Hoạt động 2 trang 86 Toán 12 Tập 1 Cánh diều | Giải bài tập Toán 12

87

Với giải Hoạt động 2 trang 86 Toán 12 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 12 Bài 1: Khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm

Hoạt động 2 trang 86 Toán 12 Tập 1: Xét mẫu số liệu ghép nhóm cho bởi Bảng 5.

Hoạt động 2 trang 86 Toán 12 Cánh diều Tập 1 | Giải Toán 12

a)

- Nhóm 2 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng n4=364=9 có đúng không?

- Tìm đầu mút trái s, độ dài h, tần số n2 của nhóm 2; tần số tích lũy cf1 của nhóm 1. Sau đó, hãy tính tứ phân vị thứ nhất Q của mẫu số liệu đã cho theo công thức sau:

Q1=s+9cf1n2h.

b)

- Nhóm 3 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng n2=362=18 có đúng không?

- Tìm đầu mút trái r, độ dài d, tần số n3 của nhóm 3; tần số tích lũy cf2 của nhóm 2. Sau đó, hãy tính tứ phân vị thứ hai Q2 của mẫu số liệu đã cho theo công thức sau:

Q2=r+18cf2n3d.

c)

- Nhóm 4 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng 3n4=3364=27 có đúng không?

- Tìm đầu mút trái t, độ dài l, tần số n4 của nhóm 4; tần số tích lũy cf3 của nhóm 3. Sau đó, hãy tính tứ phân vị thứ hai Q3 của mẫu số liệu đã cho theo công thức sau:

Q2=t+27cf3n4l.

d) Tìm hiệu Q3 – Q1.

Lời giải:

a) - Tần số tích lũy của nhóm 1 là 6 < 9, tần số tích lũy của nhóm 2 là 17 > 9.

Vậy nhóm 2 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng n4=364=9.

- Nhóm 2 có đầu mút trái s = 163, độ dài h = 163 – 160 = 3, tần số n2 = 11; tần số tích lũy của nhóm 1 là cf1 = 6.

Tứ phân vị thứ nhất Q1 của mẫu số liệu đã cho là

Q1=s+9cf1n2h=163+96113=180211163,82.

b) - Tần số tích lũy của nhóm 1 là 6 < 18, tần số tích lũy của nhóm 2 là 17 < 18, tần số tích lũy của nhóm 3 là 26 > 18.

Vậy nhóm 3 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng n2=362=18.

- Nhóm 3 có đầu mút trái r = 166, độ dài d = 169 – 166 = 3, tần số n3 = 9; tần số tích lũy của nhóm 2 là cf2 = 17.

Tứ phân vị thứ hai Q2 của mẫu số liệu đã cho là

Q2=r+18cf2n3d=166+181793=4993166,33.

c) - Tần số tích lũy của nhóm 1 là 6 < 27, tần số tích lũy của nhóm 2 là 17 < 27, tần số tích lũy của nhóm 3 là 26 < 27, tần số tích lũy của nhóm 4 là 33 > 27.

Vậy nhóm 4 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng 3n4=3364=27.

- Nhóm 4 có đầu mút trái t = 169, độ dài l = 172 – 169 = 3, tần số n4 = 7; tần số tích lũy của nhóm 3 là cf3 = 26.

Tứ phân vị thứ ba Q3 của mẫu số liệu đã cho là

Q3=t+27cf3n4l=169+272673=11867169,43.

d) Ta có Q3 – Q1 = 11867180211=43277 ≈ 5,61.

Đánh giá

0

0 đánh giá