Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy
Đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy - mẫu 1
(1) Đọc truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Sơn Tinh. (2) Trong trí tưởng tượng của em, đó là một vị thần núi với cơ thể to cao, vạm vỡ; với khuôn mặt anh tuấn toát lên vẻ chính trực. (3) Thần đến cầu hôn nàng Mị Nương với một tình cảm trong sáng và chân thành. (4) Dù bị Thủy Tinh đem quân tấn công dồn dập hết năm này đến năm khác, Thủy Tinh vẫn kiên cường và mạnh mẽ đánh trả. (5) Chính nhờ vậy, mà dù sau bao lần đối mặt với Thủy Tinh hung dữ, người dân ta vẫn chiến thắng và được hưởng cuộc sống bình yên.
Đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy - mẫu 2
(1) Sáng nay, chúng em đến trường để tham gia buổi thi học kì môn Ngữ văn. (2) Bạn nào cũng đến từ sớm để tranh thủ ôn bài. (3) Góc này có bạn đang đứng đọc lại các bài chữa của cô giáo; góc kia thì các bạn đang tranh thủ nhẩm lại các bài thơ cần học thuộc. (4) Một bầu không khí căng thẳng bao trùm lên tất cả mọi người. (5) Bởi vì bạn nào cũng muốn thi thật tốt và đạt kết quả thật cao.
Đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy - mẫu 3
(1) Mấy hôm nay, trời trở rét đậm. (2) Bầu trời trở nên xám xịt; những đám mây cũng trở nên nặng nề và u ám. (3) Mấy chú chim không biết đã đi đâu, buổi sáng chẳng thể nào nghe được những tiếng hót ríu rít thân thuộc. (4) Người đi đường, ai cũng mặc những lớp áo dày, rồi giấu mình trong chiếc khăn quàng to lớn. (5) Những hàng cây ven đường nay xơ xác, rầu rĩ. (6) Cây thì đã rụng hết lá từ mùa thu; cây thì lá rũ xuống như đang co mình để chống lại cái rét. (7) Đó chính là một ngày bình thường của mùa đông.
Đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy - mẫu 4
(1) Buổi học cuối cùng trước khi nghỉ Tết thật là vui. (2) Các bạn và cả thầy cô ai cũng háo hức, một niềm háo hức của những ngày cuối năm. (3) Trong lớp học, không khí Tết cũng ngập tràn: chậu quất nhỏ trên bàn cô giáo; cành mai, cành đào bằng nhựa cài dọc cửa sổ; câu đối chúc Tết treo ở lối vào. (4) Nhìn đâu cũng là những sắc vàng, sắc đỏ tươi vui. (5) Vậy là Tết đã đến rất gần rồi.
Đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy - mẫu 5
(1) Mùa xuân về, cây bàng như vừa được thay mới. (2) Trên các cành lá, lộc non đua nhau trồi lên chi chít như nấm rừng sau cơn mưa. (3) Chúng như những ngọn nến màu xanh, hớn hở vươn cao hấp thu ánh nắng mùa xuân ấm áp. (4) Trông hốc cây, gia đình chim hẵng còn sợ rét: chim non cuộn mình trong góc sâu; chim mẹ nằm ngoài cùng quay lưng lại cửa hang cho gió lạnh không tràn vào. (5) Chỉ ít hôm nữa thôi, cây bàng sẽ xanh tươi um tùm trở lại, lúc đó cả nhà chim sẽ được thoải mái bay nhảy, ca hót mỗi sớm mai.
Đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy - mẫu 6
(1) Truyền thuyết Thánh Gióng là câu chuyện kể về người anh hùng Thánh Gióng. (2) Từ đó, khắc họa hình tượng người anh hùng vĩ đại và cao lớn trong lòng nhân dân xưa. (3) Đặc biệt, cách xây dựng đó, đã khẳng định Thánh Gióng là người anh hùng của nhân dân, vì nhân dân. (4) Cậu lớn lên nhờ cơm gạo của bà con; vì tiếng gọi tìm người cứu nước. (5) Có thể nói, sứ mệnh của Thánh Gióng khi xuất hiện trên cõi trần này chính là để đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. (6) Vì vậy, sau khi hoàn thành sứ mệnh vĩ đại của mình, Gióng đã để lại áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời.
Đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy - mẫu 7
Quê hương của tôi là một thành phố nằm ven biển, và hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhất mà tôi luôn lưu giữ trong ký ức chính là bãi biển quê tôi - bãi biển Sầm Sơn. Bãi biển Sầm Sơn trải dài rộng mênh mông với gió biển lồng lộng và tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng chạy dài, và bầu trời trên đầu không có một gợn mây nào. Bãi cát vàng lung linh dưới ánh nắng mặt trời, tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp. Nước biển trong xanh và sâu thẳm, nhìn ra xa phía chân trời, bạn có thể thấy bầu trời và biển hòa quyện vào nhau như một. Gió biển thổi mạnh, cùng tiếng sóng vỗ tạo nên âm nhạc tự nhiên, làm tôi cảm thấy thật vui tai. Tất cả những điều này đều tuyệt đẹp như những bức ảnh tôi đã thấy trên mạng khi tìm hiểu về Sầm Sơn. Nhờ có bãi biển Sầm Sơn, quê hương của tôi đang ngày càng phát triển và nổi tiếng hơn. Tôi tự hào và yêu quê hương của mình hơn bao giờ hết.
Đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy - mẫu 8
Sáng nay, chúng em đến trường để tham gia buổi thi học kì môn Ngữ văn. Mọi người đều đến sớm, cố gắng tranh thủ thời gian cuối để ôn bài. Góc này, có bạn đang đứng đọc lại các bài chữa của cô giáo; còn góc kia, các bạn đang nhanh nhẹn nhẩm lại các bài thơ cần học thuộc. Bầu không khí căng thẳng bao phủ lên tất cả mọi người, vì ai cũng muốn thi thật tốt và đạt kết quả cao.
Đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy - mẫu 9
Ngày hôm nay, không gian tràn ngập sự lạnh lẽo. Bầu trời đã mất đi vẻ xanh của mình, thay vào đó là sự u ám của mây đen đặc, làm cho mọi thứ trở nên ảm đạm và ảo diệu. Tiếng hót ríu rít của những chú chim, bình thường luôn ngân nga, giờ đây đã chết đi, làm cho sự yên bình của buổi sáng tan biến. Những người đi qua đường, bao bọc bởi lớp áo dày dẫn và che phủ mặt dưới chiếc khăn quàng to, như những hình bóng bí ẩn trước gió rét se lạnh. Cây cỏ ven đường, một thời xanh tươi, giờ chỉ còn là những vóc dáng gầy guộc, khô héo, như muốn chống lại cái rét giá của mùa đông; đây không phải là một ngày bình thường trong mùa đông, mà chính là bức tranh đầy âm u và lạnh giá của một thời kỳ khắc nghiệt.
Đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy - mẫu 10
Đọc truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Sơn Tinh; trong trí tưởng tượng của em, đó là một vị thần núi với cơ thể to cao, vạm vỡ, và khuôn mặt anh tuấn toát lên vẻ chính trực. Thần đến cầu hôn nàng Mị Nương với một tình cảm trong sáng và chân thành, tạo nên một tình yêu đẹp và trong trắng. Dù bị Thủy Tinh đem quân tấn công dồn dập hết năm này đến năm khác, Thủy Tinh vẫn kiên cường và mạnh mẽ đánh trả. Chính nhờ vậy, sau bao lần đối mặt với Thủy Tinh hung dữ, người dân ta vẫn chiến thắng và được hưởng cuộc sống bình yên.
Đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy - mẫu 11
Truyền thuyết Thánh Gióng là câu chuyện kể về một người anh hùng vĩ đại; một biểu tượng cao lớn trong lòng nhân dân xưa. Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được sự xây dựng tượng hình của một người anh hùng không chỉ dựa trên sức mạnh và khả năng vượt trội, mà còn về tình yêu thương và tận tụy với nhân dân. Thánh Gióng không phải là một người anh hùng xa hoa, mà là một đứa trẻ lớn lên nhờ cơm gạo của bà con; sự khởi đầu bình dị này đã thể hiện tính yêu thương, lòng hiếu thảo và đoàn kết của cộng đồng dân làng. Thánh Gióng không trở thành anh hùng vì danh vọng hay tài sản cá nhân, mà vì tiếng gọi tìm người cứu nước; một trách nhiệm cao cả đối với dân tộc. Sứ mệnh của Thánh Gióng khi xuất hiện trên cõi trần này là để đánh đuổi giặc ngoại xâm và bảo vệ độc lập của dân tộc; ông đứng lên để đối mặt với hiểm nguy, đổ mồ hôi và huyết mạch để bảo vệ quê hương và nhân dân khỏi sự xâm lược của kẻ thù. Cuối cùng, sau khi hoàn thành sứ mệnh vĩ đại của mình, Thánh Gióng đã không tự mãn với danh vọng hay quyền lực; thay vào đó, ông đã để lại áo giáp và cưỡi ngựa bay về trời. Điều này cho thấy sự tận tụy và hy sinh của người anh hùng, sự kết thúc của một hành trình đầy nhân văn và đạo đức. Tóm lại, câu chuyện Thánh Gióng là một minh chứng rõ ràng cho sự xây dựng hình tượng người anh hùng cao cả, đầy tình yêu thương và hy sinh vì nhân dân và độc lập dân tộc.
Đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy - mẫu 12
Buổi sáng của mùa xuân thật đẹp; bầu không khí rất trong lành và mát mẻ. Ông mặt trời thức dậy sau một đêm dài nghỉ ngơi. Những cô cậu nắng tinh nghịch chạy nhảy tung tăng khắp mọi nơi; hạt sương trong veo vẫn còn đọng trên lá. Làn gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Phía trên cao, chị mây trắng đang dạo chơi quanh những ngọn núi phía xa. Vài chú chim nhỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới. Khu vườn trước nhà đang tràn ngập sắc xanh với màu xanh của thảm cỏ, màu xanh của lá cây, màu xanh của những trái cây chưa chín. Con đường làng vẫn còn yên tĩnh và vắng vẻ; thỉnh thoảng có những tiếng trò chuyện của các bác nông dân phải ra đồng làm việc. Chỉ một lúc sau, con đường đã ngập tràn tiếng cười nói, tiếng xe cộ của những người đi học, đi làm. Khi được ngắm nhìn quê hương lúc này, em cảm thấy cô cùng hạnh phúc.
Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 2: Truyền thuyết được chia làm mấy loại?
Câu 3: Nêu những đặc trưng có trong truyền thuyết.
Câu 4: Nhân vật chính trong truyền thuyết là?
Câu 5: Liệt kê những yếu tố cơ bản của truyền thuyết.
Câu 6: Văn bản thông tin là gì?
Câu 7: Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện dùng để làm gì?
Câu 8: Dấu chấm phẩy có tác dụng gì?
Câu 3: “Thánh Gióng” thuộc thể loại gì?
Câu 4: “Thánh Gióng” được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Thánh Gióng” là?
Câu 6: Nhân vật chính trong truyện “Thánh Gióng” là ai?
Câu 7: Nêu bố cục của truyện “Thánh Gióng”.
Câu 8: Nội dung, nghệ thuật của truyện “Thánh Gióng” là gì?
Câu 9: Nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu chuyện.
Câu 10: Thánh Gióng đã ra đời một cách kì lạ như thế nào?
Câu 11: Chỉ ra ý nghĩa của các chi tiết sau:
Câu 13: Theo em, chủ đề của truyện Thánh Gióng là gì?
Câu 15: Trình bày ý nghĩa của truyền thuyết “Thánh Gióng”.
Câu 16: Tóm tắt truyện truyền thuyết “Thánh Gióng”.
Câu 1: Động từ là gì? Nêu ví dụ.
Câu 2: Thế nào là cụm động từ?
Câu 3: Tính từ là gì? Nêu ví dụ.
Câu 4: Thế nào là cụm tính từ?
Câu 3: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” thuộc thể loại gì?
Câu 4: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là?
Câu 6: Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là ai?
Câu 7: Nêu bố cục của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
Câu 8: Nội dung, nghệ thuật của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là gì?
Câu 11: Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này có gì đặc biệt?
Câu 13: Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?
Câu 16: Trình bày ý nghĩa của truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
Câu 17: Tóm tắt truyện truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
Câu 18: Đây là tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp về hình ảnh Sơn Tinh và Thuỷ Tinh:
Câu 1: Dấu chấm phẩy có tác dụng gì?
Câu 2: Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau:
Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có dùng dấu chấm phẩy.
Câu 1: “Ai ơi mồng 9 tháng 4” thuộc thể loại gì?
Câu 2: “Ai ơi mồng 9 tháng 4” được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Ai ơi mồng 9 tháng 4” là gì?
Câu 4: Nhân vật chính trong truyện “Ai ơi mồng 9 tháng 4” là ai?
Câu 5: Nêu bố cục của truyện “Ai ơi mồng 9 tháng 4”.
Câu 6: Nội dung, nghệ thuật của truyện “Ai ơi mồng 9 tháng 4” là gì?
Câu 7: Văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4” thuật lại sự kiện gì?
Câu 8: Đoạn mở đầu của văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4” nêu rõ những thông tin gì?
Câu 12: Theo tác giả bài viết, lễ hội Gióng có ý nghĩa, giá trị gì?
Câu 13: Tóm tắt văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4”.
Câu 2: Văn thuyết minh có đặc điểm gì?
Câu 3: Khi viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện, chúng ta cần thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?
Câu 4: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện nhằm mục đích gì?
Câu 5: Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.
Câu 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại buổi lễ khai giảng đầu năm học 2021-2022 của em.
Câu 1: Theo em, mục đích khi kể lại một câu truyện truyền thuyết là gì?
Câu 2: Để thực hiện được bài nói kể lại một truyền thuyết cần thực hiện những bước nào?
Câu 3: Theo em, trước khi kể lại một truyền thuyết chúng ta cần phải chuẩn bị những gì?
Câu 4: Khi trình bày bài nói kể lại một truyền thuyết cần lưu ý những điều gì?
Câu 1: Thảo luận về các đặc điểm của truyền thuyết và hoàn thiện bảng theo mẫu sau:
Câu 1: “Bánh chưng, bánh giầy” thuộc thể loại gì?
Câu 2: “Bánh chưng, bánh giầy” được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Bánh chưng, bánh giầy” là?
Câu 4: Nhân vật chính trong truyện “Bánh chưng, bánh giầy” là ai?
Câu 5: Nêu bố cục của truyện “Bánh chưng, bánh giầy”.
Câu 6: Nội dung, nghệ thuật của truyện “Bánh chưng, bánh giầy” là gì?
Câu 7: Nêu hoàn cảnh diễn ra sự kiện được kể trong truyện “Bánh chưng bánh giầy”.
Câu 8: Bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho điều gì?
Câu 9: Trình bày những đặc điểm chính về nhân vật Lang Liêu.
Câu 10: Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” đã ca gợi những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?
Câu 11: Trình bày ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”...
Đạt Cao Bá
2024-01-26 20:49:54