Giải SBT Hóa học 11 trang 18 Chân trời sáng tạo

144

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 18 chi tiết trong Bài 4: Ammonia và một số hợp chất ammonium sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 4: Ammonia và một số hợp chất ammonium

Bài 4.1 trang 18 SBT Hóa học 11: Liên kết trong phân tử NH3 là

A. liên kết cộng hoá trị phân cực.

C. liên kết cộng hoá trị không phân cực.

B. liên kết ion.

D. liên kết hydrogen.

Lời giải:

Liên kết trong phân tử NH3 được hình thành bởi cặp electron dùng chung giữa nguyên tử N và các nguyên tử H. Do độ âm của N lớn hơn độ âm điện của H nên cặp electron dùng chung bị lệch về phía N.

=> Liên kết hoá học trong phân tử NH3 là liên kết cộng hóa trị phân cực.

→ Chọn A.

Bài 4.2 trang 18 SBT Hóa học 11: Trong dung dịch, ammonia thể hiện tính base yếu do

A. phân tử ammonia chứa liên kết cộng hoá trị phân cực và liên kết hydrogen.

B. phân tử ammonia chứa liên kết cộng hoá trị phân cực và liên kết ion.

C. phần lớn các phân tử ammonia kết hợp với nước tạo ra các ion NH4+ và OH-.

D. một phần nhỏ các phân tử NH3 kết hợp với ion H+ của nước tạo NH4+ và OH-.

Lời giải:

Khi tan trong nước, ammonia nhận thêm H+ từ nước, do đó ammonia có tính base.

→ Chọn D.

Bài 4.3 trang 18 SBT Hóa học 11: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng chất nào sau đây?

A. (NH4)3PO4.  

B. NH4HCO3.  

C. CaCO3.     

D. NaCl.

Lời giải:

NH4HCO3 thường được dùng làm bột nở trong sản xuất bánh bao:

Khi gặp nhiệt độ cao, NH4HCObị phân hủy thành NH3, CO2 và hơi H2O làm cho bánh nở to hơn và xốp.

NH4HCO3NH3+CO2+H2O

→ Chọn B.

Bài 4.4 trang 18 SBT Hóa học 11: Cho hỗn hợp khí (X) gồm N2, H2, NH3 có tỉ khối so với khí hydrogen là 8. Dẫn hỗn hợp khí (X) đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần % theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp (X) lần lượt là

A. 25% N2, 25% H2 và 50% NH3.

B. 25% N2, 50% H2 và 25% NH3.

C. 50% N2, 25% H2 và 25% NH3.

D. 20% N2, 30% H2 và 50% NH3.

Lời giải:

Giả sử tổng số mol của hỗn hợp X là 1 mol.

Ta có: NH3 phản ứng với H2SO4 đặc, do đó sau khi dẫn hỗn hợp khí (X) đi qua dung dịch H2SO4 đặc, còn lại khí N2, H2.

%VNH3=50%

nNH3=50%nX=0,5×1=0,5(mol)

Ta có:

nN2+nH2+nNH3=nX

nN2+nH2=nXnNH3=10,5=0,5(mol)(1)

Ta có:

MXMH2=8MX=8×MH2=8×2=16(amu)

Ta lại có:

mX=nX×MX

mN2+mH2+mNH3=nX×MX28nN2+2nH2+17×0,5=1×1628nN2+2nH2=7,5(2)

Giải hệ phương trình gồm (1) và (2):

nH2=nN2=0,25(mol)

%VH2=%VN2=0,251×100%=25%

→ Chọn A.

Bài 4.5 trang 18 SBT Hóa học 11: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

A. Ở điều kiện thường, NH3 là chất khí không màu.

B. Khí NH3 nặng hơn không khí.

C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.

D. Phân tử NH3 chứa các liên kết cộng hoá trị phân cực.

Lời giải:

Phát biểu B không đúng vì:

Khí ammonia nhẹ hơn không khí .

→ Chọn B.

Bài 4.6 trang 18 SBT Hóa học 11: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể phân biệt muối ammonium với một số muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch base. Hiện tượng nào xảy ra?

A. Thoát ra một chất khí màu lục nhạt, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.

B. Thoát ra một chất khí không màu, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.

C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.

D. Thoát ra một chất khí không màu, làm hồng giấy quỳ tím ẩm.

Lời giải:

Muối ammonium phản ứng với dung dịch base sinh ra khí ammonia (không màu) làm quỳ tím hóa xanh.

Ví dụ:NH4Cl+NaOHNaCl+NH3+H2O

→ Chọn B.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá