Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 26: Giải bài toán bằng cách lập phương trình chi tiết sách Toán 8 Tập 2 Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 26: Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Lời giải:
Sau khi học bài này, ta giải quyết được bài toán trên như sau:
Gọi x (giờ) (x > 0) là thời gian di chuyển của ô tô đến khi đuổi kịp xe máy.
Quãng đường đi được của ô tô lúc này là: 60x (km).
Khi đó, thời gian di chuyển của xe máy là x + 1 (giờ).
Quãng đường đi được của xe máy là 40(x + 1) (km).
Ta có: 40(x + 1) = 60x
40x + 40 = 60x
20x = 40
x = 2.
Vậy hai xe gặp nhau lúc 6 + 2 + 1 = 9 giờ.
Lời giải:
Quãng đường = (vận tốc).(thời gian) nên quãng đường ô tô đi được là: 60x (km).
Lời giải:
Thời gian di chuyển của xe máy là: x + 1 (giờ).
Quãng đường đi được của xe máy là: 40(x + 1) (km).
Lời giải:
Theo đề bài ta có:
40(x + 1) = 60x
40x + 40 = 60x
60x – 40x = 40
20x = 40
x = 2
Vì ô tô xuất phát sau xe máy 1 giờ nên 7 giờ ô tô mới bắt đầu đi và thời gian đi mất 2 giờ nên hai xe gặp nhau lúc 9 giờ.
Lời giải:
Gọi giá ban đầu của mặt hàng đó nếu không khuyến mại là x (nghìn đồng) (x > 0).
Giá sản phẩm khi được giảm 20% là: x – 20%x =
Vì giá sản phẩm sau khi đã giảm thêm 5% trên giá đã giảm là 380 nghìn đồng, ta có phương trình:
x = 500
Vậy giá sản phẩm ban đầu là 500 nghìn đồng.
Tranh luận trang 35 Toán 8 Tập 2: Xét bài toán sau:
“Một xe máy khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng với vận tốc 40 km/h. Sau đó 20 phút, trên cùng tuyến đường đó, một ô tô xuất phát từ Hải Phòng đi Hà Nội với vận tốc 60 km/h. Biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài khoảng 120 km. Hỏi sau bao lâu, kể từ khi xe máy khởi hành thì hai xe gặp nhau?”
Để giải bài toán này, hai bạn Vuông và Tròn chọn ẩn như sau:
Tròn: Mình chọn ẩn x (giờ) là thời gian từ lúc xe máy khởi hành đến lúc hai xe gặp nhau.
Vuông: Mình chọn ẩn x (km) là quãng đường từ Hà Nội đến điểm gặp nhau của hai xe.
Pi: Hãy viết phương trình nhận được theo mỗi cách chọn ẩn này!
Theo em, trong hai cách chọn ẩn của Vuông và Tròn, cách nào sẽ cho lời giải ngắn gọn hơn?
Lời giải:
* Giải theo cách chọn ẩn của Tròn:
Gọi thời gian từ lúc xe máy khởi hành đến lúc hai xe gặp nhau là x (giờ) (x > 0).
Đổi 20 phút = (giờ)
Thời gian ô tô xuất phát từ Hải Phòng đi Hà Nội đến lúc hai xe gặp nhau là (giờ)
Vì xe máy đi với vận tốc 40 km/h, ô tô đi với vận tốc 60 km/h, quãng đường Hà Nội đến Hải Phòng là 120 km nên ta có phương trình:
40x + 60. = 120
40x + 60x – 20 = 120
100x = 140
Đổi giờ = 1 giờ 24 phút.
Vậy sau 1 giờ 24 phút, kể từ lúc xe máy khởi hành thì hai xe gặp nhau.
* Giải theo cách chọn ẩn của Vuông:
Gọi quãng đường từ Hà Nội đến điểm gặp nhau của hai xe là x (km).
Quãng đường từ Hải Phòng đến điểm hai xe gặp nhau là 120 – x (km).
Thời gian xe máy đi từ Hà Nội đến điểm hai xe gặp nhau là (giờ).
Thời gian ô tô đi từ Hải Phòng đến điểm hai xe gặp nhau là (giờ).
Đổi 20 phút = (giờ)
Vì ô tô đi sau xe máy 20 phút nên ta có phương trình:
3x = 240 – 2x + 40
3x + 2x = 280
5x = 280
x = 56
Thời gian xe máy đi từ Hà Nội đến điểm hai xe gặp nhau là (giờ).
Đổi giờ = 1 giờ 24 phút.
Sau 1 giờ 24 phút , kể từ lúc xe máy khời hành thì hai xe gặp nhau.
Vậy giải theo cách chon ẩn của bạn Tròn thì cách giải sẽ ngắn gọn hơn.
Bài tập
Lời giải:
Gọi x (triệu đồng) là lương hàng tháng của chị Linh (0 < x < 290).
Khi đó, thưởng Tết của chị Linh là 2,5x (triệu đồng).
Lương 12 tháng của chị Linh là 12x (triệu đồng).
Theo đề bài ta có phương trình: 12x + 2,5x = 290
14,5x = 290
x = 20 (thỏa mãn).
Vậy lương hàng tháng của chị Linh là 20 triệu đồng.
Lời giải:
Gọi số tiền bác Hưng dùng để mua trái phiếu doanh nghiệp là x (triệu đồng).
Điều kiện: 0 ≤ x ≤ 300.
Khi đó số tiền bác Hưng dùng để gửi tiết kiệm ngân hàng là 300 – x (triệu đồng).
Số tiền lãi bác Hưng thu được từ mua trái phiếu doanh nghiệp là 0,08x (triệu đồng) và số tiền lãi thu được từ gửi tiết kiệm ngân hàng là 0,06(300 – x) (triệu đồng).
Theo đề bài ta có phương trình: 0,08x + 0,06(300 – x) = 22
0,08x + 18 – 0,06x = 22
0,02x = 4
x = 200 (thỏa mãn)
Vậy bác Hưng dùng 200 triệu để mua trái phiếu và dùng 100 triệu để gửi tiết kiệm ngân hàng.
Lời giải:
Gọi x (triệu đồng) là giá niêm yết của mỗi chiếc ti vi loại A. Điều kiện 0 < x < 36,8.
Khi đó, giá niêm yết của mỗi chiếc tủ lạnh loại B là 36,8 – x (triệu đồng).
Vì ti vi loại A được giảm 30% nên giá bán của mỗi chiếc ti vi loại A sau khi giảm giá là 0,7x (triệu đồng).
Tương tự, vì tủ lạnh loại B được giảm giá 25% nên giá bán của mỗi chiếc tủ lạnh loại B sau khi giảm giá là 0,75(36,8 – x) (triệu đồng).
Theo đề bài ta có phương trình: 0,7x + 0,75(36,8 – x) = 26,805
0,7x + 27,6 – 0,75x = 26,805
–0,05x = 26,805 – 27,6
x = 15,9 (thỏa mãn)
Vậy giá niêm yết của mỗi chiếc ti vi loại A là 15,9 triệu đồng, giá niêm yết của mỗi chiếc tủ lạnh loại B là 36,8 – 15,9 = 20,9 triệu đồng.
Lời giải:
Gọi thời gian di chuyển của Nam là x (giờ) (x > 0).
Khi đó, quãng đường Nam đi được là 12x (km).
Nam rời nhà lúc 14 giờ và Hùng đến nhà Nam lúc 14 giờ 10 phút nên Hùng di chuyển để đuổi kịp Nam sau Nam 10 phút, tức là giờ.
Thời gian di chuyển của Hùng là (giờ).
Quãng đường Hùng đi được là (km).
Theo đề bài, ta có phương trình:
12x =
18x – 12x = 3
6x = 3
x = (thỏa mãn).
Ta có giờ = 30 phút.
Vậy Hùng đuổi kịp Nam lúc 14 giờ 30 phút.
|
Cước thuê bao hàng tháng (đồng) |
Giá cước mỗi phút gọi (đồng) |
Công ty A |
32 000 |
900 |
Công ty B |
38 000 |
700 |
a) Gọi x là số phút gọi trong tháng. Hãy biểu thị theo x, số tiền phải trả trong tháng (tính theo nghìn đồng) khi sử dụng mỗi gói cước nói trên.
b) Hỏi với bao nhiêu phút gọi thì số tiền phải trả trong tháng khi sử dụng dịch vụ của hai công ty viễn thông này là như nhau?
Lời giải:
a) Ta có 900 đồng = 0,9 nghìn đồng; 700 đồng = 0,7 nghìn đồng.
Số tiền phải trả trong tháng khi sử dụng gói cước của công ty A là
32 + 0,9x (nghìn đồng).
Số tiền phải trả trong tháng khi sử dụng gói cước của công ty B là
38 + 0,7x (nghìn đồng).
b) Theo đề bài, ta có phương trình: 32 + 0,9x = 38 + 0,7x
0,2x = 6
x = 30.
Vậy với 30 phút gọi thì số tiền phải trả trong tháng khi sử dụng dịch vụ của hai công ty viễn thông này là như nhau.
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 25: Phương trình bậc nhất một ẩn
Bài 26: Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài 27: Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số
Bài 28: Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất
Lý thuyết Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình:
Bước 1. Lập phương trình:
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số;
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết;
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải phương trình.
Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.