Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 9 Bài 24: Bảng tần số, tần số tương đối ghép nhóm và biểu đồ chi tiết sách Toán 9 Tập 2 Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán 9 Bài 24: Bảng tần số, tần số tương đối ghép nhóm và biểu đồ
Chúng ta biểu diễn dữ liệu thu được như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài học này!
Lời giải:
Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm hiểu bài học này.
1. Bảng tần số, tần số tương đối ghép nhóm
Lời giải:
Ta có tổng số học sinh lớp 9C là: n = 10 + 15 + 8 + 7 = 40 và:
⦁ Số học sinh có thời gian tự học nhóm [0; 1) (tức là dưới 1 giờ) là 10 bạn. Khi đó ta có tần số m1 = 10 và tần số tương đối
⦁ Số học sinh có thời gian tự học nhóm [1; 2) (tức là từ 1 giờ đến dưới 2 giờ) là 15 bạn. Khi đó ta có tần số m2 = 15 và tần số tương đối
⦁ Số học sinh có thời gian tự học nhóm [2; 3) (tức là từ 2 giờ đến dưới 3 giờ) là 8 bạn. Khi đó ta có tần số m3 = 8 và tần số tương đối
⦁ Số học sinh có thời gian tự học nhóm [3; 4) (tức là từ 3 giờ đến dưới 4 giờ) là 7 bạn. Khi đó ta có tần số m4 = 7 và tần số tương đối
Ta hoàn thành được Bảng 7.1 như sau:
Thời gian (giờ) |
[0; 1) |
[1; 2) |
[2; 3) |
[3; 4) |
Tần số |
10 |
15 |
8 |
7 |
Ta hoàn thành được Bảng 7.2 như sau:
Thời gian (giờ) |
[0; 1) |
[1; 2) |
[2; 3) |
[3; 4) |
Tần số tương đối |
25% |
37,5% |
20% |
17,5% |
Tuổi thọ (ngày) |
[30; 40) |
[40; 50) |
[50; 60) |
Tần số |
12 |
23 |
15 |
a) Đọc và giải thích bảng thống kê trên.
b) Lập bảng tần số tương đối ghép nhóm cho bảng thống kê này.
Lời giải:
a) Bảng thống kê trên cho biết thông tin về tuổi thọ của một số ong mật cái:
⦁ Số ong mật cái có tuổi thọ từ 30 đến dưới 40 ngày là 12 con;
⦁ Số ong mật cái có tuổi thọ từ 40 đến dưới 50 là 23 con;
⦁ Số ong mật cái có tuổi thọ từ 50 đến dưới 60 là 15 con.
b) Tổng số ong mật cái là: n = 12 + 23 + 15 = 50.
Tỉ lệ ong mật cái có tuổi thọ từ 30 đến dưới 40 ngày là từ 40 đến dưới 50 là từ 50 đến dưới 60 là Ta có bảng tần số tương đối ghép nhóm như sau:
Tuổi thọ (ngày) |
[30; 40) |
[40; 50) |
[50; 60) |
Tần số tương đối |
24% |
46% |
30% |
0,939 0,829 0,803 0,8 0,705 0,703 0,699 0,607 0,607 0,593 0,585.
Dựa vào dữ liệu trên, hãy hoàn thành bảng tần số ghép nhóm sau:
Chỉ số HDI |
[0; 0,55) |
[0,55; 0,7) |
[0,7; 0,8) |
[0,8; 1,0) |
Tần số |
? |
? |
? |
? |
Lời giải:
Có 4 quốc gia có chỉ số phát triển con người ở mức rất cao tương ứng với chỉ số HDI từ 0,8 đến dưới 1,0; có 2 quốc gia có chỉ số phát triển con người ở mức cao tương ứng với chỉ số HDI từ 0,7 đến dưới 0,8; có 5 quốc gia có chỉ số phát triển con người ở mức trung bình tương ứng với chỉ số HDI từ 0,55 đến dưới 0,7 và không có quốc gia nào có chỉ số phát triển con người ở mức thấp tương ứng với chỉ số HDI từ 0 đến dưới 0,55. Ta có bảng tần số ghép nhóm sau:
Chỉ số HDI |
[0; 0,55) |
[0,55; 0,7) |
[0,7; 0,8) |
[0,8; 1,0) |
Tần số |
0 |
5 |
2 |
4 |
2. Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột
a) Đọc và giải thích số liệu được biểu diễn trên biểu đồ.
b) Lập bảng thống kê cho số liệu được biểu diễn trên biểu đồ. Bảng thống kê đó có phải là bảng tần số tương đối ghép nhóm không?
Lời giải:
a) Biểu đồ Hình 7.17 biểu diễn tỉ lệ cân nặng của 62 trẻ sơ sinh tại một bệnh viện:
⦁ Tần số tương đối của trẻ sơ sinh có cân nặng từ 2,5 kg đến dưới 2,7 kg là 3,2%;
⦁ Tần số tương đối của trẻ sơ sinh có cân nặng từ 2,7 kg đến dưới 2,9 kg là 6,5%;
⦁ Tần số tương đối của trẻ sơ sinh có cân nặng từ 2,9 kg đến dưới 3,1 kg là 11,3%;
⦁ Tần số tương đối của trẻ sơ sinh có cân nặng từ 3,1 kg đến dưới 3,3 kg là 19,4%;
⦁ Tần số tương đối của trẻ sơ sinh có cân nặng từ 3,3 kg đến dưới 3,5 kg là 24,2%;
⦁ Tần số tương đối của trẻ sơ sinh có cân nặng từ 3,5 kg đến dưới 3,7 kg là 16,1%;
⦁ Tần số tương đối của trẻ sơ sinh có cân nặng từ 3,7 kg đến dưới 3,9 kg là 12,9%;
⦁ Tần số tương đối của trẻ sơ sinh có cân nặng từ 3,9 kg đến dưới 4,1 kg là 6,4%.
b) Bảng thống kê số liệu được biểu diễn trên biểu đồ như sau:
Cân nặng (kg) |
[2,5; 2,7) |
[2,7; 2,9) |
[2,9; 3,1) |
[3,1; 3,3) |
[3,3; 3,5) |
[3,5; 3,7) |
[3,7; 3,9) |
[3,9; 4,1) |
Tần số tương đối |
3,2% |
6,5% |
11,3% |
19,4% |
24,2% |
16,1% |
12,9% |
6,4% |
Bảng thống kê trên là bảng tần số tương đối ghép nhóm.
Chiều cao (cm) |
[30; 34) |
[34; 38) |
[38; 42) |
[42; 46) |
Tần số tương đối |
20% |
35% |
30% |
15% |
Lời giải:
Bước 1. Vẽ các trục của biểu đồ, xác định đơn vị độ dài trên trục đứng, các nhóm trên trục ngang (Hình a).
Bước 2. Dựng các hình cột kề nhau ứng với các nhóm số liệu (Hình a).
Hình a
Bước 3. Ghi chú giải cho các trục, các cột và tiêu đề của biểu đồ (Hình b).
Hình b
3. Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng
Thời gian (phút) |
[0,5; 2,5) |
[2,5; 4,5) |
[4,5; 6,5) |
[6,5; 8,5) |
[8,5; 10,5) |
Số cuộc gọi |
6 |
14 |
20 |
12 |
8 |
Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng cho bảng thống kê trên.
Lời giải:
Tổng số cuộc gọi là: n = 6 + 14 + 20 + 12 + 8 = 60.
Tỉ lệ số cuộc gọi có thời gian gọi từ 0,5 phút đến dưới 2,5 phút là
Tỉ lệ số cuộc gọi có thời gian gọi từ 2,5 phút đến dưới 4,5 phút là
Tỉ lệ số cuộc gọi có thời gian gọi từ 4,5 phút đến dưới 6,5 phút là
Tỉ lệ số cuộc gọi có thời gian gọi từ 6,5 phút đến dưới 8,5 phút là
Tỉ lệ số cuộc gọi có thời gian gọi từ 8,5 phút đến dưới 10,5 phút là
Ta có bảng tần số tương đối ghép nhóm sau:
Thời gian (phút) |
[0,5; 2,5) |
[2,5; 4,5) |
[4,5; 6,5) |
[6,5; 8,5) |
[8,5; 10,5) |
Tần số tương đối |
10% |
23,33% |
33,33% |
20% |
13,34% |
Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng cho dữ liệu trên như sau:
Bước 1. Chọn giá trị đại diện cho các nhóm số liệu ta có bảng sau:
Thời gian (phút) |
1,5 |
3,5 |
5,5 |
7,5 |
9,5 |
Tần số tương đối |
10% |
23,33% |
33,33% |
20% |
13,34% |
Bước 2. Vẽ các trục (Hình a).
Bước 3. Xác định các điểm, nối các điểm liên tiếp với nhau (Hình a).
Hình a
Bước 4. Ghi chú cho các trục, các điểm và tiêu đề của biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm (Hình b).
Hình b
Bài tập
Thời gian (giờ) |
[0; 0,5) |
[0,5; 1,0) |
[1,0; 1,5) |
[1,5; 2,0) |
[2,0; 2,5) |
Tỉ lệ |
15% |
27% |
23% |
18% |
17% |
a) Đọc và giải thích bảng thống kê trên.
b) Để thu được bảng thống kê trên, người ta đã lập phiếu điều tra và thu về tổng cộng 2 000 phiếu trả lời. Lập bảng tần số ghép nhóm cho kết quả thu được.
Lời giải:
a) Bảng thống kê trên cho biết thông tin về thời gian dùng mạng Internet trong ngày của học sinh lớp 9 tại một thành phố: Thời gian dùng mạng Internet trong ngày của học sinh lớp 9 từ 0 đến dưới 0,5 giờ chiếm tỉ lệ 15%, từ 0,5 giờ đến dưới 1 giờ chiếm 27%, từ 1 giờ đến dưới 1,5 giờ chiếm 23%, từ 1,5 giờ đến dưới 2 giờ chiếm 18%, từ 2 giờ đến dưới 2,5 giờ chiếm 17%.
b) Số phiếu điều tra học sinh lớp 9 dùng mạng Internet trong ngày trong thời gian từ 0 giờ đến dưới 0,5 giờ là: 2 000 . 15% = 300 (phiếu).
Số phiếu điều tra học sinh lớp 9 dùng mạng Internet trong ngày trong thời gian từ 0,5 giờ đến dưới 1 giờ là: 2 000 . 27% = 540 (phiếu).
Số phiếu điều tra học sinh lớp 9 dùng mạng Internet trong ngày trong thời gian từ 1 giờ đến dưới 1,5 giờ là: 2 000 . 23% = 460 (phiếu).
Số phiếu điều tra học sinh lớp 9 dùng mạng Internet trong ngày trong thời gian từ 1,5 giờ đến dưới 2 giờ là: 2 000 . 18% = 360 (phiếu).
Số phiếu điều tra học sinh lớp 9 dùng mạng Internet trong ngày trong thời gian từ 2 giờ đến dưới 2,5 giờ là: 2 000 . 17% = 340 (phiếu).
Ta có bảng tần số ghép nhóm như sau:
Thời gian (giờ) |
[0; 0,5) |
[0,5; 1,0) |
[1,0; 1,5) |
[1,5; 2,0) |
[2,0; 2,5) |
Tần số |
300 |
540 |
460 |
360 |
340 |
I, V, II, III, VI, V, IV, II, III, V, VI, VII, VIII, I, I, II, VI, VII, IV.
Biết rằng theo thang Richter thì trận động đất cấp I có độ lớn từ 1 đến dưới 3; cấp II và III có độ lớn từ 3 đến dưới 4; cấp IV và V có độ lớn từ 4 đến dưới 5; cấp VI và VII có độ lớn từ 5 đến dưới 6; cấp VIII có độ lớn từ 6 đến dưới 6,9.
Lập bảng tần số ghép nhóm cho độ lớn các trận động đất xảy ra ở vùng này theo thang Richter.
Lời giải:
Có 3 trận động đất cấp I có độ lớn từ 1 đến dưới 3; 5 trận động đất cấp II và cấp III có độ lớn từ 3 đến dưới 4; 5 trận động đất cấp IV và V có độ lớn từ 4 đến dưới 5; 5 trận động đất cấp VI và VII có độ lớn từ 5 đến dưới 6; 1 trận động đất cấp độ VIII có độ lớn từ 6 đến dưới 6,9.
Ta có bảng tần số ghép nhóm cho độ lớn các trận động đất xảy ra ở vùng này theo thang Richter như sau:
Độ lớn động đất (Richter) |
[1; 3) |
[3; 4) |
[4; 5) |
[5; 6) |
[6; 6,9) |
Tần số |
3 |
5 |
5 |
5 |
1 |
Thời gian (giây) |
[13; 15) |
[15; 17) |
[17; 19) |
[19; 21) |
Số học sinh |
5 |
20 |
13 |
2 |
a) Nêu các nhóm số liệu và tần số tương ứng.
b) Lập bảng tần số tương đối ghép nhóm.
Lời giải:
a) Nhóm [13; 15) có tần số tương ứng là 5;
Nhóm [15; 17) có tần số tương ứng là 20;
Nhóm [17; 19) có tần số tương ứng là 13;
Nhóm [19; 21) có tần số tương ứng là 2.
b) Tổng số học sinh là: n = 5 + 20 + 13 + 2 = 40.
Tỉ lệ học sinh chạy được từ 13 giây đến dưới 15 giây là
Tỉ lệ học sinh chạy được từ 15 giây đến dưới 17 giây là
Tỉ lệ học sinh chạy được từ 17 giây đến dưới 19 giây là
Tỉ lệ học sinh chạy được từ 19 giây đến dưới 21 giây là
Ta có bảng tần số tương đối ghép nhóm như sau:
Thời gian (giây) |
[13; 15) |
[15; 17) |
[17; 19) |
[19; 21) |
Tần số tương đối |
12,5% |
50% |
32,5% |
5% |
Chiều dài (cm) |
[15; 16) |
[16; 17) |
[17; 18) |
[18; 19) |
[19; 20) |
[20; 21) |
Số củ cà rốt |
8 |
17 |
30 |
28 |
12 |
5 |
Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột cho bảng thống kê trên.
Lời giải:
⦁ Tổng số củ cà rốt là: n = 8 + 17 + 30 + 28 + 12 + 5 = 100.
Tỉ lệ số củ cà rốt có chiều dài từ 15 cm đến dưới 16 cm là
Tỉ lệ số củ cà rốt có chiều dài từ 16 cm đến dưới 17 cm là
Tỉ lệ số củ cà rốt có chiều dài từ 17 cm đến dưới 18 cm là
Tỉ lệ số củ cà rốt có chiều dài từ 18 cm đến dưới 19 cm là
Tỉ lệ số củ cà rốt có chiều dài từ 19 cm đến dưới 20 cm là
Tỉ lệ số củ cà rốt có chiều dài từ 20 cm đến dưới 21 cm là
Ta có bảng tần số tương đối ghép nhóm sau:
Chiều dài (cm) |
[15; 16) |
[16; 17) |
[17; 18) |
[18; 19) |
[19; 20) |
[20; 21) |
Tần số tương đối |
8% |
17% |
30% |
28% |
12% |
5% |
⦁ Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột cho dữ liệu trên.
Bước 1. Vẽ các trục của biểu đồ, xác định đơn vị độ dài trên trục đứng, các nhóm trên trục ngang (Hình a).
Bước 2. Dựng các hình cột kề nhau ứng với các nhóm số liệu (Hình a).
Hình a
Bước 3. Ghi chú giải cho các trục, các cột và tiêu đề của biểu đồ (Hình b).
Hình b
Thời gian (phút) |
[0; 5) |
[5; 10) |
[10; 15) |
[15; 20) |
[20; 25) |
[25; 30) |
Số cổ động viên |
15 |
38 |
50 |
27 |
20 |
10 |
a) Lập bảng tần số tương đối ghép nhóm.
b) Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng cho bảng thống kê thu được ở câu a.
Lời giải:
Tổng số cổ động viên là: n = 15 + 38 + 50 + 27 + 20 + 10 = 160.
Tỉ lệ số cổ động viên có thời gian chờ từ 0 phút đến dưới 5 phút là
Tỉ lệ số cổ động viên có thời gian chờ từ 5 phút đến dưới 10 phút là
Tỉ lệ số cổ động viên có thời gian chờ từ 10 phút đến dưới 15 phút là
Tỉ lệ số cổ động viên có thời gian chờ từ 15 phút đến dưới 20 phút là
Tỉ lệ số cổ động viên có thời gian chờ từ 20 phút đến dưới 25 phút là
Tỉ lệ số cổ động viên có thời gian chờ từ 25 phút đến dưới 30 phút là
Ta có bảng tần số tương đối ghép nhóm sau:
Thời gian (phút) |
[0; 5) |
[5; 10) |
[10; 15) |
[15; 20) |
[20; 25) |
[25; 30) |
Tần số tương đối |
9,375% |
23,75% |
31,25% |
16,875% |
12,5% |
6,25% |
Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng cho dữ liệu trên như sau:
Bước 1. Chọn giá trị đại diện cho các nhóm số liệu ta có bảng sau:
Thời gian (phút) |
2,5 |
7,5 |
12,5 |
17,5 |
22,5 |
27,5 |
Tần số tương đối |
9,375% |
23,75% |
31,25% |
16,875% |
12,5% |
6,25% |
Bước 2. Vẽ các trục (Hình a).
Bước 3. Xác định các điểm, nối các điểm liên tiếp với nhau (Hình a).
Hình a
Bước 4. Ghi chú cho các trục, các điểm và tiêu đề của biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm (Hình b).
Hình b
Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 24. Bảng tần số, tần số tương đối ghép nhóm và biểu đồ
Bài 25. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu
Bài 26. Xác suất của biến cố liên quan tới phép thử
Lý thuyết Bảng tần số, tần số tương đối ghép nhóm và biểu đồ
1. Bảng tần số, tần số tương đối ghép nhóm
−Bảng tần số ghép nhóm là bảng tần số của các nhóm số liệu:
Tần số mi của nhóm [ai; ai+1) là số giá trị cùa mẫu số liệu lớn hơn hoặc bằng ai, và nhỏ hớn ai+1.
−Bảng tần số tương đối ghép nhóm là bảng tần số tương đối của các nhóm số liệu:
Trong đó n = m1 + … + mk và là tần số tương đối của nhóm [a1; a2),…, là tần số tương đối của nhóm [ak; ak+1).
Ví dụ: Khối lượng (đơn vị: gam) của 30 củ khoai tây thu hoạch được ở gia đình bác Ngọc là:
90 73 88 93 101 104 111 95 78 95
81 97 96 92 95 83 90 101 103 117
109 110 112 87 75 90 82 97 86 96
Bảng tần số ghép nhóm của mẫu dữ liệu:
Cỡ mẫu n = 3 + 6 + 12 + 5 + 4 = 30.
Bảng tần số tương đối ghép nhóm của mẫu dữ liệu:
2. Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột
⦁Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột là biểu đồ gồm các cột liền nhau để biểu diễn bảng tần số tương đối ghép nhóm. Trong biểu đồ này, chiều cao mỗi cột biểu diễn tần số tương đối của nhóm số liệu.
⦁Để vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột biểu diễn bảng tần số tương đối ghép nhóm với các nhóm số liệu có độ dài bằng nhau ta thực hiện theo các bước sau:
−Bước 1. Vẽ trục đứng, trục ngang. Trên trục đứng xác định đơn vị độ dài phù hợp với các tần số tương đối. Trên trục ngang xác định các nhóm số liệu cần biểu diễn.
−Bước 2. Dựng các hình cột (kề nhau) ứng với các nhóm dữ liệu, mỗi hình cột có chiều cao bằng tần số tương đối của nhóm số liệu.
−Bước 3. Ghi chú giải cho các trục, các cột và tiêu đề cho biểu đồ.
Ví dụ: Cho bảng tần số tương đối ghép nhóm của mẫu dữ liệu thời gian một bác sĩ khám cho một số bệnh nhân (đơn vị: phút):
Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột tương ứng:
3. Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng
⦁Để biểu diện bảng tần số tương đối ghép nhóm ta cũng có thể dùng biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng.
⦁Để vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng biểu diễn bảng tần số tương đối ghép nhóm ta thực hiện theo các bước sau:
−Bước 1. Chọn các giá trị đại diện cho nhóm số liệu [ai; ai+1) với i = 1, 2, …, k.
−Bước 2. Vẽ trục ngang để biểu diễn các giá trị đại diện cho các nhóm số liệu, vẽ trục đứng thể hiện tần số tương đối.
−Bước 3. Với mỗi giá trị đại diện xI trên trục ngang và tần số tương đối fi tương ứng, ta xác định một điểm Mi(xi; fi). Nối các điểm liên tiếp với nhau.
−Bước 4. Ghi chú giải cho các trục, các điểm và tiêu đề của biểu đồ.
Ví dụ: Ghi lại cấp độ động đất của các trận động đất xảy ra tại một vùng trong 10 năm người ta thu được kết quả sau:
Chọn giá trị đại diện cho các nhóm số liệu ta có bảng sau:
Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng tương ứng: