Với giải sách bài tập Toán 8 Bài 26: Giải bài toán bằng cách lập phương trình sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Toán lớp 8 Bài 26: Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Lời giải:
Gọi số giờ tăng thêm để nhiệt độ là 26 °C là x (giờ) (x > 0).
Nhiệt độ tăng thêm sau x giờ là: 1,5x (°C).
Nhiệt độ sau khi tăng thêm x giờ là: 18 + 1,5x (°C).
Theo đề bài, ta có:
18 + 1,5x = 26
1,5x = 8
x = (thỏa mãn)
Vậy sau giờ = 5 giờ 20 phút thì nhiệt độ sẽ là 26 °C.
Lời giải:
Gọi năng suất lao động của tổ thứ nhất là x chiếc áo/ngày (x ∈ ℕ*, x > 8).
Vì năng suất lao động của tổ thứ nhất hơn tổ thứ hai là 8 chiếc áo/ngày nên năng suất lao động của tổ thứ hai là (x – 8) chiếc áo/ngày.
Nếu tổ thứ nhất may trong 5 ngày, tổ thứ hai may trong 7 ngày thì cả hai tổ may được 1000 chiếc áo nên ta có:
5x + 7(x – 8) = 1 000
5x + 7x – 56 = 1 000
12x – 56 = 1 000
12x = 1 056
x = 88 (Thỏa mãn)
Vậy năng suất lao động của tổ thứ nhất là 88 chiếc áo/ngày, năng suất lao động của tổ thứ hai là 88 – 8 = 80 chiếc áo/ngày.
Lời giải:
Gọi số mililít nước cam nguyên chất ít nhất cần thêm vào 900 ml để đảm bảo yêu cầu là x (ml) (x > 0).
Trong 900 ml soda cam ban đầu có số mililít nước cam nguyên chất là:
900 . 5% = 45 (ml).
Để đảm bảo yêu cầu thì ta cần số mililít nước cam nguyên chất trong 900 ml là:
45 + x (ml).
Khi đó, số mililít nước uống là 900 + x (ml).
Do một nước uống được gọi là “có hương vị tự nhiên” phải chứa ít nhất 10% nước trái cây nên ta có:
hay .Khi đó 45 + x = 90 + 0,1x, suy ra x = 50 (Thỏa mãn).
Do đó, cần thêm ít nhất 50 ml nước cam nguyên chất để đảm bảo yêu cầu.
Lời giải:
Gọi chiều rộng của hình chữ nhật là x (cm) (x > 0).
Vì chiều rộng ngắn hơn chiều dài 8 cm nên ta có chiều dài của hình chữ nhật là x + 8 (cm).
Chu vi của hình chữ nhật là: [x + (x + 8)].2 = (2x + 8).2 = 4x + 16 (cm).
Theo đề bài ta có:
4x + 16 = 40
4x = 24
x = 6 (Thỏa mãn)
Vậy chiều rộng của hình chữ nhật là 6 cm, chiều dài của hình chữ nhật là 6 + 8 = 14 cm.
Bài tập 7.13 trang 22 SBT Toán 8 Tập 2: Tìm ba số chẵn liên tiếp có tổng bằng 54
Lời giải:
Gọi số chẵn bé nhất trong ba số chẵn cần tìm là x (x ∈ ℕ).
Các số chẵn tiếp theo là x + 2 và x + 4.
Do ba số chẵn có tổng bằng 54 nên ta có:
x + x + 2 + x + 4 = 54
3x + 6 = 54
3x = 48
x = 16 (Thỏa mãn)
Vậy ba số chẵn liên tiếp thỏa mãn yêu cầu đề bài là 16, 18, 20.
Lời giải:
Gọi số km di chuyển cần tìm là x (km) (x > 0).
3 triệu đồng = 3 000 nghìn đồng
2,5 triệu đồng = 2 500 nghìn đồng
Trong một ngày, chi phí thuê xe di chuyển x km của công ty A là:
3 000 + 15x (nghìn đồng)
Trong một ngày, chi phí thuê xe di chuyển x km của công ty B là:
2 500 + 20x (nghìn đồng)
Để chi phí thuê xe của 2 công ty bằng nhau thì:
3 000 + 15x = 2 500 + 20x
5x = 500
x = 100 (Thỏa mãn)
Lời giải:
Gọi số ngày để số vỏ lon mà hai khối lớp thu được sẽ bằng nhau là x (ngày) (x ∈ ℕ*)
Sau x ngày, các học sinh khối 7 thu nhặt được thêm số vỏ lon là: 115x (vỏ lon). Do đó, tổng số vỏ lon học sinh khối 7 thu nhặt được là: 345 + 115x (vỏ lon).
Sau x ngày, các học sinh khối 8 thu nhặt được thêm số vỏ lon là: 130x (vỏ lon). Do đó, tổng số vỏ lon học sinh khối 8 thu nhặt được là: 255 + 130x (vỏ lon).
Để số vỏ lon mà hai khối lớp thu nhặt được bằng nhau thì:
345 + 115x = 255 + 130x
345 – 255 = 130x – 115x
90 = 15x
x = 6 (Thỏa mãn)
Vậy nếu cả hai khối lớp này tiếp tục thu nhặt được số vỏ lon đúng như dự định thì sau 6 ngày, kể từ thời điểm hiện tại, số vỏ lon mà hai khối lớp thu được sẽ bằng nhau.
Lời giải:
Gọi khoảng cách giữa hai bến A và B là x (km) (x > 0).
Vận tốc của tàu thủy khi xuôi dòng là: (km/h).
Vận tốc của tàu thủy khi ngược dòng là: (km/h).
Ta có:
Vận tốc của tàu thủy khi xuôi dòng = Vận tốc dòng nước + Vận tốc riêng của tàu thủy.
Vận tốc của tàu thủy khi ngược dòng = Vận tốc riêng của tàu thủy – Vận tốc dòng nước.
Vì vận tốc của dòng nước là 2 km/h và vận tốc riêng của tàu thủy là không đổi nên ta có:
5x – 20 = 4x + 20
x = 40 (Thỏa mãn)
Vậy khoảng cách giữa hai bến A và B là 40 km.
Xem thêm giải sách bài tập Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 25: Phương trình bậc nhất một ẩn
Bài 26: Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài 27: Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số
Bài 28: Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất
Bài 29: Hệ số góc của đường thẳng
Lý thuyết Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình:
Bước 1. Lập phương trình:
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số;
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết;
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải phương trình.
Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.