Với giải sách bài tập Toán 8 Bài 29: Hệ số góc của đường thẳng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Toán lớp 8 Bài 29: Hệ số góc của đường thẳng
Lời giải:
Gọi hàm số bậc nhất là y = ax + b (a ≠ 0).
Đồ thị hàm số có hệ số góc là –3 nên a = –3.
Vì đồ thị hàm số đi qua điểm (1; 2) nên ta có:
2 = a . 1 + b
2 = –3 . 1 + b
2 = –3 + b
b = 5
Vậy hàm số bậc nhất cần tìm là y = –3x + 5.
Lời giải:
Gọi hàm số bậc nhất cần tìm là y = ax + b (a ≠ 0).
Hệ số góc của đồ thị hàm số là 2 nên a = 2.
Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng –3 tức là đi qua điểm (–3; 0). Do đó, ta có:
0 = 2 . (–3) + b
0 = –6 + b
b = 6
Vậy đồ thị hàm số cần tìm là y = 2x + 6.
a) y = 2x + 1;
b) y = –3x + 1;
c) y = –3x + 2;
d) y = 2x + 2.
Lời giải:
- Ta có 2 ≠ –3 nên
+ hai đường thẳng y = 2x + 1 và y = –3x + 1 cắt nhau,
+ hai đường thẳng y = 2x + 1 và y = –3x + 2 cắt nhau,
+ hai đường thẳng y = 2x + 2 và y = –3x + 1 cắt nhau,
+ hai đường thẳng y = 2x + 2 và y = –3x + 2 cắt nhau.
- Ta có –3 = –3 và 1 ≠ 2 nên hai đường thẳng y = –3x + 1 và y = –3x + 2 song song với nhau.
- Ta có 2 = 2 và 1 ≠ 2 nên hai đường thẳng y = 2x + 1 và y = 2x + 2 song song với nhau.
a) Hai đường thẳng song song;
b) Hai đường thẳng cắt nhau.
Lời giải:
a)
Để đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng song song thì:
2 = 2m + 1 và 3m ≠ –5
2m = 1 và m ≠
m = và m ≠
Vậy m =.
b) Để đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng cắt nhau thì 2 ≠ 2m + 1 hay 2m ≠ 1, tức là m ≠.
Lời giải:
Do hàm số bậc nhất cần tìm có đồ thị là đường thẳng song song với đường thẳng y = –2x + 1 nên nó có dạng y = –2x + b với b ≠ 1.
Vì đồ thị hàm số đi qua điểm (–1; 4) nên ta có:
4 = –2 . (–1) + b
4 = 2 + b
b = 2 (thỏa mãn)
Vậy hàm số cần tìm là y = – 2x + 2.
Lời giải:
Để đường thẳng y = (2m – 4)x + 3 (m ≠ 2) vuông góc với đường thẳng y = + 1 thì:
2m – 4 = 2
2m = 6
m = 3 (thỏa mãn).
Vậy m = 3.
Bài tập 7.39 trang 34 SBT Toán 8 Tập 2: Trên cùng mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai đường thẳng:
(dm): y = (1 – m)x + 2 và (d'm): y = (m + 1)x – 3.
Tùy theo giá trị của m, xét vị trí tương đối của hai đường thẳng đã cho.
Lời giải:
TH1: 1 – m = m + 1 hay m = 0 thì:
(dm): y = x + 2
(d'm): y = x – 3
Do đó, (dm) và (d'm) là hai đường thẳng song song với nhau.
TH2: 1 – m ≠ m + 1 hay m ≠ 0 thì hai đường thẳng cắt nhau do hệ số góc khác nhau.
a) Tính hệ số góc của đường thẳng này.
b) Đại lượng y có tỉ lệ thuận với đại lượng x không ?
Nếu có thì hệ số tỉ lệ bằng bao nhiêu?
c) Đại lượng x có tỉ lệ thuận với đại lượng y không ?
Nếu có thì hệ số tỉ lệ bằng bao nhiêu?
Lời giải:
a) Từ đồ thị, ta thấy đường thẳng đi qua gốc tọa độ (và không trùng với hai trục tọa độ) nên nó là một đồ thị của một hàm số bậc nhất có dạng y = ax (a ≠ 0).
Đồ thị hàm số đi qua điểm (50; 127) nên ta có:
127 = a . 50, suy ra a == 2,54.
Do đó, hệ số góc của đường thẳng là a = 2,54.
b) Với a = 2,54, ta có y = 2,54x nên đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x và hệ số tỉ lệ là 2,54.
c) Do y = 2,54x nên do đó đại lượng x cũng tỉ lệ thuận với đại lượng y và hệ số tỉ lệ là .
Xem thêm giải sách bài tập Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 30: Kết quả có thể và kết quả thuận lợi
Bài 31: Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số
Lý thuyết Hệ số góc của đường thẳng
1. Hệ số góc của đường thẳng
Góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a0) và trục Ox.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng y = ax + b (a0). Gọi A là giao điểm của đường thẳng y = ax + b và trục Ox, T là một điểm thuộc đường thẳng y = ax + b và có tung độ dương.
Góc tạo bởi hai tia Ax và AT gọi là góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox (hoặc nói đường thẳng y = ax + b tạo với trục Ox một góc )
Hệ số góc: Ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a0).
Ví dụ: Đường thẳng y = 3x – 1 có hệ số góc là 3;
y = 2 – x có hệ số góc là -1.
2. Nhận biết hai đường thẳng song song
Hai đường thẳng y = ax + b (a0) và y = a’x + b’ (a’0) song song với nhau khi a = a’; b b’ và ngược lại.
Hai đường thẳng y = ax + b (a0) và y = a’x + b’ (a’0) trùng nhau khi a = a’; b = b’ và ngược lại.
Hai đường thẳng y = ax + b (a0) và y = a’x + b’ (a’0) cắt nhau khi a a’ và ngược lại.
Ví dụ: Đường thẳng y = -x + 1 và đường thẳng y = -x song song với nhau.
Đường thẳng y = -x + 1 và đường thẳng y = 2x + 1 cắt nhau.