Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 Chân trời sáng tạo 2024 có lời giải

634

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 được biên soạn và sưu tầm mới nhất, bám sát chương trình học sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh củng cố kiến thức và làm quen với bậc lớp tiếp theo.

Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 Chân trời sáng tạo

Đề ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 - Đề 1

Phần 1: Đọc hiểu

Em hãy đọc thầm câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:

Nghe tin Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách trường tíu tít chuẩn bị, trang hoàng hội trường đón Bác.

Khi Bác đến, tất cả mọi người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy. Nhưng Bác đề nghị dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có một cháu đang đứng ở góc phòng, nét mặt buồn xo. Bác gọi lại hỏi:

- Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây?

- Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, nghịch bẩn tay nhưng không rửa trước khi ăn nên các cô chú phạt, không cho nhận kẹo của Bác.

Bác cười bảo bạn Tộ đi rửa tay, rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy:

- Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.

Bạn Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Khi nghe tin Bác sắp đến thăm, các cô chú phụ trách trường thiếu nhi miền Nam đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Tíu tít chuẩn bị, trang trí hội trường đón Bác.

B. Trồng một hàng hoa ở lối đi để đón Bác.

C. Tập múa để chuẩn bị tiết mục văn nghệ đón Bác.

D. Chuẩn bị một buổi lễ long trọng mời Bác tham dự.

Câu 2: Bác đề nghị các cô chú dẫn mình đến nhà bếp và phòng ngủ của các cháu để làm gì? (0,5 điểm)

A. Để Bác ăn cơm và ngủ cùng các cháu.

B. Để Bác tham quan khu vực sinh hoạt của các cháu.

C. Để Bác xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không.

D. Để Bác kiểm tra xem các cháu có ăn ngủ ngoan không.

Câu 3: Vì sao bạn Tộ lại bị các cô chú phạt, không được nhận kẹo của Bác? (0,5 điểm)

A. Vì bạn Tộ không làm hết bài tập được giao.

B. Vì bạn Tộ làm hư đồ dùng học tập.

C. Vì bạn Tộ làm bạn Na khóc

D. Vì bạn Tộ nghịch bẩn tay nhưng không rửa trước khi ăn.

Câu 4: Sau khi nghe bạn Tộ giải thích, thì Bác đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Yêu cầu bạn Tộ đứng phạt tiếp.

B. Bảo bạn Tộ đi rửa tay rồi phát kẹo cho bạn ấy.

C. Phê bình nặng nề hành động của bạn Tộ.

D. Đưa ra thêm hình phạt mới cho bạn Tộ.

Phần 2: Tự luận

Câu 1: Viết chính tả (2 điểm)

Đêm nay bên bến Ô Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ
Nhớ hình Bác giữa bóng cờ
Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu
Mắt hiền sáng rực như sao
Bác nhìn tận đến Cà Mau sáng ngời

Câu 2: Luyện từ và câu

1. Em hãy gạch chân dưới hình ảnh nhân hóa trong câu sau (1 điểm):

Trên giàn mướp, các cô ong chị bướm đang bận rộn hút mật từ nhụy hoa.

2. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm ở câu sau (1 điểm):

Mùa xuân, chú gấu nâu tỉnh dậy sau giấc ngủ dài trong mùa đông lạnh giá.

3. Khi viết thư cho chị gái, bạn Mai đã quên viết hoa một số tên riêng. Em hãy gạch chân dưới các từ viết sai chính tả đó và sửa lại giúp bạn ấy nhé (1 điểm)

Gửi chị yêu quý!

Em là mai - em gái của chị đây ạ. Dạo này chị có khỏe không? Em và bố mẹ ở nhà vẫn khỏe. Từ lúc chị đi làm ở xa, mọi người nhớ chị nhiều lắm. Cuộc sống ở thành phố hồ chí minh như thế nào vậy chị? Nó có khác nhiều so với đà nẵng quê mình không ạ? Chị hãy kể nhiều về thành phố ấy cho em nghe vào thư tới nhé. Thương nhớ chị nhiều.

ĐÁP ÁN

Phần 1: Đọc hiểu:

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: B

Phần 2: Tự luận:

Câu 1: Viết chính tả

Câu 2: Luyện từ và câu

1. Gạch chân hình ảnh nhân hóa:

Trên giàn mướp, các cô ong chị bướm đang bận rộn hút mật từ nhụy hoa

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:

- Mùa xuân, ai tỉnh dậy sau giấc ngủ dài trong mùa đông lạnh giá?

3. Gạch chân dưới từ viết sai chính tả:

Gửi chị yêu quý!

Em là mai - em gái của chị đây ạ. Dạo này chị có khỏe không? Em và bố mẹ ở nhà vẫn khỏe. Từ lúc chị đi làm ở xa, mọi người nhớ chị nhiều lắm. Cuộc sống ở thành phố hồ chí minh như thế nào vậy chị? Nó có khác nhiều so với đà nẵng quê mình không ạ? Chị hãy kể nhiều về thành phố ấy cho em nghe vào thư tới nhé. Thương nhớ chị nhiều!

→ Sửa lại: Mai, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Câu 3: Tập làm văn

Bài mẫu:

Gửi anh yêu quý!

Em là Hùng - em trai của anh đây ạ. Đã lâu rồi anh em mình chưa được gặp nhau. Anh dạo nào vẫn khỏe chứ ạ? Em và bố mẹ dạo này vẫn khỏe mạnh. Ở trường em gặp được nhiều điều hay lắm anh ạ. Bạn Tú hôm trước đi học quên thay dép. Nên vẫn để nguyên chiếc dép ở nhà làm các bạn cười mãi. Bạn Mai thì đã xung phong lên kể chuyện cho cả lớp nghe trong giờ kể chuyện. Nghe hay lắm anh ạ. Bài kiểm tra cuối kì vừa rồi, em được 10 điểm môn Toán. Mọi người ai cũng khen em. Còn anh ở trong kia, có chuyện gì thú vị thì hãy kể cho em nghe với nhé!

Em trai của anh

Đề ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 - Đề 2

Phần 1: Đọc hiểu (2 điểm)

36 phố phường Hà Nội là khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài khu phố cổ Hà Nội. Nơi đây là khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất hình thành từ thời Lý - Trần. Đặc trưng nhất của khu phố cổ là các phố làng nghề và những ngôi nhà cổ, mang đậm nét kiến trúc truyền thống. Ngày xưa, những người thợ thủ công từ khắp các làng nghề quanh kinh thành Thăng Long đều tụ tập về đây buôn bán, họ chia theo từng khu vực, mỗi khu vực tập trung chuyên bán các mặt hàng chính của làng nghề mình.

Và tên của các dãy phố phường nơi đây được đặt theo tên của sản phẩm buôn bán chính tại đó, cộng thêm chữ “Hàng” phía trước. Ví dụ như phố Hàng Bông vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm; phố Hàng Gà là nơi tập trung các cửa hàng bán các loại gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây.... Thuở ấy, các thương nhân từ nhiều nước có thể vào thẳng khu vực này để buôn bán, tạo ra một không khí rất đông vui, náo nhiệt.

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: 36 phố phường ở Hà Nội bắt đầu hình thành từ thời nào?

A. Thời Tiền Lê

B. Thời Đinh

C. Thời Lý - Trần

D. Thời Nguyễn

Câu 2: Đặc trưng của 36 phố phường là gì?

A. Mỗi phố phường có biển hiệu sơn một màu khác nhau

B. Mỗi phố phường chỉ tập trung bán mặt hàng thủ công chính của làng nghề mình

C. Mỗi phố phường chỉ mở một ngày đặc biệt trong năm

D. Các phố phường này không dùng tiền mà dùng đồ vật để trao đổi

Câu 3: Cách đặt tên cho các phố phường có điểm già đặc biệt?

A. Phố phường được đặt theo tên của người chủ mở bán.

B. Phố phường được đặt theo tên vị khách đầu tiên đến mua

C. Phố phường được đặt tên theo cấu trúc: chữ “hàng” + loại sản phẩm chính bán ở cửa hàng.

D. Phố phường được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái.

Câu 4: Ở phố Hàng Gà chủ yếu bán mặt hàng gì?

A. Các loại gia cầm

B. Các loại gia súc

C. Các loại chim chóc

D. Các loại rau xanh

Phần 2: Tự luận

Câu 1: Chính tả (3 điểm)

36 phố phường trong khu phố cổ Hà Nội không chỉ là nơi lưu giữ những dấu tích văn hóa xa xưa của mảnh đất kinh kì huyền thoại mà nó còn trở thành địa điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đặt chân đến Hà Nội. Một nét đẹp, nét đặc trưng riêng biệt gây cuốn hút biết bao du khách, là niềm tự hào không chỉ của riêng con người thủ đô mà còn cho tất cả người dân nước Việt.

Câu 2: Luyện từ và câu

1. (1 điểm)

a. Em hãy tìm 3 từ chỉ đặc điểm của mùa xuân.

b. Em hãy chọn 1 trong 3 từ vừa tìm được và đặt câu theo kiểu câu Ai thế nào.

2. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau (1 điểm)

Gà mái mơ đang dắt đàn con của mình đi dạo trong vườn chuối.

3. Bạn Minh đã đặt sai vị trí của các dấu câu khi viết câu văn. Em hãy tìm ra các lỗi sai, và sửa lại giúp bạn ấy nhé (1 điểm)

Trong bể bơi. Bé Hoa đang tập bơi cùng với chị Mai, tuy lúc đầu rất khó khăn. Nhưng chỉ một lát sau bé đã tự bơi được rồi.

Câu 3: Tập làm văn (3 điểm)

Em hãy viết 1 đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) miêu tả cánh đồng lúa chín.

ĐÁP ÁN

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1: C

Câu 2: B

Câu 3: C

Câu 4: A

Phần 2: Tự luận

Câu 1: Viết chính tả

Câu 2: Luyện từ và câu

1.

a. Các từ chỉ đặc điểm của mùa xuân: ấm áp, tươi vui, rộn ràng, rực rỡ…

b. Đặt câu theo kiểu câu Ai thế nào: Ví dụ:

- Mùa xuân có khí hậu ấm áp nên muôn hoa đua nhau khoe sắc.

c. Đặt câu hỏi: Ai đang dắt đàn con của mình đi dạo trong vườn chuối?

2. Các lỗi sai gồm:

Trong bể bơi. Bé Hoa đang tập bơi cùng với chị Mai, tuy lúc đầu rất khó khăn. Nhưng chỉ một lát sau bé đã tự bơi được rồi.

→ Sửa lại: Trong bể bơi, bé Hoa đang tập bơi cùng với chị Mai. Tuy lúc đầu rất khó khăn, nhưng chỉ một lát sau bé đã tự bơi được rồi.

Câu 3: Tập làm văn

Bài mẫu:

Cuối tuần vừa rồi em được bố mẹ cho về quê chơi. Ở đây, em được nhìn ngắm cánh đồng lúa chín. Cả cánh đồng lúa là một màu vàng ươm như nắng mùa hè. Lúc ở phía xa nhìn lại giống như một tấm thảm khổng lồ. Khi có gió thổi qua, các bông lúa đung đưa tạo thành từng làn sóng. Khi đứng sát cánh đồng, em ngửi thấy hương thơm rất đặc biệt từ cây lúa. Một hương vị ngòn ngọt, ngai ngái rất khó diễn tả. Bố em bảo, để có được ruộng lúa chín vàng này, người nông dân đã phải rất vất vả. Vì vậy em phải biết quý trọng từng hạt gạo. Trở về nhà, trong tâm trí em cứ hiện mãi hình ảnh cánh đồng lúa chín tuyệt đẹp ấy. Mong là sau này em sẽ được ngắm nhìn chúng nhiều lần nữa.

Đánh giá

0

0 đánh giá