. C. Một phát minh vĩ đại
4. A. Vì ông đã tìm ra cách mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có
III. Luyện tập
5. Những việc em đã làm để bảo vệ môi trường: vứt rác đúng nơi quy định, vệ sinh đường làng ngõ xóm, không hái hoa bẻ cành, tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường,…
6. phân loại rác – trồng cây – đi xe đạp – nhặt rác.
7. cải thiện – thảm họa – chiến đấu – trách nhiệm – tươi sáng.
8.
a) Chung tay bảo vệ môi trường
b) Cấm chặt phá rừng
c) Trồng cây gây rừng
Xem thêm các Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 32
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 33
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 35