Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 3: Yêu thương và chia sẻ Kết nối tri thức có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
Tính từ là gì? Ví dụ về tính từ, Phân loại tính từ
A. Lý thuyết Tính từ
1. Tính từ là gì?
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, trạng thái.
- Ví dụ: Xinh, vàng, thơm, to, nhỏ, giỏi,...
2. Phân loại Tính từ
Để phân biệt tính từ trong tiếng Việt hơi phức tạp, vì nhiều khi tính từ có dạng thức như động từ hoặc danh từ.
Có những từ vừa có thể coi là tính từ, vừa có thể coi là động từ như từ ăn cướp trong hành động ăn cướp; hoặc từ ấy vừa là tính từ vừa là danh từ như từ thành thị trong lối sống thành thị
Dựa theo những điều trên, tính từ trong tiếng Việt có thể phân làm hai loại lớn là tính từ tự thân và tính từ không tự thân.
2.1. Tính từ tự thân
- Khái niệm: Tính từ tự thân (bản thân chúng là tính từ) là những tính từ chỉ có chức năng biểu thị phẩm chất, màu sắc, kích thước, hình dáng, mức độ, hương vị,...của sự vật hay hiện tượng.
+ Ví dụ: đỏ, đen, cao, thấp,...
- Ta có thể phân những tính từ trong loại này thành những tiểu loại nhỏ hơn:
+ Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, vàng, xanh ngắt, tím biếc, vàng hoe,...
+ Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, dũng cảm, hèn nhát, anh hùng, tiểu nhân, đúng, sai,...
+ Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, nhỏ, khổng lồ, tí hon, mỏng, dày, ngắn, dài, to, bự,...
+ Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, méo, thẳng, cong, quanh co, hun hút, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu,...
+ Tính từ chỉ âm thanh: ầm ĩ, ồn ào, xôn xao, trầm bổng, vang vọng, ồn,...
+ Tính từ chỉ hương vị: thơm, ngọt, cay, đắng, chát, mặn, chua, tanh, thối,...
+ Tính từ chỉ mực độ, cách thức: xa, gần, nhanh, chậm, lề mề, nhanh nhẹn,...
+ Tính từ chỉ lượng: nhiều, ít, nặng, nhẹ, vơi, đầy, vắng vẻ, đông đúc, hiu quạnh, nông, sâu,...
2.2 Tính từ không tự thân
- Khái niệm: Tính từ không tự thân là những từ vốn không phải tính từ mà những từ thuộc từ loại khác (danh từ, động từ) chuyển loại và được sử dụng như tính từ.
- Những tính từ không tự thân được tạo ra bằng cách chuyển loại của các từ thuộc nhóm từ loại khác nên ý nghĩa của tính từ này chỉ được xác định khi đặt chúng trong mối quan hệ với những từ khác trong cụm từ hoặc trong câu. Nếu tách chúng ra khỏi mối quan hệ ấy thì chúng không được coi là tính từ hoặc có ý nghĩa khác.
+ VD: rất Quang Dũng (chỉ phong cách, cá tính, những hành động, ngôn ngữ mang đặc trưng của tác giả này)
- Khi danh từ, động từ được sử dụng như tính từ thì ý nghĩa của chúng sẽ mang nghĩa khái quát hơn so với nghĩa thường được sử dụng của chúng.
+ VD: ăn cướp: dùng sức mạnh của bản thân để tước đoạt tài sản của người khác
=> Nghĩa hay được sử dụng
Hành động ăn cướp: những hành động có ý nghĩa hoặc tính chất giống như ăn cướp chứ không phải ăn cướp thật.
3. Cụm tính từ
- Khái niệm: Cụm tính từ là cụm từ có tính từ là trung tâm, kết hợp với các phụ trước, phụ sau để tạo thành.
- Chức năng của cụm tính từ: cũn giống như tính từ, cụm tính từ có chức năng chính là vị ngữ, nhưng có thể dùng chúng để làm chủ ngữ, bổ ngữ trong câu.
- Chức năng:
+ Ở trong câu tính từ (cụm tính từ) có chức năng chính là làm vị ngữ trong câu để bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
VD: Hôm nay, trời // trong veo
CN (Danh từ) VN (tính từ)
Cô ấy // rất đáng yêu
CN (Cụm danh từ) VN (Cụm tính từ)
+ Ngoài chức năng chính là làm vị ngữ, tính từ (cụm tính từ) cũng có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ trong câu.
VD:
+ Tính từ làm chủ ngữ: Mộc mạc // là sự bình dị, không cầu kì, vẫn giữ được vẻ tự nhiên
CN (tính từ) VN (cụm danh từ/cụm tính từ/cụm động từ)
+ Tính từ làm bổ ngữ: Cô Bình // gửi cho tôi một bức thư rất dài
động từ Cụm tính từ (bổ ngữ xa)
4. Chức năng của tính từ
Trong giao tiếp hay văn học, tính từ vẫn luôn giữ một vai trò rất quan trọng. Theo đó, tính từ thường được kết hợp với động từ và danh từ để bổ sung ý nghĩa về tính chất, đặc điểm và mức độ. Đồng thời, việc sử dụng tính từ khiến cho người nghe, người đọc hiểu rõ về sự vật, sự việc được nói đến và giúp cho cách diễn đạt trở nên linh hoạt hơn.Tính từ trong câu có các chức năng sau:
– Tính từ đóng vai trò là vị ngữ trong câu bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
Ví dụ: “Chiếc váy này rất đẹp” tính từ đẹp bổ sung ý nghĩa cho danh từ chiếc váy.
5. Vị trí của tính từ trong câu
Thông thường, chúng ta có thể thấy trong tiếng Việt, tính từ thường đứng sau danh từ và động từ. Khi được sử dụng để làm chủ ngữ, tính từ đứng ở đầu câu. Trong trường hợp này, sau tính từ là vị ngữ.
Ví dụ:
- Đi rất nhanh. Trong đó, tính từ bổ sung ý nghĩa cho việc đi bộ
- Hoa tươi. Trong đó, tính từ "tươi" bổ sung ý nghĩa cho việc đi bộ
Không giống với động từ, tính từ sẽ không thể kết hợp được với các phó từ mệnh lệnh (hãy, đừng,…) mà nó chỉ có thể kết hợp với các phó từ còn lại như: không, sẽ, đã, đang, chưa, chẳng, còn…
Ví dụ: đã từng xinh đẹp, không xấu, vẫn ồn ào.
B. Bài tập về Tính từ
Bài 1: Tìm tính từ trong các đoạn văn sau
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng, ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
Theo Võ NGUYÊN GIÁP
b) Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.
BÙI HIỂN
Trả lời:
Các đoạn văn có những tính từ sau:
a) Gầy gò cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
b) Quang, sạch, bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh.
Bài 2: Hãy viết một câu có dùng tính từ
a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.
b) Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi,...).
Trả lời:
a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.
Gợi ý: Ông nội em đã bảy mươi tuổi mà da dẻ còn hồng hào lắm.
b) Nói về một sự vật quen thuộc với em.
Ai cũng khen chị gái của em xinh xắn dễ thương.
Bài 3.
a) Trong câu sau, những từ nào là tính từ:
(1) Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
(Ếch ngồi đáy giếng)
(2) Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm [...]. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.
(Tô Hoài)
- Các tính từ: bé, oai (1); vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi (2).
b) Kể thêm một số tính từ mà em biết và nêu nhận xét về ý nghĩa khái quát của chúng.
Gợi ý:
- Dựa theo chủ đề để kể các tính từ, chẳng hạn: chỉ tính tình (nóng nảy, nết na, thuỳ mị,…), chỉ âm thanh (nhẹ, êm đềm, vang, chói,…), bộc lộ sự đánh giá (xấu, đẹp, ác, hiền,…), chỉ sắc thái (tươi tắn, ủ rũ, hớn hở,…),….
- Về ý nghĩa khái quát của tính từ: chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái,…
c) Thử cho hai từ “đi” và “đẹp” kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn rồi rút ra nhận xét so sánh về khả năng kết hợp của động từ, tính từ với các từ này.
Gợi ý:
- Có thể kết hợp: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn + đi; đã, sẽ, đang, cũng, vẫn + đẹp
- Như vậy, tính từ và động từ đều có khả năng kết hợp được với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn.
d) Thử lấy những tính từ và động từ mà em biết rồi cho chúng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng. So với động từ, khả năng kết hợp của tính từ với các từ này thế nào?
Gợi ý: Tính từ hạn chế hơn so với động từ về khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng.
đ) Cho các từ Bông hoa, Cô bé, tím, múa, ngoan ngoãn, rụng. Hãy ghép các từ để tạo thành câu hoàn chỉnh. Từ đó nhận xét về khả năng làm vị ngữ trong câu của tính từ so với động từ.
Gợi ý:
- Có thể ghép thành các câu:
+ Cô bé múa.
+ Bông hoa rụng.
Cả hai trường hợp ghép các từ thành câu đều có động từ làm vị ngữ mà không cần thêm từ. Còn nếu ghép các tính từ tím, ngoan ngoãn mà không thêm từ thì chúng ta chỉ được các cụm từ: Bông hoa tím;Cô bé ngoan ngoãn. Để các cụm này thành câu, phải có thêm các từ khác nữa, chẳng hạn: Bông hoa tím rất đẹp; Cô bé này rất ngoan ngoãn. Như vậy, so với động từ, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn.
e) Tính từ có thể làm chủ ngữ không? Hãy lấy ví dụ một câu có tính từ làm chủ ngữ.
Tính từ có thể đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ trong câu, ví dụ: Hấp tấp là nhược điểm của nhiều học sinh.
Bài 4. a) Trong các tính từ bé, oai; vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, từ nào có thể kết hợp được với các từ rất, hơi, khá, lắm, quá,… từ nào không?
Gợi ý:
- Các từ kết hợp được với từ chỉ mức độ là: bé, oai;
- Các từ không kết hợp được với từ chỉ mức độ: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
b) Nhận xét về những đặc điểm mà hai nhóm tính từ trên chỉ ra.
Nhóm có thể kết hợp với từ chỉ mức độ là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối. Các tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ là loại tính từ chỉ mức độ tuyệt đối. Đây là hai loại cơ bản của tính từ.
Bài 5. Tính từ là gì?
A. Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái
B. Có thể trực tiếp làm vị ngữ
C. Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, sẽ, không, chưa, chẳng…
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án : D
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
- Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn… để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.
- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
Bài 6. Cụm tính từ gồm mấy thành phần?
A. Một tập hợp từ gồm tính từ chính, từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau
B. Tập hợp một số từ, có các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khí..)chị sự phủ định (không, chưa, chẳng…)
C. Gồm 3 phần, phụ ngữ trước, tính từ chính, phụ ngữ sau
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án : C
Gồm 3 phần, phụ ngữ trước, tính từ chính, phụ ngữ sau
Bài 7. Cụm tính từ thường đảm nhận chức vụ gì trong câu?
A. Vị ngữ trong câu
B. Chủ ngữ trong câu
C. Trạng ngữ trong câu
D. Bổ ngữ trong câu
Đáp án : A
Cụm tình từ thường giữ vị trí là vị ngữ trong câu.
Bài 8. Tính từ có thể kết hợp với các từ rất, hơi, lắm, quá…để tạo thành cụm tính từ, đúng hay sai?
Đúng
Sai
Đáp án: Đúng
Các từ rất, hơi, lắm, quá… kết hợp với tính từ tạo thành cụm tính từ
Bài 9. Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
Có mấy tính từ trong đoạn trích trên?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Đáp án : B
Tính từ: bóng mỡ, ưa nhìn, to, bướng, đen nhánh
Bài 10. Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
Đoạn văn trên có mấy cụm tính từ
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án : A
Cụm tính từ: rất ưa nhìn, rất bướng
Bài 11. Các tính từ như “chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn” còn thuộc loại từ nào?
A. Từ ghép
B. Từ láy
C. Tính từ (Từ láy tượng hình)
D. Từ đơn
Đáp án : C
Các từ này đều là từ láy tượng hình, cũng là tính từ
Bài 12. Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.”
A. Vui vẻ chạy đi
B. Vừa làm vừa hát
C. Vui lắm
D. Không có cụm tính từ
Đáp án : C
Vui lắm là cụm tính từ trong câu trên.
Bài 13. Tìm cụm tính từ không có đầy đủ cấu trúc ba phần?
A. Vẫn còn khỏe mạnh lắm
B. Rất chăm chỉ làm việc
C. Còn trẻ khỏe
D. Đang vui như hội
Đáp án : C
Cấu trúc của cụm tính từ "Còn trẻ khỏe" không có đủ cấu trúc ba phần, còn lại các cụm từ đã cho đều có đầy đủ cấu trúc 3 phần.
Bài 14. Từ nào dưới đây không phải là tính từ?
A. Tươi tốt
B. Làm việc
C. Cần mẫn
D. Dũng cảm
Đáp án : B
Làm việc là động từ
Bài 15. Em hãy tìm các tính từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a. Đất nước Việt Nam ta suốt bao nhiêu năm nay vẫn … vượt qua những cuộc chiến tranh gian khổ.
b. Bác Hai là người thợ xây … nhất vùng này.
c. Mùa xuân về, cây cối trở nên … hơn hắn, ai cũng mừng vui.
d. Dòng sông mùa lũ về trở nên …, khiến ai cũng phải dè chừng.
Bài 16. Cho đoạn thơ sau:
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
(trích Cô giáo lớp em)
a. Em hãy tìm các tính từ có trong đoạn thơ trên.
b. Đặt câu ghép với các tính từ vừa tìm được.
Bài 17. Điền các tính từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Những ngôi sao ………………… trên bầu trời đêm rộng lớn.
b. Cơn gió …………………. thổi qua khu vườn rồi đem vào căn phòng một mùi hương man mát.
c. Chú chó …………….. đang giúp cô chủ của mình trông giữ bầy gà phía trước sân.
Bài 18. Cho các cặp quan hệ từ sau:
1. Đặt câu với cặp quan hệ từ Vì… nên…, trong câu sử dụng ít nhất 1 danh từ.
2. Đặt câu với cặp quan hệ từ Nếu … thì…, trong câu sử dụng ít nhất 1 động từ.
3. Đặt câu với cặp quan hệ từ Tuy… nhưng…, trong câu sử dụng ít nhất 1 tính từ.
Bài 19. Cho các tính từ sau:
xanh non, hiền lành, hung dữ, tím biếc, thon thả, tròn trịa, trắng trẻo, cao ráo, chăm chỉ
1. Tính từ chỉ màu sắc
2. Tính từ chỉ hình dáng
3. Tính từ chỉ phẩm chất
Bài 20. Tìm năm tính từ bắt đầu bằng âm “l”. Chọn một trong các tính từ vừa tìm được rồi đặt câu.
Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Để miêu tả nhân vật trong truyện kể cần phải chú ý những yếu tố nào?
Ngôn ngữ của nhân vật trong truyện kể là gì?
Thế giới nội tâm của nhân vật là gì?
Danh từ là gì? Thế nào là cụm danh từ?
Thành phần chính của câu là gì?
Thành phần chính của câu gồm những bộ phận nào?
Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
Giới thiệu ngắn gọn một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật trẻ em gây ấn tượng
Chia sẻ một vài cảm nhận của em về nhân vật đó
“Cô bé bán diêm” thuộc thể loại nào?
Tác giả của văn bản “Cô bé bán diêm” là ai?
Nêu khái quát về tác giả An-đéc-xen
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Cô bé bán diêm” là gì?
Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm như thế nào?
Nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm. Những chi tiết đó giúp em
Những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm thể hiện những ước mong nào của cô bé
Nêu cảm nhận của em về thái độ của người kể chuyện đối với cô bé bán diêm
Đọc lại một số câu văn miêu tả cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh
Trong truyện, tác giả đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh tương phản như cảnh đoàn tụ
Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu: nhân vật chính được hưởng cuộc sống bình yên
Nội dung, nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm ?
Tóm tắt ngắn gọn truyện Cô bé bán diêm
Viết đoạn văn với nhan đề: Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm
Tìm cụm danh từ trong những câu sau: Nhưng trời rét quá, khách qua đường
Tìm một cụm danh từ trong truyện Cô bé bán diêm. Từ danh từ trung tâm trong cụm từ đó
So sánh những câu sau đây và rút ra nhận xét về tác dụng của việc dùng cụm danh từ
Các câu sau có chủ ngữ là một danh từ. Hãy mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ
Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình
Kể về một sự giúp đỡ, chia sẻ mà em đã từng dành cho ai đó
Đọc nhan đề “Gió lạnh đầu mùa”, em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện gì?
“Gió lạnh đầu mùa” thuộc thể loại gì?
Tác giả của văn bản “Gió lạnh đầu mùa” là ai?
Nêu khái quát về tác giả Thạch Lam
“Gió lạnh đầu mùa” được kể theo ngôi thứ mấy?
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” là?
Nêu bố cục văn bản Gió lạnh đầu mùa
Liệt kê một số chi tiết, hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ
Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú già trò chuyện
Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy như thế nào?
Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt
Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong đoạn kết của truyện
Đọc lại một số đoạn văn tác giả miêu tả những đổi thay của đất trời khi mùa đông đến
Hãy chỉ ra một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm
Nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” là gì?
Tóm tắt truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa
Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa
Thế nào là cụm động từ? Nêu ví dụ
Thế nào là cụm tính từ? Nêu ví dụ
Tìm một cụm động từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Từ động từ trung tâm của cụm từ đó
Tìm cụm động từ trong những câu sau. Xác định động từ trung tâm và những ý nghĩa
Trong truyện Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam thường sử dụng kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ
Tìm một cụm tính từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Từ tính từ trung tâm của cụm từ đó
Tìm cụm tính từ trong những câu sau. Xác định tính từ trung tâm và những ý nghĩa
Các câu sau có vị ngữ là một tính từ. Hãy mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ
“Con chào mào” trích từ tập thơ nào?
“Con chào mào” được viết theo thể thơ nào?
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Con chào mào” là gì?
Tác giả của văn bản “Con chào mào” là ai? Nêu khái quát về tác giả ấy?
Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ Con chào mào
Nội dung chính của bài thơ “Con chào mào” là gì?
Em có thể hình dung, tưởng tượng những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?
Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ
Vì sao lúc đầu, nhân vật “tôi” “sợ chim bay đi” nhưng kết thúc bài thơ lại khẳng định
Dòng thơ nào được lặp lại trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật “tôi” vẫn có thể “nghe rất rõ” tiếng chim hót
Trong cuộc sống, em đã từng trải qua một kỷ niệm buồn vui hay chưa?
Theo em, việc mình chia sẻ những trải nghiệm buồn vui của bản thân
Khi chia sẻ những trải nghiệm buồn vui của bản thân, chúng ta phải sử dụng ngôi thứ mấy
Yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm là gì?
Lập dàn ý cho bài văn kể lại một trải nghiệm
Viết một đoạn văn ngắn kể lại một trải nghiệm mà em nhớ nhất
Em có suy nghĩ gì khi muốn chia sẻ một trải nghiệm buồn vui của mình với những người
Khi nghe xong những chia sẻ về trải nghiệm buồn/ vui của các bạn, em có suy nghĩ gì?
Mục đích nói và người nghe của bài nói: Kể lại một trải nghiệm của em là gì?
Lập dàn ý chi tiết cho bài nói kể lại một trải nghiệm của em
Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin ngắn gọn về hai văn bản
Chọn một truyện kể em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau
Văn bản “Lắc-ki thực sự may mắn” thuộc thể loại nào?
Tác giả của văn bản “Lắc-ki thực sự may mắn” là ai? Nêu khái quát về tác giả đó
Nêu xuất xứ của văn bản Lắc ki thực sự may mắn
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Lắc-ki thực sự may mắn” là gì?
Nêu bố cục của văn bản Lắc-ki thực sự may mắn
Văn bản “Lắc-ki thực sự may mắn” được kể theo ngôi thứ mấy?
Nội dung, nghệ thuật của văn bản Lắc-ki thực sự may mắn
Trong văn bản “Lắc ki thực sự may mắn” có những nhân vật nào?
Thời điểm diễn ra cuộc nói chuyện của Lắc-ki với con đười ươi Mét-thiu là khi nào?
Liệt kê những hành động và lời nói thể hiện rõ tính cách của 2 nhân vật
Em hãy miêu tả diễn biến cuộc nói chuyện của Lắc-ki với những con mèo