Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 2 (Cánh diều): Tri thức lịch sử và cuộc sống

6.9 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Câu 1 trang 7 SBT Lịch sử 10Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm được gọi là

A. tri thức lịch sử.

C. hiện thực lịch sử.

C. tiến trình lịch sử.

D. phương pháp lịch sử.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 7 SBT Lịch sử 10: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống?

A. Nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng.

B. Đúc kết và vận dụng thành công bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.

C. Đúc kết bài học kinh nghiệm, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

D. Từ đúc kết bài học kinh nghiệm của quá khứ sẽ dự báo chính xác tương lai.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 trang 7 SBT Lịch sử 10: Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử

A. liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.

B. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên.

C. rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.

D. giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 4 trang 7 SBT Lịch sử 10Thu thập sử liệu được hiểu là

A. quá trình tập hợp, tìm kiếm tài liệu tham khảo về đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.

B. quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.

C. một khẩu của quá trình thẩm định sử liệu.

D. công đoạn cuối cùng của nghiên cứu lịch sử.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 5 trang 7 SBT Lịch sử 10: Phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được là quá trình của việc

A. phân loại các nguồn sử liệu.

B. lập thư mục các nguồn sử liệu.

C. sưu tầm đọc và ghi chép thông tin sử liệu.

D. xử lý thông tin và sử liệu.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 6 trang 7 SBT Lịch sử 10: Để làm giàu tri thức lịch sử, việc thu thập, xử lí thông tin và sử liệu cần tiến hành theo quy trình nào sau đây?

A. Lập thư mục => sưu tầm sử liệu => chọn lọc, phân loại sử liệu => Xác minh, đánh giá sử liệu.

B. Xác minh, đánh giá sử liệu => lập thư mục => chọn lọc, phân loại sử liệu => sưu tầm sử liệu.

C. Chọn lọc, phân loại sử liệu => sưu tầm sử liệu => xác minh, đánh giá sử liệu => lập thư mục.

D. Sưu tầm sử liệu => chọn lọc, phân loại sử liệu => xác minh, đánh giá sử liệu => lập thư mục.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 7 trang 8 SBT Lịch sử 10: Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là

A. sử dụng tri thức lịch sử để điều chỉnh hiện tại, định hướng tương lai.

B. sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.

C. tái hiện lịch sử trong cuộc sống hiện tại thông qua các hình thức như triển lãm, bảo tàng,...

D. áp dụng tri thức, kinh nghiệm lịch sử để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 8 trang 8 SBT Lịch sử 10: Nối nhân vật ở cột A với câu nói viết ở cột B sao cho đúng.

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Ghép nối:

1 - B

2 - D

3 - E

4 - C

5 - A

 

Câu 9 trang 8 SBT Lịch sử 10Chọn từ cho sẵn dưới đây đặt vào chỗ chấm (...) trong đoạn thông tin sau, thể hiện ý nghĩa của tri thức lịch sử: A. bản sắc, B. lịch sử, C. cá nhân, D. cội nguồn, E. cộng đồng, G. văn hoá, …

Tri thức lịch sử cũng có ý nghĩa quan trọng, giúp con người nhận thức sâu sắc về ……..(1), về ………...(2) của ………..(3) và …………..(4) trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chính minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị ……...(5), ……….(6) cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

Trả lời:

Tri thức lịch sử cũng có ý nghĩa quan trọng, giúp con người nhận thức sâu sắc về (1) cội nguồn về (2) bản sắc của (3) cá nhân và (4) cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chính minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị (5) lịch sử(6) văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

Câu 10 trang 9 SBT Lịch sử 10: Đọc đoạn tư liệu sau:

“Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết và giờ như một thì trước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”

(Nên học sử ta, Hồ Chí Minh)

Từ những thông tin trong đoạn tư liệu trên, kết hợp với kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân về lịch sử Việt Nam, hãy viết một đoạn văn thi chứng minh tính đúng đắn của luận điểm đó.

Trả lời:

- Nhận định: “Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết và giờ như một thì trước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúng đắn:

+ Trong lịch sử Việt Nam, tình trạng không đoàn kết là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (đầu thế kỉ XV) và trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp (cuối thế kỉ XIX).

+ Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (thế kỉ XI), quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) và công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước (thế kỉ XX) đều gắn với tinh thần đoàn kết dân tộc.

Bài giảng Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống - Cánh diều

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Bài 5: Khái niệm văn minh

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

1. Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Vai trò của tri thức lịch sử:

+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:

+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Truyền thuyết Con Rồng – cháu Tiên giải thích nguồn gốc của người Việt cổ

+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

2. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

2.1. Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời

- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.

- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.

- Cùng với việc tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

2.2. Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử

- Thu thập sử liệu:

+ Là quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng hoch tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Những thông tin này bao gồm các nguồn sử liệu sơ cấp, thứ các; các loại hình sử liệu lời nói – truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn…

+ Có thể thực hiện bằng phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, khảo sát, quan sát, điền dã…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Thu thập sử liệu thông qua phương pháp phỏng vấn nhân chứng lịch sử

- Xử lí thông tin và sử liệu:

+ Là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được

+ Nhằm xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đối với việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

- Quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu:

+ Bước 1: lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử

+ Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến những vấn đề nghiên cứu

+ Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá

+ Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh…

2.3. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

- Thông qua tri thức lịch sử, con người có thể giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.

- Những vấn đề thời sự và thực tiễn của hiện tại đều ít nhiều xuất phát những gì đã diễn ra trong quá khứ và là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.

- Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn để đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Băng tan ở Bắc Cực do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu

=> Như vậy: Tri thức lịch sử có giá trị lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội, có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Đánh giá

0

0 đánh giá