Giải SBT Hóa học 11 trang 12 Cánh diều

59

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 12 chi tiết trong Bài 3: pH của dung dịch. Chuẩn độ acid – base Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 3: pH của dung dịch. Chuẩn độ acid – base

Bài 3.11 trang 12 SBT Hóa học 11Cho ba dung dịch có cùng nồng độ: hydrochloric acid (HCl), ethanoic acid (acetic acid, CH3COOH) và sodium hydroxide (NaOH). Khi chuẩn độ riêng một thể tích như nhau của dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH bằng dung dịch NaOH, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trước khi chuẩn độ, pH của hai acid bằng nhau.

B. Tại các điểm tương đương, dung dịch của cả hai phép chuẩn độ đều có giá trị pH bằng 7.

C. Cần cùng một thể tích sodium hydroxide để đạt đến điểm tương đương.

D. Giá trị pH của hai acid tăng như nhau cho đến khi đạt điểm tương đương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Cả hydrochloric acid và ethanoic acid (acetic acid) đều là acid đơn chức nên khi các thể tích và nồng độ bằng nhau của các acid này được chuẩn độ bằng sodium hydroxide thì cần cùng một thể tích base để đạt đến điểm tương đương.

Bài 3.12 trang 12 SBT Hóa học 11: a) Cốc A chứa 50 mL dung dịch KOH 0,10 M được chuẩn độ với dung dịch HNO3 0,10 M. Sau khi thêm 52 mL dung dịch HNO3 vào, pH của dung dịch trong cốc A là

A. 2,80.                B. 2,71.                C. 2,40.                D. 3,00.

b) Chuẩn độ 100,0 mL dung dịch NaOH 0,1 M bằng dung dịch HCl 1,0 M. Thể tích dung dịch HCl cần thêm để dung dịch thu được có pH = 12 là

A. 8,91 mL.          B. 8,52 mL.           C. 9,01 mL.           D. 8,72 mL.

Lời giải:

a) Đáp án đúng là: B

Số mol OH trong 50 mL KOH là: 0,10.0,050 = 5.10-3 (mol).

Số mol H+ trong 52 mL HNO3 là: 0,10.0,052 = 5,2.10-3 (mol).

Nồng độ H+ trong cốc A là:

[H+] = 5,2.1035.1030,05+0,052=1,96.10-3 (M); pH = -lg(1,96.10-3) = 2,71.

b) Đáp án đúng là: A

Số mol OH trong 100 mL NaOH là: 0,10.0,1 = 0,01 (mol).

Ta có pH = 12  [H+] = 10-12 M  [OH] = 10-2 M.

Gọi số mol H+ trong dung dịch HCl 1,0 M là x (x > 0)

Nồng độ OH sau khi chuẩn độ là:

[OH] = 0,01x1.x+0,1=0,01 x = 8,91.10-3 (mol)

Vậy thể tích dung dịch HCl cần thêm vào dung dịch là 8,91 mL.

Bài 3.13 trang 12 SBT Hóa học 11Một mẫu dung dịch H2SO4 (gọi là mẫu A) được phân tích bằng cách thêm 50,0 mL dung dịch NaOH 0,213 M vào 100 mL dung dịch mẫu A rồi lắc đều. Sau khi phản ứng xảy ra, người ta thấy trong hỗn hợp dung dịch còn dư ion OH. Phần ion dư này cần 13,21 mL HCl 0,103 M để trung hoà. Tính nồng độ mol L–1 của mẫu A.

Lời giải:

Phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra như sau:

2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O

HCl + NaOH  NaCl + H2O

Số mol NaOH thêm vào 100 mL dung dịch H2SO4 là: 0,05.0,213 = 1,065.10-2 (mol). Số mol NaOH được trung hoà bởi HCl là: 0,01321.0,103 = 1,361.10-3 (mol).

Số mol NaOH được trung hoà bởi 100 mL dung dịch H2SO4 là:

1,065.10-2 – 1,361.10-3 = 9,289.10-3 (mol).

Vậy nồng độ H2SO4 trong mẫu phân tích là:

Một mẫu dung dịch H2SO4 gọi là mẫu A được phân tích bằng cách

Bài 3.14 trang 12 SBT Hóa học 11: a) Lan thực hiện phép chuẩn độ 50,00 mL dung dịch acid nồng độ 0,10 M bằng dung dịch NaOH cùng nồng độ (0,10 M), Lan rất ngạc nhiên khi thấy phải cần 100 mL dung dịch NaOH để đạt tới điểm tương đương. Em hãy giải thích thắc mắc cho Lan.

b) Trong một thí nghiệm khác, Lan thực hiện chuẩn độ 10,00 mL HCl 0,020 M. Một lần nữa, Lan rất ngạc nhiên khi chỉ cần 5,00 mL một base mạnh cùng nồng độ 0,020 M để phản ứng hoàn toàn với 10,00 mL HCl đó. Em hãy giải thích cho Lan vì sao không cần một lượng tương đương là 10,00 mL base mà chỉ cần 5,00 mL?

Lời giải:

a) Acid đó là acid hai lần acid.

b) Base có khả năng nhận 2 proton (chứa hai nhóm –OH). Ví dụ Ca(OH)2, Ba(OH)2.

Đánh giá

0

0 đánh giá