Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 2 từ đó học tốt môn Sử 10.
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
1. Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
Câu hỏi trang 14 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 2.1, Hình 2.2 hãy:
- Cho biết vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, theo em cần phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2.1 và nội dung trang 12 SGK
Trả lời:
- Vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống:
+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội
+ Góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng
+ Là cơ sở đề các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững
- Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống:
+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc cá nhân, cộng đồng trong mọi thời đại
+ Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu chính mình và thế giới
+ Nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng và chung sống trong thế giới đa dạng
+ Đúc kết và vận dụng thành công bài học trong quá khứ, tránh những sai lầm lặp lại.
+ Dự báo về thời cơ và nguy cơ trong tương lai hoặc thấy được chiều hướng vận đồng, phát triển của hiện đại
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, để giữ gìn bản sắc văn hóa, cần:
+ Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác.
+ Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
+ Tiếp thu có chọn lọc văn hóa của bên ngoài.
+ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cần gắn với giữ gìn không gian văn hóa - nơi duy trì đời sống của cộng đồng dân tộc.
2. Hoc tập và khám phá lịch sử suốt đời
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và đọc nội dung trang 15 SGK
Trả lời:
Phải học tập lịch sử suốt đời vì:
- Tri thức lịch sử rộng lớn và đa dạng. Muốn hiểu lịch sử đúng đắn cần một quá trình lâu dài
- Tri thức lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng. Những nhận thức về lịch sử hôm nay có thể ngày mai sẽ thay đổi. Vì vậy con người cần cập nhật để nhận thức đúng đắn hơn.
- Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, hoàn thiện và phát triển bản thân.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung SGK trang 16
Trả lời:
Cách thức sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử:
- B1: Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- B2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- B3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá.
- B4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh,…
Luyện tập và vận dụng (trang 17)
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục I trang 9 SGK
Trả lời:
Nội dung |
Cá nhân |
Xã hội |
Vai trò |
- Trang bị những hiểu biết quá khứ - Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng |
- Trang bị những hiểu biết quá khứ - Cơ sở để cá cộng đồng cùng chung sống và phát triển |
Ý nghĩa |
- Nhận thức về cội nguồn, bản sắc của cá nhân và cộng đồng - Đúc kết, vận dụng thành công hoặc tránh lặp lại sai lầm từ quá khứ |
- Tồn tại, giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng - Chung sống trong thế giới đa dạng - Thấy và hiểu chiều hướng vận động, phát triển của hiện đại |
Phương pháp giải:
B1: Tìm kiếm thông tin qua sách báo internet
B2: Câu chuyện Hội nghị Diên Hồng, chi viện trận Điện Biên Phủ 1954,...
Trả lời:
Cuối năm 1284, Tại hội nghị Diên Hồng, các vị bô lão được nghe thông báo những tin tức về việc quân giặc đã áp sát biên giới phía Bắc nước ta. Quyết sách được định đoạt tại hội nghị này là sự lựa chọn một trong hai giải pháp là “đánh” hay “không đánh” (nói cách khác là để trả lời câu hỏi nên “hòa” hay “chiến”) một khi quân giặc kéo sang xâm lăng bờ cõi nước ta. Nếu chấp nhận hòa với quân giặc nghĩa là mất tất cả còn như nếu toàn dân đồng lòng liều chết để đánh thì có thể giữ được tất cả. Vậy, Đại Việt nên hòa hay nên đánh? Được nhà vua hỏi kế đánh giặc, các bô lão muôn người cùng hô một tiếng “Đánh!” Và tiếng hô quyết đánh đã rung chuyển cả điện Diên Hồng. Câu hỏi của những người đứng đầu Nhà nước Đại Việt đặt ra cho các bô lão, tầng lớp được tôn trọng nhất trong xã hội nước ta thuở đó, chính là sự củng cố sức mạnh đoàn kết của toàn dân trước thử thách mới của lịch sử
Phương pháp giải:
B1: Liên hệ thực tế.
B2: Vận dụng kiến thức vào việc bảo vệ di tích lịch sử
Kiến thức lịch sử mà em đã từng dùng để giải quyết tình huống gặp phải trong cuộc sống đó là:
Em quê ở làng Viên Châu- Cổ Đô- Ba Vì- Tp Hà Nội. Đình làng em được xây dựng vào thế kỉ XVII, và đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Các bạn nam cùng trang lứa hay chơi đá bóng ở sân đình, đôi khi đá lên mái đình, hồ, mắc các đồ vậy lên cảnh quan xung quanh gây mất thẩm mỹ, thậm chí gây hư hại di tích. Vì vậy em đã giải thích giá trị lịch sử của ngôi Đình làng và rủ các bạn ra bãi trống ở sông Hồng để đá bóng, tránh làm hư hại di tích.
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
1. Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
- Vai trò của tri thức lịch sử:
+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững
- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:
+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.
Truyền thuyết Con Rồng – cháu Tiên giải thích nguồn gốc của người Việt cổ
+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
2. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
2.1. Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời
- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.
- Cùng với việc tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.
2.2. Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử
- Thu thập sử liệu:
+ Là quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng hoch tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Những thông tin này bao gồm các nguồn sử liệu sơ cấp, thứ các; các loại hình sử liệu lời nói – truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn…
+ Có thể thực hiện bằng phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, khảo sát, quan sát, điền dã…
Thu thập sử liệu thông qua phương pháp phỏng vấn nhân chứng lịch sử
- Xử lí thông tin và sử liệu:
+ Là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được
+ Nhằm xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đối với việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.
- Quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu:
+ Bước 1: lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử
+ Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến những vấn đề nghiên cứu
+ Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá
+ Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh…
2.3. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
- Thông qua tri thức lịch sử, con người có thể giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.
- Những vấn đề thời sự và thực tiễn của hiện tại đều ít nhiều xuất phát những gì đã diễn ra trong quá khứ và là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.
- Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn để đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ.
Băng tan ở Bắc Cực do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu
=> Như vậy: Tri thức lịch sử có giá trị lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội, có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Bài giảng Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống - Cánh diều
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác