Với giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
A. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin.
B. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế.
C. Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cậy.
D. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
A. Là cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
B. Định hướng cho việc xây dựng lại di sản.
C. Là nền tảng quyết định cho việc quản lí di sản ở các cấp.
D. Là cơ sở cho việc đào tạo hướng dẫn viên.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 3 trang 12 SBT Lịch sử 10: Giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc
A. kiểm kê định kì.
B. bảo tồn.
C. xây dựng, khai thác,
D. trùng tu, làm mới.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 4 trang 12 SBT Lịch sử 10: Sử học đóng vai trò gì đối với ngành Công nghiệp văn hoá?
A. Cung cấp kiến thức chuyên ngành, quản lý và khai thác hoạt động, định hướng chiến lược phát triển của ngành.
B. Là lĩnh vực trọng tâm, phục vụ công tác quản lí; quyết định chiến lược phát triển của ngành.
C. Cung cấp những tri thức liên quan đến ngành; hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng, nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững
D. Là lĩnh vực định hướng hoạt động, có ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển của ngành.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
A. Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch.
B. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.
C. Những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống.
D. Sự đổi mới, xây dựng lại các công trình di sản.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 6 trang 13 SBT Lịch sử 10: Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần
A. định hướng sự phát triển của Sử học trong tương lai.
B. Xác định chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử.
C. cung cấp bài học kinh nghiệm cho các nhà sử học.
D. quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng ra bên ngoài.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
A. Có sức hấp dẫn của các yếu tố về lịch sử, văn hoá, cảnh quan.
B. Có dân số đông, thuận lợi cho hoạt động kinh tế và du lịch.
C. Có cảnh quan hiện đại, đặc sắc.
D. Có nhiều địa điểm giải trí.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Yếu tố hàng đầu của …....(1) chính là sức hấp dẫn của …….....(2), bao gồm các yếu tố về ………(3), văn hoá truyền thông, .............(4), tín ngưỡng, ……….(5), giải trí, sản phẩm thủ công mĩ nghệ,...
Trả lời:
A., B., C, , D., E, x.
Yếu tố hàng đầu của (1) sản phẩm du lịch chính là sức hấp dẫn của (2) địa danh bao gồm các yếu tố về (3) địa danh, văn hoá truyền thông, (4) tôn giáo, tín ngưỡng, (5) ẩm thực, giải trí, sản phẩm thủ công mĩ nghệ,...
Trả lời:
- Thông qua hoạt động tham quan, tìm hiểu của khách du lịch trong và ngoài nước, những nét đặc sắc, nổi bật về lịch sử, văn hoá cộng đồng sẽ được nhiều người biết đến qua những cách thức khác nhau. Đặc biệt là thông qua việc giới thiệu của du khách, qua báo chí, mạng xã hội,...
Trả lời:
(*) Tham khảo:
- Lựa chọn nhân vật: vua Quang Trung
- Lựa chọn sự kiện: kháng chiến chống quân Mãn Thanh xâm lược
- Lý do: muốn tái hiện lại lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm hào hùng cyar dân tộc Việt Nam và tài năng quân sự kiệt xuất của vua Quang Trung.
Câu 11 trang 13 SBT Lịch sử 10: Quan sát hình 4 và cho biết:
- Đây là công trình nào? Ở đâu?
- Tìm kiếm thông tin để giới thiệu về công trình theo các gợi ý sau: thời gian xây dựng, quy mô, cấu trúc, chức năng, giá trị,...
Trả lời:
- Hình 4 là cổng Ngọ Môn tại Hoàng thành Huế.
- Giới thiệu sơ lược về Ngọ Môn:
+ Cổng Ngọ Môn được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng, là cổng lớn nhất trong bốn công của Hoàng thành Huế.
+ Cổng Ngọ Môn gồm hai phần chính: nền đài ở bên dưới và lầu Ngũ Phụng ở bên trên.
+ Ngọ Môn thường được mở trong những dịp đặc biệt như khi vua ra vào Hoàng thành, đón tiếp sứ thần ngoại quốc,... Khu vực lễ đài và quảng trường trước cổng là nơi diễn ra các buổi lễ lớn của triều đình.
+ Cổng Ngọ Môn là công trình tiêu biểu cho kiến trúc cung đình ở Việt Nam, đồng thời là một trong những biểu tượng nổi bật nhất của Cố đô Huế.
Bài giảng Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Cánh diều
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Bài 6: Một số nền văn minh phương Đông
Bài 7: Một số nền văn minh phương Tây
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại
1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
- Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tạo. Sử học và di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết:
+ Thứ nhất, các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử. Việc bảo tồn di sản theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.
Khu di tích Thành nhà Hồ (Thanh Hóa,Việt Nam) có giá trị lớn về mặt lịch sử
+ Thứ hai, Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản đối với cộng đồng
+ Thứ ba, Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy (về đặc điểm, loại hinh, cấu trúc, địa bàn dân cư, tác động - ảnh hưởng,...) liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
+ Thứ tư, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, giáo dục thể hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu.
+ Thứ năm, sử học xác định giá trị của các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả. Ngược lại, công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.
2. Sử học với sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa
- Sử học có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa.
- Vai trò của sử học đối với ngành công nghiệp văn hóa:
+ Cung cấp những tri thức liên quan đến ngành (về quá trình hình thành, phát triển và biến đổi; về vị trí, vai trò của ngành trong đời sống xã hội, )
+ Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành Công nghiệp văn hoá (đề tài phim ảnh, các loại hình giải trí thời trang... gắn với quảng bá di sản văn hoá).
Bộ phim Đường lên Điện Biên lấy cảm hứng từ lịch sử
+ Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững (kết hợp giữa bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá với phát triển kinh tế, xã hội).
- Tác động của ngành công nghiệp văn hóa đối với sử học:
+ Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử (về quá trình ra đời thực trạng triển vọng, vị trí và đóng góp của ngành đối với xã hội,...).
+ Thúc đẩy sử học phát triển (quảng bá các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống,... của các cộng đồng, cũng như tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại).
+ Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng (thông qua ngành để giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá,…)
3. Lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch
- Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch.
+ Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch, đem lại những nguồn lực lớn
Cố đô Huế là địa điểm tham quan thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
+ Cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để hỗ trợ quả bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững
+ Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch, xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch
- Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa:
+ Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa
+ Cung cấp thông tin của ngành để sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững
+ Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài; kết nối và nâng cao vị thế của các ngành du lịch, sử học
- Ý nghĩa từ sự phát triển du lịch:
+ Tạo ra việc làm cho người lao động
+ Mang lại nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội
+ Thúc đẩy hội nhập và giao lưu quốc tế
+ Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài…
Hướng dẫn viên giới thiệu cho khách tham quan tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám