Giải Toán 11 trang 15 Tập 2 Cánh diều

110

Với lời giải Toán 11 trang 15 Tập 2 chi tiết trong Bài 2: Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 11 Bài 2: Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất

Câu hỏi khởi động trang 15 Toán 11 Tập 2: Gieo ngẫu nhiên một xúc xắc cân đối và đồng chất một lần (Hình 1).

Câu hỏi khởi động trang 15 Toán 11 Tập 2 | Cánh diều Giải Toán 11

Xét các biến cố ngẫu nhiên:

A: “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn”;

B: “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 3”;

C: “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn hoặc chia hết cho 3”.

Biến cố C có liên hệ như thế nào với hai biến cố A và B?

Lời giải:

Sau bài học này, chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:

Ta có C = A ∪ B.

I. Phép toán trên các biến cố

Hoạt động 1 trang 15 Toán 11 Tập 2: Xét phép thử “Gieo ngẫu nhiên một xúc xắc cân đối và đồng chất một lần”. Gọi Ω là không gian mẫu của phép thử đó. Xét hai biến cố A và B nêu trong bài toán ở phần mở đầu.

a) Viết các tập con A, B của tập hợp Ω tương ứng với các biến cố A, B.

b) Đặt C = A ∪ B. Phát biểu biến cố C dưới dạng mệnh đề nêu sự kiện.

Lời giải:

a) Khi gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc cân đối và đồng chất một lần thì ta có không gian mẫu là Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6};

Biến cố A: “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn” có tập hợp những kết quả thuận lợi là A = {2; 4; 6};

Biến cố B: “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 3” có tập hợp những kết quả thuận lợi là B = {1; 3; 5}.

b) Ta có C = A ∪ B = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.

Phát biểu dưới dạng mệnh đề nêu sự kiện của biến cố C là: “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn hoặc chia hết cho 3”.

Đánh giá

0

0 đánh giá