Với giải Luyện tập 7 trang 22 Toán 11 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 11 Bài 2: Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất
Luyện tập 7 trang 22 Toán 11 Tập 2: Cho hai đường thẳng song song d1 và d2. Trên d1 lấy 17 điểm phân biệt, trên d2 lấy 20 điểm phân biệt. Chọn ngẫu nhiên 3 điểm, tính xác suất để các điểm này tạo thành 3 đỉnh của một tam giác.
Lời giải:
⦁ Tất cả có 17 + 20 = 37 điểm phân biệt nằm trên hai đường thẳng d1 và d2. Mỗi cách chọn 3 điểm trong 37 điểm là một tổ hợp chập 3 của 37 phần tử. Do đó, không gian mẫu Ω gồm các tổ hợp chập 3 của 37 và = 7 770.
⦁ Xét các biến cố:
H: “Ba đỉnh của tam giác là 3 điểm của cả hai đường thẳng d1 và d2”.
A: “Trong ba đỉnh của tam giác có 1 điểm thuộc d1, 2 điểm thuộc d2”
B: “Trong ba đỉnh của tam giác có 2 điểm thuộc d1, 1 điểm thuộc d2”.
Khi đó H = A ∪ B và A ∩ B = ∅.
Do hai biến cố A và B xung khắc nên n(H) = n(A) + n(B).
Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là: n(A) = = 3 230
Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là: n(B) = = 2 720
Số các kết quả thuận lợi cho biến cố H là:
n(H) = n(A) + n(B) = 3 230 + 2 720 = 5 950.
⦁ Vậy xác suất của biến cố H là: P(H) = .
Xem thêm các lời giải bài tập Toán lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hoạt động 6 trang 20 Toán 11 Tập 2: Xét các biến cố độc lập A và B trong Ví dụ 4....
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: