Giải SBT Hóa học 11 trang 20 Chân trời sáng tạo

69

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 20 chi tiết trong Bài 4: Ammonia và một số hợp chất ammonium sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 4: Ammonia và một số hợp chất ammonium

Bài 4.11 trang 20 SBT Hóa học 11: Khi phun NH3 vào không khí bị nhiễm Cl2 thấy xuất hiện “khói trắng”. Giải thích và viết phương trình hoá học minh hoạ.

Lời giải:

NHlà một chất khử mạnh, do đó ban đầu Cl2 bị khử bởi NH3:2NH3+3Cl2N2+6HCl

Sau đó NH3 tiếp tục phản ứng với các phân tử HCl mới sinh ra từ phản ứng trên, tạo “khói trắng” NH4Cl:

NH3 + HCl → NH4Cl

Bài 4.12 trang 20 SBT Hóa học 11: Cho một ít chất chỉ thị phenolphtalein vào dung dịch NH3 loãng thu được dung dịch (A). Màu của dung dịch (A) thay đổi như thế nào khi

a) đun nóng dung dịch một hồi lâu.

b) thêm dung dịch HCl với số mol HCl bằng số mol NH3 có trong dung dịch (A).

c) thêm vài giọt dung dịch Na2CO3.

d) thêm từ từ dung dịch AlCl3 tới dư.

Lời giải:

Cho một ít chất chỉ thị phenolphtalein vào dung dịch NH3 loãng thu được dung dịch (A) có màu hồng.

Cân bằng hóa học tồn tại trong dung dịch ammonia:

a) Khi đun nóng, khí NH3 bay lên, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, làm lượng OH- giảm (tính base giảm). Do đó, màu hồng của dung dịch (A) nhạt dần.

b) Khi thêm dung dịch HCl với số mol HCl bằng số mol NH3, muối NH4Cl được sinh ra từ phản ứng:

NH3 + HCl → NH4Cl

Vì muối NH4Cl bị thủy phân, tạo môi trường acid, dung dịch (A) dần mất màu hồng.

c) Thủy phân muối Na2CO3 cho môi trường base:

Do đó, dung dịch (A) có màu hồng đậm hơn.

d) Khi thêm AlCl3 tới dư, xảy ra phản ứng:AlCl3+3NH3+3H2OAl(OH)3+3NH4Cl

Sau đó, NH4Cl và AlCl3 dư đều bị thủy phân, tạo môi trường acid:

Do đó, màu hồng của dung dịch (A) nhạt dần.

Bài 4.13 trang 20 SBT Hóa học 11: Xét phản ứng tổng hợp ammonia theo phương trình hoá học:

Giải SBT Hóa 11 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Ammonia và một số hợp chất ammonium (ảnh 2)

Ở nhiệt độ T, phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng.

a) Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào khi thêm H2? Khi thêm NH3?

b) Khi tăng thể tích của hệ thì cân bằng dịch chuyển như thế nào?

c) Giá trị của hằng số cân bằng thay đổi như thế nào trong trường hợp a) và trường hợp b)?

Lời giải:

a) Khi thêm H2, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm lượng khí H2, tức cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Khi thêm NH3, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm lượng khí NH3, tức cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

b) Khi tăng thể tích của hệ (giảm áp suất của hệ), cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất của hệ, tức là chiều làm tăng số mol khí của hệ (chiều nghịch).

c) Giá trị của hằng số cân bằng không thay đổi trong trường hợp a) và trường hợp b), vì KC của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ mà trong hai trường hợp trên, nhiệt độ không đổi.

Bài 4.14* trang 20 SBT Hóa học 11: Một lượng lớn ammonium ion trong nước rác thải sinh ra khi vứt bỏ vào ao hồ được vi khuẩn oxi hoá thành nitrate và quá trình đó làm giảm oxygen hòa tan trong nước gây ngạt cho sinh vật sống dưới nước. Người ta có thể xử lí nguồn gây ô nhiễm đó bằng nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2) và khí chlorine để chuyển ammonium ion thành ammonia rồi chuyển tiếp thành nitrogen không độc thải ra môi trường. Giải thích cách làm này bằng phương trình hoá học.

Lời giải:

Trong dung dịch nước vôi trong, xảy ra phương trình điện li sau:

Ca(OH)2Ca2++2OH

Ion ammonium phản ứng với base, sinh ra khí NH3

NH3 có tính khử mạnh, phản ứng với Cl2 tạo khí N2 không độc.

2NH3+3Cl2N2+6HCl

Đánh giá

0

0 đánh giá