Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 3: Yêu thương và chia sẻ Kết nối tri thức có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
Động từ là gì? Ví dụ về động từ, Phân loại đồng từ
A. Lý thuyết Động từ
1. Khái niệm Động từ
- Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Cùng với tính từ và danh từ, động từ khiến cho khả năng biểu đạt của tiếng Việt phong phú, đa dạng, không thua kém bất kì ngôn ngữ lâu đời nào trên thế giới. Khi kết hợp với những từ loại khác nhau, động từ sẽ có ý nghĩa khái quát và biểu thị khác.
Ví dụ:
- Động từ chỉ hoạt động : Đi, chạy, nhảy,…
- Động từ chỉ trạng thái : Vui, buồn, giận, …
2. Chức năng của động từ
- Chức năng:
+ Động từ cũng giống như hầu hết các từ loại, chức năng chính là để bổ nghĩa cho danh từ và làm vị ngữ trong câu. Song với mỗi cách kết hợp khác nhau, mỗi kiểu động từ khác nhau lại bổ sung một ý nghĩa khác cho các từ đứng trước nó.
3. Phân loại Động từ
- Phân loại:
+ Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm 2 tiểu loại lớn là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.
+ Ngoài ra còn có cách chia khác chia thành nội động từ và ngoại động từ.
4. Động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái
a) Động từ chỉ hoạt động
- Khái niệm: Động từ chỉ hoạt động là những động từ dùng để tái hiện, gọi tên các hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng.
+ Ví dụ: đi, chạy, nhảy, (chim) hót, (mưa) rơi, (gió) thổi, hát, ca, đuổi nhau,...
- Những động từ chỉ hoạt động của con người có thể dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm làm tăng sức gợi hình và biến các sự vật vô tri ấy trở nên gần gũi hơn với con người.
b) Động từ chỉ trạng thái
- Khái niệm: Động từ chỉ trạng thái là những động từ để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.
+ Ví dụ: vui, buồn, hờn, giận, bị đánh,...
- Trong động từ chỉ trạng thái, có thể chia thành các tiểu loại nhỏ hơn, mỗi tiểu loại bổ sung ý nghĩa cho về các mặt khác nhau cho từ kết hợp cùng hoặc đứng trước nó.
- Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): là những động từ cho biết sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan: còn, có, hết,...
- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái:
Nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ “xong” ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,…) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với “xong” ở phía sau (không nói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, …). Trong Tiếng Việt có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau :
+ ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,…
+ ĐT chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,…
+ ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,…
+ ĐT chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,…
- Một số ĐT sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái : nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...Các từ này có một số đặc điểm sau :
- Một số từ vừa được coi là Động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái.
- Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ).
VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu )
VD: Tôi // còn việc phải làm
Làng tôi // có con sông xanh uốn quanh cánh đồng lúa chín
+ Động từ chỉ trạng thái biến hóa: hóa, thành, biến thành, hóa thành, trở nên, trở thành, sinh ra, hóa ra,...
VD: Tấm // hóa thành nàng tiên trốn trong quả thị
Con người // trở nên ích kỷ khi lòng tham nổi lên
+ Động từ chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí: định, toan, dám, quyết, nỡ,...
VD: Bác Hồ // quyết chí ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng
Cậu gió // không nỡ thổi mạnh lay động cành cây đánh thức chú sơn ca
+ Động từ chỉ sự cần thiết: cần, nên, phi,...
VD: Cậu // cần hoàn thành tài liệu này trước ngày mai
Học sinh // nên học hành chăm chỉ
+ Động từ chỉ tình thái nguyện vọng, mong muốn: mong, muốn, ước,...
VD: Tớ // ước gì mình có đôi hài vạn dặm để đi khắp thế gian
Cụ Mem-bơ // mong sẽ vẽ được một kiệt tác trong đời mình.
+ Động từ chỉ tình trạng tiếp thụ, chịu đựng: bị, được, phải, mắc,...
VD: Bài thơ Tây Tiến // được sáng tác khi Quang Dũng về bên dòng Phù Lưu Chanh nhìn ngắm thiên nhiên và nhớ đến đoàn binh Tây Tiến.
Phương // bị phạt vì không làm bài tập toán
+ Động từ chỉ trạng thái so sánh: là, hơn, thua, bằng, không bằng, chẳng bằng....
VD: Mặt trời // là hành tinh trung tâm trong hệ mặt trời.
Gió se mùa thu // không lạnh bằng gió mùa đông bắc được
5. Nội động từ và ngoại động từ
a) Nội động từ
- Khái niệm: Nội động từ là những động từ hướng vào người làm chủ hoạt động (ngồi, đi, đứng, nằm,...)
- Động từ nội động cần phải có quan hệ từ để có bổ ngữ chỉ đối tượng
VD: Mẹ mua cho tôi con mèo
Nội động từ Quan hệ từ Bổ ngữ
b) Ngoại động từ
- Khái niệm: Ngoại động từ là những động từ hướng đến người, vật khác (xây, cắt, đập, phá,...)
- Ngoại động từ không cần phải có quan hệ từ mà có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.
VD: Mọi người yêu quý mẹ
Ngoại động từ Bổ ngữ
- Để phân biệt ĐT nội động và ĐT ngoại động, ta đặt câu hỏi : ai ? cái gì ? đằng sau ĐT. Nếu có thể dùng 1 bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ thì đó là ĐT ngoại động (V.D2), nếu không được thì đó là ĐT nội động (V.D 1)
Hỏi : yêu thương ai ? > yêu thương tôi.
Lo lắng cho ai ? > lo lắng cho tôi.( không thể hỏi : lo lắng ai ? )
6. Cụm động từ
- Khái niệm: Cụm động từ là cụm từ có động từ là từ trung tâm, kết hợp với các phụ trước và phụ sau để tạo thành.
- Chức năng: Chức năng của cụm động từ cũng giống như của động từ. Tức là cụm động từ cũng có chức năng chính là làm vị ngữ, nhưng cũng có thể làm chủ ngữ, định ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
- ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như tính từ . Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể : Ai thế nào?
B. Bài tập về Động từ
Bài 1: Tìm các động từ có trong đoạn văn sau:
“Trên nương, mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô”.
Trả lời:
“đánh”, “cày”, “nhặt”, “đốt”, “đi tìm”, “bắc”, “thổi”, “cúi”, “tra”.
Bài 2: Phân loại động từ có trong các câu sau:
“Mẹ đang đi chợ Đồng Xuân”
“Cha giận tôi nhiều nhưng không hề mắng tôi”
Trả lời:
“Mẹ đang đi chợ Đồng Xuân” => “Đi”: động từ chỉ hoạt động
“Cha giận tôi nhiều nhưng không hề mắng tôi”. => “giận”: động từ chỉ trạng thái, “mắng”: động từ chỉ hoạt động.
Bài 3: Hãy tìm động từ trong đoạn văn sau:
“Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phấy cái đuôi, rồi hai con mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve co mèo”.
(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)
Gợi ý:
Các động từ trong đoạn văn là: vụt, rơi, nhìn, chơi đùa, nép, phe phẩy, giương, nhìn, mỉm cười, lại, vuốt ve.
Bài 4: Hãy tìm động từ và phân loại động từ trong đoạn trích sau:
Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống. Thấy một con hổ cái đang lăn lội, cào đất, bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc nhích.
(Con hổ có nghĩa)
Gợi ý:
Các động từ trong đoạn trích: nghe, gõ, mở, nhìn, lao, cõng, sợ, chết khiếp, tỉnh, thấy, dùng, ôm, chạy, bay, gặp, rẽ, thả, lăn lộn, cào, cho, định, ăn, run sợ, dám, nhúch nhích.
- Các động từ chỉ tình thái: định, dám
- Các động từ chỉ trạng thái tâm lí: sợ, chết khiếp, tỉnh, run sợ.
- Các động từ còn lại là động từ chỉ hành động.
Bài 5: Tìm các cụm động từ trong đoạn văn sau:
Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc.
Gợi ý:
Các cụm động từ:
- mừng rỡ đùa giỡn với con
- nằm phục xuống
- mệt mỏi lắm
- quỳ xuống bên một gốc cây
- lấy tay đào lên một cục bạc
Bài 6: Cho đoạn văn sau:
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.”
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
a.Xác định cụm động từ trong đoạn văn trên?
b.Điền các cụm động từ đã tìm được vào mô hình cụm động từ?
Gợi ý:
a.Xác định cụm động từ trong đoạn văn: ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực, chóng lớn lắm, đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, cứ cứng dần và nhọn hoắt, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, vừa lia qua, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã,...
b.Sau khi tìm được các cụm động từ, điền chúng vào mô hình như sau:
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau |
Đã Cứ Vừa Đã |
ăn uống trở thành làm việc chóng lớn cứng dần và nhọn hoắt đạp lia nghe |
điều độ một chàng dế thanh niên cường tráng có chừng mực lắm phanh phách vào các ngọn cỏ qua tiếng phành phạch giòn giã |
Bài 7: Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới. Cho biết những động từ ấy thuộc những loại nào.
Gợi ý:
Động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới:
- Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo.
- Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi.
- Động từ chỉ tình thái: đem, hay
Bài 8: Đọc truyện vui Thói quen dùng từ trong SGK- tr.147 và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
Gợi ý:
- Trong truyện, người kể đã tạo ra sự đối lập về nghĩa giữa hai động từ đưa và cầm.
- Động từ “đưa” và “cầm” đều chỉ hành động nhưng đối lập về nghĩa:
+ Đưa: trao cái gì đó cho người khác
+ Cầm: nhận, giữ cái gì đó của người khác
- Tính tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ thông qua sự phản ứng của anh ta khi nghe 2 từ “đưa” và “cầm”.
Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Để miêu tả nhân vật trong truyện kể cần phải chú ý những yếu tố nào?
Ngôn ngữ của nhân vật trong truyện kể là gì?
Thế giới nội tâm của nhân vật là gì?
Danh từ là gì? Thế nào là cụm danh từ?
Thành phần chính của câu là gì?
Thành phần chính của câu gồm những bộ phận nào?
Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
Giới thiệu ngắn gọn một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật trẻ em gây ấn tượng
Chia sẻ một vài cảm nhận của em về nhân vật đó
“Cô bé bán diêm” thuộc thể loại nào?
Tác giả của văn bản “Cô bé bán diêm” là ai?
Nêu khái quát về tác giả An-đéc-xen
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Cô bé bán diêm” là gì?
Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm như thế nào?
Nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm. Những chi tiết đó giúp em
Những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm thể hiện những ước mong nào của cô bé
Nêu cảm nhận của em về thái độ của người kể chuyện đối với cô bé bán diêm
Đọc lại một số câu văn miêu tả cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh
Trong truyện, tác giả đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh tương phản như cảnh đoàn tụ
Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu: nhân vật chính được hưởng cuộc sống bình yên
Nội dung, nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm ?
Tóm tắt ngắn gọn truyện Cô bé bán diêm
Viết đoạn văn với nhan đề: Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm
Tìm cụm danh từ trong những câu sau: Nhưng trời rét quá, khách qua đường
Tìm một cụm danh từ trong truyện Cô bé bán diêm. Từ danh từ trung tâm trong cụm từ đó
So sánh những câu sau đây và rút ra nhận xét về tác dụng của việc dùng cụm danh từ
Các câu sau có chủ ngữ là một danh từ. Hãy mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ
Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình
Kể về một sự giúp đỡ, chia sẻ mà em đã từng dành cho ai đó
Đọc nhan đề “Gió lạnh đầu mùa”, em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện gì?
“Gió lạnh đầu mùa” thuộc thể loại gì?
Tác giả của văn bản “Gió lạnh đầu mùa” là ai?
Nêu khái quát về tác giả Thạch Lam
“Gió lạnh đầu mùa” được kể theo ngôi thứ mấy?
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” là?
Nêu bố cục văn bản Gió lạnh đầu mùa
Liệt kê một số chi tiết, hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ
Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú già trò chuyện
Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy như thế nào?
Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt
Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong đoạn kết của truyện
Đọc lại một số đoạn văn tác giả miêu tả những đổi thay của đất trời khi mùa đông đến
Hãy chỉ ra một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm
Nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” là gì?
Tóm tắt truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa
Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa
Thế nào là cụm động từ? Nêu ví dụ
Thế nào là cụm tính từ? Nêu ví dụ
Tìm một cụm động từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Từ động từ trung tâm của cụm từ đó
Tìm cụm động từ trong những câu sau. Xác định động từ trung tâm và những ý nghĩa
Trong truyện Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam thường sử dụng kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ
Tìm một cụm tính từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Từ tính từ trung tâm của cụm từ đó
Tìm cụm tính từ trong những câu sau. Xác định tính từ trung tâm và những ý nghĩa
Các câu sau có vị ngữ là một tính từ. Hãy mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ
“Con chào mào” trích từ tập thơ nào?
“Con chào mào” được viết theo thể thơ nào?
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Con chào mào” là gì?
Tác giả của văn bản “Con chào mào” là ai? Nêu khái quát về tác giả ấy?
Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ Con chào mào
Nội dung chính của bài thơ “Con chào mào” là gì?
Em có thể hình dung, tưởng tượng những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?
Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ
Vì sao lúc đầu, nhân vật “tôi” “sợ chim bay đi” nhưng kết thúc bài thơ lại khẳng định
Dòng thơ nào được lặp lại trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật “tôi” vẫn có thể “nghe rất rõ” tiếng chim hót
Trong cuộc sống, em đã từng trải qua một kỷ niệm buồn vui hay chưa?
Theo em, việc mình chia sẻ những trải nghiệm buồn vui của bản thân
Khi chia sẻ những trải nghiệm buồn vui của bản thân, chúng ta phải sử dụng ngôi thứ mấy
Yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm là gì?
Lập dàn ý cho bài văn kể lại một trải nghiệm
Viết một đoạn văn ngắn kể lại một trải nghiệm mà em nhớ nhất
Em có suy nghĩ gì khi muốn chia sẻ một trải nghiệm buồn vui của mình với những người
Khi nghe xong những chia sẻ về trải nghiệm buồn/ vui của các bạn, em có suy nghĩ gì?
Mục đích nói và người nghe của bài nói: Kể lại một trải nghiệm của em là gì?
Lập dàn ý chi tiết cho bài nói kể lại một trải nghiệm của em
Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin ngắn gọn về hai văn bản
Chọn một truyện kể em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau
Văn bản “Lắc-ki thực sự may mắn” thuộc thể loại nào?
Tác giả của văn bản “Lắc-ki thực sự may mắn” là ai? Nêu khái quát về tác giả đó
Nêu xuất xứ của văn bản Lắc ki thực sự may mắn
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Lắc-ki thực sự may mắn” là gì?
Nêu bố cục của văn bản Lắc-ki thực sự may mắn
Văn bản “Lắc-ki thực sự may mắn” được kể theo ngôi thứ mấy?
Nội dung, nghệ thuật của văn bản Lắc-ki thực sự may mắn
Trong văn bản “Lắc ki thực sự may mắn” có những nhân vật nào?
Thời điểm diễn ra cuộc nói chuyện của Lắc-ki với con đười ươi Mét-thiu là khi nào?
Liệt kê những hành động và lời nói thể hiện rõ tính cách của 2 nhân vật
Em hãy miêu tả diễn biến cuộc nói chuyện của Lắc-ki với những con mèo