Với lời giải SBT Toán 11 trang 17 Tập 2 chi tiết trong Bài 2: Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Toán 11 Bài 2: Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất
A: “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 2”;
B: “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 5”;
C: “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 2 hoặc chia hết cho 5”;
D: “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5”.
a) Biến cố C là biến cố hợp của:
A. Biến cố B và biến cố D;
B. Biến cố A và biến cố D;
C. Biến cố A và biến cố B;
D. Biến cố A và biến cố D hoặc biến cố B và biến cố D.
b) Biến cố D là biến cố giao của:
A. Biến cố B và biến cố C;
B. Biến cố A và biến cố B;
C. Biến cố A và biến cố C;
D. Biến cố A và biến cố C hoặc biến cố B và biến cố C.
Lời giải:
a) Đáp án đúng là: C
Biến cố hợp của hai biến cố A và B là “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 2 hoặc chia hết cho 5”, hay biến cố C là biến cố hợp của biến cố A và biến cố B.
b) Đáp án đúng là: B
Biến cố giao của hai biến cố A và B là “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5”, hay biến cố D là biến cố giao của biến cố A và biến cố B.
a) Xét các biến cố sau:
A: “ Hai học sinh được chọn đều là học sinh nam”;
B: “ Hai học sinh được chọn đều là học sinh nữ”;
C: “ Hai học sinh được chọn có cùng giới tính”.
Trong ba biến cố A, B, C, biến cố nào là biến cố hợp của hai biến cố còn lại?
b) Xét các biến cố sau:
D: “Hai học sinh được chọn gồm một bạn nam và một bạn nữ”;
E: “Trong hai học sinh được chọn, có ít nhất một học sinh nữ”;
G: “Trong hai học sinh được chọn, có ít nhất một học sinh nam”.
Trong ba biến cố D, E, G biến cố nào là biến cố giao của hai biến cố còn lại?
Lời giải:
a) Biến cố hợp của hai biến cố A và B là “Hai học sinh được chọn có cùng giới tính”, hay biến cố C là biến cố hợp của biến cố A và biến cố B.
b) Biến cố giao của hai biến cố E và G là “Hai học sinh được chọn gồm một bạn nam và một bạn nữ”, hay biến cố D là biến cố giao của biến cố E và biến cố G.
M: “Trong 5 người được chọn, số nam lớn hơn 3”;
N: “Trong 5 người được chọn, số nữ nhỏ hơn 3”;
P: “Trong 5 người được chọn, số nam không vượt quá 3”.
Trong ba biến cố M, N, P, hai biến cố nào là xung khắc?
Lời giải:
Ta thấy, nếu biến cố M: “Trong 5 người được chọn, số nam lớn hơn 3” xảy ra thì biến cố P: “Trong 5 người được chọn, số nam không vượt quá 3” không xảy ra và ngược lại, nếu biến cố P xảy ra thì biến cố M không xảy ra.
Hay M ∩ P = ∅ nên biến cố M và biến cố P là xung khắc.
Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10 trang 18 SBT Toán 11 Tập 2: Tung một đồng xu cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp....
Bài 13 trang 18 SBT Toán 11 Tập 2: Gieo một xúc xắc cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp......
Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm
Bài 2: Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất