Giải SBT Hóa học 11 trang 11 Cánh diều

120

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 11 chi tiết trong Bài 3: pH của dung dịch. Chuẩn độ acid – base Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 3: pH của dung dịch. Chuẩn độ acid – base

Bài 3.4 trang 11 SBT Hóa học 11Một dung dịch có pH = 11,7. Nồng độ ion hydrogen (H+) của dung dịch là

A. 2,3 M.              B. 11,7 M.

C. 5,0.10-3 M.       D. 2,0.10-12 M.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ta tính được nồng độ H+ theo công thức [H+] = 10–pH.

Bài 3.5 trang 11 SBT Hóa học 11Giá trị pH của một dung dịch tăng từ 3 lên 5. Những nhận định nào sau đây là sai?

(a) Nồng độ ion H+ của dung dịch giảm 20 lần.

(b) Nồng độ ion OH của dung dịch khi pH = 5 là 10-9 M.

(c) Nồng độ ion H+ của dung dịch khi pH = 3 là 10-3 M.

(d) Dung dịch ban đầu là một acid có nồng độ 0,001 M.

(e) Dung dịch ban đầu là một base có nồng độ 0,001 M.

Lời giải:

Đáp án đúng là: (a), (e).

Phát biểu (a) sai vì nồng độ ion H+ của dung dịch giảm 100 lần.

Phát biểu (e) sai vì dung dịch ban đầu là một acid có nồng độ 0,001 M.

Bài 3.6 trang 11 SBT Hóa học 11Calcium hydroxide rắn được hoà tan trong nước cho tới khi pH của dung dịch đạt 10,94. Nồng độ của ion hydroxide (OH) trong dung dịch là

A. 1,1.10-11 M.                                  B. 3,06 M.

C. 8,7.10-4 M.                                    D. 1,0.10-14 M.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ta tính được nồng độ OH theo công thức [OH] = 10–pOH (pH + pOH = 14).

Bài 3.7 trang 11 SBT Hóa học 11: Bảng dưới đây là kết quả đo pH của các dung dịch bằng máy đo pH. Xác định tính acid, base hay trung tính và màu của giấy chỉ thị pH khi dùng để thử vào hai cột còn trống trong bảng dưới đây.

Bảng dưới đây là kết quả đo pH của các dung dịch bằng máy đo pH

Lời giải:

Bảng dưới đây là kết quả đo pH của các dung dịch bằng máy đo pH

Bài 3.8 trang 11 SBT Hóa học 11Một dung dịch X thu được bằng cách thêm 50,0 mL dung dịch HBr 0,050 M vào 150,0 mL dung dịch HI 0,100 M. Tính nồng độ H+ và pH của dung dịch X. Biết HBr và HI đều được coi là acid mạnh.

Lời giải:

Số mol H+ trong 50 mL HBr là: 0,05.0,050 = 2,5.10-3 (mol).

Số mol H+ trong 150 mL HI là: 0,15.0,100 = 1,5.10-2 (mol).

Nồng độ H+ của dung địch X là:

[H+] = 2,5.103+1,5.1020,05+0,15  = 0,0875 (M);

pH = –lg(0,0875) = 1,06.

Bài 3.9 trang 11 SBT Hóa học 11Xác định pH của dung dịch thu được sau khi thêm 25,0 mL dung dịch NaOH 0,1 M vào 50,0 mL dung dịch HCl 0,1 M.

Lời giải:

Số mol NaOH thêm vào là 2,5.10-3 mol; số mol HCl ban đầu là 5.10-3 mol.

Dựa vào phương trình: H+ + OH  H2O, tính được số mol H+ trong dung dịch thu được sau khi thêm NaOH là 2,5.10-3 mol.

Vậy pH = -lg255.1030,025+0,05  = 1,48.

Bài 3.10 trang 11 SBT Hóa học 11Ở 25oC, pH của một dung dịch Ba(OH)2 là 10,66. Nồng độ ion hydroxide (OH–) trong dung dịch là bao nhiêu? Để thu được 125 mL dung dịch Ba(OH)2 trên thì khối lượng Ba(OH)2 cần phải hoà tan là bao nhiêu (bỏ qua sự thay đổi thể tích nếu có)?

Lời giải:

Nồng độ OH là:  10141010,66 =4,57.10-4 (M).

Nồng độ của Ba(OH)2 tương ứng là: 2,285.10-4 (M).

Để thu được 125 mL dung dịch Ba(OH)2 thì khối lượng Ba(OH)2 cần hoà tan là:

2,285.10-4.125.10-3.171 = 4,884.10-3 (g).

Đánh giá

0

0 đánh giá