Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức tuần 6

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1, Tập 2 giúp học sinh ôn luyện Tiếng Việt lớp 3
Tailieumoi giới thiệu đến quý Thầy/Cô, phụ huynh và các em học sinh lớp 3 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 6 Kết nối tri thức như là Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 3 cuối Tuần 6. Tài liệu Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 6 gồm 4 trang với nhiều bài tập đa dạng giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu tham khảo.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức - Tuần 6

TIẾNG VIỆT - TUẦN 6

I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM

BẠN MỚI

Giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân trường. A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai nên không tham gia nhóm nào. Thấy cô bé thơ thẩn ngoài sân, thầy giáo bảo: “Em vào chơi với các bạn đi!”. Được thầy khích lệ, A-i-a cất tiếng: “Cho mình... chơi... với!”. Nhưng em nói nhỏ quá nên chẳng ai nghe thấy. “Nào, các em!”. Nghe tiếng thầy giáo, tất cả liền dừng chơi. A-i-a lấy hết can đảm, nhắc lại một lần nữa: “Cho mình... chơi với!”.

Nhưng khi đến lượt làm người đuổi bắt, A-i-a không bắt nổi ai vì cô bé chạy quá chậm. “Người đuổi bắt mà chậm thế này thì chán quá!” − Tét-su-ô kêu lên, khiến A-i-a càng lúng túng. Thầy giáo đứng quan sát học trò. Thầy gọi A-i-a vào lớp, hỏi: “Em cho thầy xem bức tranh em mới vẽ được không? Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm.”. Kể từ hôm đó, cứ đến giờ ra chơi là A-i-a lại mang các bức vẽ đến cho thầy xem. Thầy treo những bức tranh đó trên bức tường dọc hành lang. “Tranh đẹp quá!”, “Tranh của A-i-a đấy!” − Các bạn trong trường bàn tán xôn xao.

Một hôm, Tét-su-ô đến gặp A-i-a, bảo: “Ngày mai, cậu chơi đuổi bắt với chúng tớ nhé!”.

Theo NA-RIU-KI (Anh Chi dịch)

II. Đọc hiểu văn bản

1. Vì sao trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào?

A. vì em chạy chậm quá, các bạn không muốn chơi cùng                         

B. vì em là học sinh mới, chưa quen ai

C. vì em nói bé quá, các bạn không nghe thấy tiếng gọi xin chơi cùng của em

2.  Những chi tiết nào cho thấy A-i-a rất rụt rè?

A. chơi thơ thẩn ngoài sân một mình

B. nói (gọi) nhỏ quá, các bạn không nghe thấy

C. chạy chậm, không đuổi kịp các bạn

3. Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin bằng cách nào?

A. Gọi các bạn và yêu cầu các bạn chơi cùng cô bé.

B. Đứng quan sát các học trò chơi.

C. Treo các bức tranh do A-i-a vẽ dọc hành lang để các bạn biết về thế mạnh của cô bé.

4. Theo em, vì sao Tét-su-ô chủ động đến rủ A-i-a cùng chơi?

 A. Vì thầy giáo yêu cầu bạn ấy làm thế.

 B. Vì A-i-a đã tập luyện và chạy nhanh hơn.

 C. Vì Tét-su-ô đã hiểu và quý mến người bạn mới.

III. Luyện tập

5.

a) Điền r/d/gi vào chỗ chấm trong các câu thành ngữ, tục ngữ:

– ……ây mơ ……ễ má.                                                                

– Rút ……ây động rừng.

– ……ấy trắng mực đen.                                                    

– ……ương đông kích tây.

– ……eo gió gặt bão.                                                         

– ……ãi gió ……ầm mưa.

b) Điền an/ang vào chỗ chấm trong các câu thành ngữ, tục ngữ:

– Đen như hòn th…….                                            

– Bắc th…….. lên hỏi ông trời.

– Đi một ngày đ….

Học một s……. khôn.

6. Xếp các từ ngữ về nhà trường vào nhóm thích hợp:

thư viện, cột cờ, hiệu trưởng, căng – tin, tổng phụ trách, sân trường, cột cờ, sao đỏ, ghế đá

Người làm việc ở trường

Cảnh vật ở trường

 

 

 

7. Quan sát tranh và sử dụng từ ngữ ở bài tập 6 để đặt câu:

a)

          

Các bạn đang mượn sách ở …………………         

b)

         

Chúng em cùng ăn trưa tại ………………….

8. Khoanh vào chữ cái trước câu hỏi:

a. Giờ ra chơi giúp chúng mình được thư giãn và gắn kết với nhau hơn.

b. Bạn cho rằng những giờ ra chơi có ý nghĩa như thế nào?

c. Giờ ra chơi thật là vui biết bao!

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với các nhân vật.

II. Đọc hiểu văn bản

1. A. vì em chạy chậm quá, các bạn không muốn chơi cùng

2.

A. chơi thơ thẩn ngoài sân một mình

B. nói (gọi) nhỏ quá, các bạn không nghe thấy

3. C. Treo các bức tranh do A-i-a vẽ dọc hành lang để các bạn biết về thế mạnh của cô bé.

4. C. Vì Tét-su-ô đã hiểu và quý mến người bạn mới.

III. Luyện tập

5.

a)

- Dây mơ rễ má

- Rút dây động rừng

- Giấy trắng mực đen

- Giương đông kích tây

- Gieo gió gặt bão

- Dãi gió dầm mưa

b)

- Đen như hòn than

- Bắc thang lên hỏi ông giời

- Đi một ngày đàng

Học một sàng khôn

c)

Người làm việc ở trường

Cảnh vật ở trường

hiệu trưởng, tổng phụ trách, sao đỏ

thư viện, cột cờ, căng – tin, sân trường, ghế đá

7.

a) Các bạn đang mượn sách ở thư viện.

b) Chúng em cùng ăn trưa tại căng tin.

8. b. Bạn cho rằng những giờ ra chơi có ý nghĩa như thế nào?

Xem thêm các Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 6

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 8

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống