Giải SBT Hóa học 11 trang 10 Cánh diều

270

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 10 chi tiết trong Bài 3: pH của dung dịch. Chuẩn độ acid – base Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 3: pH của dung dịch. Chuẩn độ acid – base

Bài 3.1 trang 10 SBT Hóa học 11: Điền thông tin thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây

Ở 25oC, [H+][OH] = …(1)… luôn đúng đối với các dung dịch nước. Khi [H+] …(2)… 1,0.10–7 M thì dung dịch có tính acid; khi [H+] nhỏ hơn …(3)… thì dung dịch có tính base; khi [H+] = 1,0.10–7 M, dung dịch …(4)… Dung dịch acid có …(5)… nhỏ hơn 1,0.10–7 M, dung dịch base có [OH] lớn hơn …(6)… và dung dịch trung tính có [OH] = …(7)….

Lời giải:

(1) 1,0.10-14; (2) lớn hơn; (3) 1,0.10-7 M; (4) trung tính;

(5) [OH] ; (6) 1,0.10-7 M; (7) 1,0.10-7 M.

Bài 3.2 trang 10 SBT Hóa học 11: Những phát biểu nào dưới đây là đúng?

(a) Để so sánh mức độ acid giữa các dung dịch có thể dựa vào nồng độ: dung dịch acid nào có nồng độ lớn hơn sẽ có tính acid mạnh hơn.

(b) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch nào có tính acid mạnh hơn sẽ có nồng độ ion H+ lớn hơn và pH lớn hơn.

(c) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch nào có nồng độ ion OH lớn hơn và pH nhỏ hơn sẽ có tính base lớn hơn.

(d) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch nào có tính acid mạnh hơn sẽ có nồng độ ion H+ lớn hơn và pH nhỏ hơn.

(e) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch có nồng độ ion H+ nhỏ và pH cao sẽ có tính acid yếu hơn.

(g) Trong một dãy các dung dịch có cùng nồng độ được sắp xếp theo tính acid tăng dần thì nồng độ ion OH sẽ giảm dần và Ka tăng dần.

Lời giải:

Đáp án đúng là: (d), (e), (g).

Phát biểu (a) sai vì căn cứ so sánh là [H+] hoặc pH.

Phát biểu (b) sai vì pH càng nhỏ tính acid của dung dịch càng mạnh.

Phát biểu (c) sai vì pH càng lớn tính base của dung dịch càng mạnh.

Bài 3.3 trang 10 SBT Hóa học 11: Nối các đặc điểm ở cột A với chiều thay đổi tính acid, base tương ứng ở cột B cho phù hợp.

Cột A

Cột B

a) Nồng độ ion OH giảm dần

1. Tính acid tăng dần

b) pH tăng dần

2. Tính base tăng dần

c) Nồng độ ion H+ tăng dần

 

d) Nồng độ ion H+ giảm dần

 

e) pH giảm dần

 

g) Nồng độ ion OH tăng dần

 

Đề xuất cách có thể thực hiện để làm tăng tính acid hoặc làm tăng tính base của dung dịch từ dung dịch trung tính. Bằng cách nào để có thể biết được tính acid hoặc tính base tăng lên?

Lời giải:

Đáp án đúng là: a, c, e – 1; b, d, g – 2.

Sử dụng acid mạnh thêm vào dung dịch trung tính đê làm tăng tính acid. Dùng giấy chỉ thị acid – base để thử thấy màu giấy vàng đậm dần rồi sang đỏ nếu môi trường acid rất mạnh.

Sử dụng base mạnh thêm vào dung dịch trung tính để làm tăng tính base. Dùng giấy chỉ thị acid – base để thử thấy màu giấy chỉ thị acid – base xanh đậm dần rồi chuyển tím nếu môi trường base rất mạnh.

Đánh giá

0

0 đánh giá