Giải SBT Toán 7 trang 64 Tập 1 Chân trời sáng tạo

2.1 K

Với lời giải SBT Toán 7 trang 64 Tập 1 chi tiết trong Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác và Bài tập cuối chương 3 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác và Bài tập cuối chương 3

Bài 7 trang 64 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Một khối bê tông hình lăng trụ đứng tam giác, bên trong khoét một cái lỗ có kích thước như Hình 12 (đơn vị dm).

Sách bài tập Toán 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tính thể tích của khối bê tông.

Lời giải

Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác là: V1 = 12.13.16.14=1456 (dm3).

Phần lỗ khoét có dạng hình hộp chữ nhật với các kích thước là 3 dm, 6 dm và 14 dm nên thể tích cái lỗ là: V2 = 3 . 6 . 14 = 252 (dm3).

Thể tích của khối bê tông là: V = V1 – V2 = 1 456 – 252 = 1 204 (dm3).

Bài 8 trang 64 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Một công trường xây dựng cần 30 khúc gỗ để làm khung cho một tòa nhà. Mỗi khúc gỗ có dạng hình hộp chữ nhật đáy là hình vuông cạnh 0,5 m, chiều dài 8 m. Hỏi phần không gian mà 30 khúc gỗ chiếm là bao nhiêu?

Sách bài tập Toán 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Thể tích của một khúc gỗ dạng hình hộp chữ nhật là: V1 = 0,5 . 0,5 . 8 = 2 (m3).

30 khúc gỗ có thể tích là: 2 . 30 = 60 (m3).

Vậy phần không gian mà 30 khúc gỗ chiếm có thể tích là 60 m3.

Bài 1 trang 64 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Điền vào chỗ chấm. Hình hộp chữ nhật (hình lập phương) có:

....... cạnh; ....... mặt; ....... đỉnh; .......... đường chéo; mỗi đỉnh có ....... góc.

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 3 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ta điền được như sau:

Hình hộp chữ nhật (hình lập phương) có:

12 cạnh; mặt; 8 đỉnh; 4 đường chéo; mỗi đỉnh có 3 góc.

Bài 2 trang 64 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH.

a) Hãy nêu các mặt chứa cạnh EF.

b) Cạnh GH bằng cách cạnh nào?

c) Vẽ đường chéo xuất phát từ đỉnh E, G.

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 3 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Quan sát hình hộp chứ nhật ABCD.EFGH, ta có:

a) Các mặt chứa cạnh EF là: mặt ABFE, mặt EFGH.

b) Các cạnh bằng cạnh GH là: EF, CD, AB (ta có thể viết GH = EF = CD = AB).

c) Đường chéo xuất phát từ đỉnh E là EC, đường chéo xuất phát từ đỉnh G là GA.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 3 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài 3 trang 64 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Bạn Nam dự định dùng thanh sắt cắt ra để làm một cái khung hình lập phương cạnh 30 cm. Hỏi thanh sắt dài 3,5 m có đủ để làm cái khung không?

Lời giải

Hình lập phương có 12 cạnh bằng nhau, mỗi cạnh 30 cm.

Do đó độ dài tất cả các cạnh là: 12 . 30 = 360 (cm).

Đổi 360 cm = 3,6 m.

Mà 3,5 m < 3,6 m.

Vậy thanh sắt không đủ dài để làm khung.

Bài 4 trang 64 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Người ta cần làm một chiếc hộp hình hộp chữ nhật có kích thước 2 cm, 3 cm và 5 cm.

a) Hãy chỉ ra hai cách cắt tấm bìa để gấp thành hình hộp trên.

b) Hãy tính diện tích của tấm bìa sau khi cắt trong mỗi trường hợp.

Lời giải

a)

Cách 1: Trên tấm bìa, vẽ 2 hình chữ nhật với các kích thước như hình dưới, rồi gấp theo các đường nét đứt ta được hình hộp chữ nhật thỏa mãn.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 3 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Cách 2: Trên tấm bìa, vẽ 2 hình chữ nhật với các kích thước như hình dưới, rồi gấp theo các đường nét đứt ta được hình hộp chữ nhật thảo mãn.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 3 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b) Diện tích các tấm bìa sau khi cắt ở 2 cách trên đều bằng diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật nên diện tích tấm bìa sau khi cắt ở Cách 1 bằng diện tích tấm bìa sau khi cắt ở Cách 2 và là: S = 2 . (2 . 3 + 2 . 5 + 3 . 5) = 62 (cm2).

Bài 5 trang 64 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Từ một tấm bìa hình chữ nhật, hãy chỉ ra hai cách cắt và gấp để tạo thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều cạnh 3 cm và chiều cao 2 cm.

Lời giải

Cách 1: Trên tấm bìa, ta vẽ hai hình tam giác đều cạnh 3 cm và 3 hình chữ nhật bằng nhau với các kích thước như trên hình vẽ rồi gấp theo các đường nét đứt ta được hình lăng trụ đứng thỏa mãn yêu cầu.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 3 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Cách 2: Trên tấm bìa, ta vẽ hai hình tam giác đều cạnh 3 cm và 3 hình chữ nhật bằng nhau với các kích thước như trên hình vẽ rồi gấp theo các đường nét đứt ta được hình lăng trụ đứng thỏa mãn yêu cầu.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 3 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài 6 trang 64 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Trong bốn tấm bìa dưới đây, tấm nào không thể gấp thành hình lăng trụ đứng tam giác?

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 3 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

- Theo Bài 5, ta thấy tấm bìa ở Hình 1a) và Hình 1d) có thể gấp được thành hình lăng trụ đứng tam giác.

- Ta gấp tấm bìa Hình 1b) theo các đường nét đứt như hình dưới đây, ta được hình lăng trụ đứng tam giác.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 3 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Ở tấm bìa Hình 1c), hai phần tam giác ở cùng phía, do đó ta không thể gấp để tạo thành 2 đáy của lăng trụ đứng tam giác (do hai đáy của hình lăng trụ đứng tam giác phải song song với nhau).

Vậy tấm bìa Hình 1c) không thể gấp được thành hình lăng trụ đứng tam giác.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải SBT Toán 7 trang 63 Tập 1

Giải SBT Toán 7 trang 65 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá