Giải SBT Hóa học 11 trang 62 Cánh diều

210

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 62 chi tiết trong Bài 19: Carboxylic acid Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 19: Carboxylic acid

Bài 19.10 trang 62 SBT Hóa học 11: Yếu tố nào sau đây không làm tăng hiệu suất phản ứng ester hoá giữa acetic acid và ethanol?

A. Dùng dung dịch H2SO4 đặc làm xúc tác.

B. Chưng cất ester tạo ra.

C. Tăng nồng độ acetic acid hoặc alcohol.

D. Lấy số mol alcohol và acid bằng nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Số mol của các chất tham gia không ảnh hưởng đến hiệu suất của phản ứng.

Bài 19.11 trang 62 SBT Hóa học 11: Formic acid (HCOOH) có trong nọc kiến, nọc ong, sâu róm. Nếu không may bị ong đốt thì nên bôi vào vết ong đốt loại chất nào sau đây là tốt nhất?

A. Kem đánh răng.          B. Xà phòng                    C. Vôi.                   D. Giấm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Vôi giúp trung hòa acid từ trong nọc ong.

Bài 19.12 trang 62 SBT Hóa học 11: Có ba ống nghiệm chứa các dung dịch trong suốt: ống (1) chứa ethyl alcohol, ống (2) chứa acetic acid và ống (3) chứa acetaldehyde. Nếu cho Cu(OH)2/OH lần lượt vào các dung dịch trên và đun nóng thì:

A. Cả ba ống đều có phản ứng.

B. Ống (1) và ống (3) có phản ứng, còn ống (2) thì không,

C. Ống (2) và ống (3) có phản ứng, còn ống (1) thì không.

D. Ống (1) có phản ứng, còn ống (2) và ống (3) thì không.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Alcohol đơn chức không có phản ứng với Cu(OH)2.

Bài 19.13 trang 62 SBT Hóa học 11: Cho một dung dịch chứa 5,76 gam một carboxylic acid X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối carboxylate. Công thức cấu tạo của X 

A. CH2=CHCOOH.                             B. CH3COOH.

C. HC≡CCOOH.                                  D. CH3CH2COOH.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Gọi công thức của X là RCOOH.

2RCOOH + CaCO3 ⟶ (RCOO)2Ca + CO2↑ + H2O

nX = (7,28 − 5,76) : 19 = 0,08 (mol) ⟹ MX = 5,76 : 0,08 = 72 (g mol−1).

Vậy X có công thức là: CH2=CHCOOH.

Bài 19.14 trang 62 SBT Hóa học 11: Để trung hoà 40 mL giấm ăn cần 25 mL dung dịch NaOH 1 M. Biết khối lượng riêng của giấm xấp xỉ là 1 g mL−1. Mẫu giấm ăn này có nồng độ là

A. 3,5%.                B. 3,75%.                        C. 4%.                             D. 5%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Số mol của giấm ăn là: 0,025.1 = 0,025 (mol)

Khối lượng của dung dịch là: 40.1 = 40 (g)

Vậy nồng độ của mẫu giấm ăn là: 0,025.6040.100% = 3,75%

Bài 19.15 trang 62, 63 SBT Hóa học 11: Acetic acid được sử dụng rộng rãi để điều chế polymer, tổng hợp hương liệu,… Acetic acid được tổng hợp từ nguồn khí than đá (giá thành rẻ) theo các phản ứng sau:

CO + 2H2 to, xt CH3OH                (1)

CH3OH + CO to, xt CH3COOH     (2)

Giả sử hiệu suất của các phản ứng (1) và (2) đều đạt 90%. Để sản xuất 1 000 lít acetic acid (D = 1,05 g mL–1), cần thể tích khí CO và H2 (ở điều kiện chuẩn) lần lượt là

A. 964,06 m3 và 1 928,12 m3.              B. 535,6 m3 và 1 071,17 m3.

C. 964,06 m3 và 964,06 m3.                 D. 1 017,6 m3 và 1 071,2 m3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khối lượng acetic acid cần sản xuất là: 1000.103.1,05 = 1,05.106 (g)

Số mol acetic acid cần sản xuất là: 1,05.10660 = 17,5.103 (mol)

Số mol CO ở phản ứng (2) đã sử dụng là: 17,5.103 : 90% = 19,44.103 (mol)

Số mol CO ở phản ứng (1) đã sử dụng là: 19,44.103 : 90% = 21,6.103 (mol)

⟹ Số mol H2 ở phản ứng (1) đã sử dụng là 21,6.103.2 = 43,2.103 (mol)

Vậy thể tích CO cần dùng là 1017,6 m3 và thể tích H2 cần dùng là 1 071,2 m3.

Đánh giá

0

0 đánh giá